PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2 Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thị trấn Cổ Lễ
2.2.2 Tình hình thu gom và xử lý CTRSH của các nguồn thải
2.2.2.2 Hình thức thu gom xử lý CTRSH của các nguồn thải
Kết quả điều tra về hình thức xử lý thu gom chất thải của các nguồn thải được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4: Hình thức thu gom xử lý CTRSHcủa các nguồn thải
Hình thức
Hộ gia đình (n=30)
Cơ quan công sở
(n=10)
Nhà hàng kinh doanh
(n=20)
Tổng (n=60) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
Thu gom–tự xử lý 6,67 0,00 5,00 5,00
Thu gom–sử dụng dịch vụ thu gom của HTXMT
66,67 80,00 50,00 63,33
Cả 2 phương pháp 26,66 20,00 45,00 31,67
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2012
Như vậy, trong tổng 60 cá nhân được điều tra thì cho thấy gia đình hoặc nơi làm việc của họ sử dụng dịch vụ thu gom CTRSH của HTXMT thị trấn chiếm tỷ lệ tương đối cao tới 95% trong đó có 31,67% là sử dụng cả hai hình thức.
Trường Đại học Kinh tế Huế
*Đối với hộ gia đình
Các hộ gia đình trênđịa bàn thị trấn có các phương pháp xử lýCTRSH là tự xử lý và sử dụng dịch vụ thu gom của thị trấn, tự xử lý ở đây chủ yếu là đốt.
Những hộ gia đình sử dụng dịch vụ thu gom của HTXMT sẽ đựng rác trong dụng cụchứa của mình như túi nilon, bao bì, xô, chậu. Họ