PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.8 Tình hình quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam và huyện Trực Ninh
1.8.1 Tình hình quản lý, thu gom và xử lý CTRSHtại Việt Nam 1.8.1.1 Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Theo số liệu điều tra năm 2007 của tổng cục môi trường, CTRSH trong cả nước phát sinh khoảng 17 triệu tấn, trong đó CTRSH tại đô thị khoảng 6,5 triệu tấn (năm 2008 là 7,8 triệu tấn theo báo cáo của bộ xây dựng). Ngoại trừ một số ít địa phương như Thừa Thiên Huế, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đang thí điểm phân loại CTRSH tại nguồn theo dự án 3R, còn lại hầu hết chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn là một mớ tổng hợp các chất hữu cơ từ các gia đình cho tới nơi xử lý.
Điều đáng lo ngại là cho tới thời điểm này, việc xử lý CTRSH vẫn chưa đi theo hướng tái chế như mong muốn. Khoảng 70%CTRSHđô thị được thu gom và khoảng 80% trong số đó được xử lý theo cách chôn lấp. Còn CTRSH nông thôn thì hầu như đang được đổ bừa bãi ởven làng, ao hồ, bãi sông hoặc tự đốt. Hội xây dựng Việt Nam cảnh báo, trong số 91 bãi rác lớn trên cả nước chỉ có 17 bãi rác hợp vệ sinh, chiếm khoảng 15%.
Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ, thành phố Phủ Lý, Hưng Yên.
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng và các chợ là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y tế.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 – 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếutập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2: Lượng CTRSH phát sinhở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 Loại đô
thị
Lượng CTRSH bình quân đầu người/ngày (kg)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh Ngày
(tấn)
Năm (tấn)
Tỷ lệ (%)
Đặc biệt 0,84 8.000 2.920.000 45,24
Loại I 0,96 1.885 688.025 10,66
Loại II 0,72 3.433 1.253.045 19,42
Loại III 0,73 3.738 1.364.370 21,14
Loại IV 0,65 626 228.490 3,54
Nguồn: Cục bảo vệ môi trường, 2008
Tính theo vùng địa lý thì các đô thị vùng Đông Nam Bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%). Đô thị có lượng phát sinh CTRSH lớn nhất là TP.Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày), đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Cạn (12,3 tấn/ngày), Cao Bằng (20 tấn/ngày), TP.Đồng Hới (32 tấn/ngày).
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 3: LượngCTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007
Đơn vị hành chính
Lượng CTRSHđô thị bình quânđầu người/ngày (kg)
Lượng CTRSH đô thị phát sinh Năm
(tấn)
Tỷ lệ (%)
ĐB. sông Hồng 0,81 1.622.060 25,12
Đông Bắc 0,76 424.860 6,58
Tây Bắc 0,75 69.395 1,07
Bắc Trung Bộ 0,66 275.575 4,27
Nam Trung Bộ 0,85 598.600 9,27
Tây Nguyên 0,59 237.250 3,68
Đông Nam Bộ 0,79 2.450.245 37,94
ĐB sông Cửu Long 0,61 779.640 12,07
Tổng 0,73 6.457.580 100,00
Nguồn:Cục bảo vệ môi trường, 2008 Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96 kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quânđầu người là tương đương nhau (0,72 – 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người khoảng 0,65 kg/người/ngày.
Theo số liệu của bộ Xây Dựng,tính đến năm 2009 tổng lượng CTRSH đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày. Dự báo của bộ Xây Dựng và bộ TN và MT cho biết, đến năm 2015 khối lượng CTRSH phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37.000 tấn/ngày và năm 2020 là 59.000 tấn/ngày cao gấp 2 – 3 lần hiện nay. Như vậy, lượng CTRSH đô thị gia tăng nhanh chóng và các công nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng yêu cầu do điều kiện Việt Nam mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc xác định địa điểm, bãi chôn lấp khó khăn, không đảm bảo môi trường và không tận dụng được nguồn tài nguyên từ chất thải rắn sinh hoạt.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của người dân ở mỗi địa phương. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45% –60% tổng lượng chất thải, tỷ lệ thành phần nilon, chất dẻo chiếm từ 6% -16%, độ ẩm trung bình của chấtthảirắntừ 46%- 52%.
1.8.1.2 Quản lý, thu gom và xử lý CTRSHtại Việt Nam
Quản lý CTRSH tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đang là thách thức lớn đối với các nhà quản lý. Tốc độ tăng CTR không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xất, dịch vụ tăng, mà còn vì mức sống của người dân ngày càng tăng lên. Tỷ lệ thu gom CTRSH ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%, lượngCTR công nghiệp được thu gom đạt từ 85%-90% và chấtthải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60%-70%.
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom chất thải rắn chủ yếu dựa vào kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội hóa hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thật sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng gópkinh phí cho dịchvụ thu gom chấtthảirắn.
Có thể nói, hiện nay trên địa bàn các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển CTR một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh, mà tùy theo yêu cầu bức xúc của các huyện, thị trấn và mỗi địa phương, hình thành một xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom CTRSH và một phần CTR công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu gom chấtthảirắnhàng ngày.
Theo nghiên cứu của công ty môi trường đô thị (URENCO) thì nhiều nước đang phát triển trên thế giớichi phí cho công tác quản lý CTR đô thị chiếm xấp xỉ 20% tổng chi ngân sách đô thị. Ở nước ta, các nhà chuyên môn đánh giá tổng chi cho quản lý CTR cũng chiếm khoảng 6,7% tổng chi phí ngân sách đô thị. Tuy nhiên vẫn có từ 5% - 7% lượng CTRSH hàng ngày chưa được thu gom, xử lý.
Hơn nữa, các biện pháp xử lýCTRSH hiện nay vẫn chủ yếu là chôn lấp.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý CTR đô thị thường do công ty môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên, đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham gia công việc này. Việc thu gom CTRSH và quét dọn đường phố thường làm vào ban đêm để tránhnắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông. URENCO cho biết, trung bình mỗi ngày công ty thu gom hơn 2000 tấn CTR. Trong đó, thành phần chất thải hữu cơnếu được phân loại tốt sẽ tận dụng được tới 40%.
Việc xử lý CTR cho đến nay chủ yếu là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm. Theo báo cáo của sở KHCN và MT các tỉnh, thành phố và theo kết quả quan trắc của 3 vùng, mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành phố có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó có 13 đô thị đãđược đầu tư xây dựng.
Theo số liệu của Bộ xây dựng, gần đây đã có một số công nghệ trong nước được nghiên cứu phát triển với nhiều ưu điểm nhưkhả năng phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là đã tái chế, tái sử dụng được phần lớn lượng chất thải, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường như công nghệ Seraphin, ANSINH –ASC và MBT – CD.08 với sản phẩm là phân hữu cơ, các sản phẩm nhựa tái chế và viên nhiên liệu, đã được triển khai áp dụng tại nhà máy xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An), nhà máy xử lý rác Tây Sơn (Hà Nội) bước đầu đã đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, các công nghệ trong nước đều do doanh nghiệp tư nhân tự nghiên cứu phát triển nên việc hoàn thiện công nghệ cũng nhưtriển khai ứng dụng trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn.
Giai đoạn 2009 – 2015 sẽ có 85% tổng lượngCTRSH đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó khoảng 60% được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phân hữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng lượng.
1.8.1.3 Tình hình quản lý, thu gom và xử lý CTRSHtạihuyện Trực Ninh Đi sâu vào tìm hiểu tình hình quản lý, thu gom và xử lý CTRSH tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Trên địa bàn toàn huyện hiện có tất cả 6 bãi chôn lấpxử lý CTR:
- Thị trấn Cổ Lễ
- Xã Trung Đông có 3 bãi chôn lấp xử lý - Thị trấn Cát thành
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Xã Phương Định
Tương ứng với 6 bãi chôn lấp đó là 6 hợp tác xã môi trường (HTXMT) trực tiếp quản lý, thu gom và xử lý CTRSHtại các thị trấn, các xãđó.
Ngoài ra, còn có một số bãi chôn lấp hiện nay đang được xây dựng là các bãi chôn lấp thuộc các xã sau:
- Xã Trực Phú - Xã Trực Nội - Xã Trực Thanh - Xã Trực Mỹ - Xã Trực Khang
Như vậy, số xã đã xây dựng bãi chôn lấp xử lý CTR mới chỉ chiếm 28,6%
trong tổng số xã trên toàn huyện. Các xã còn lại vẫn còn sử dụng hình thức đốt rác là chủ yếu.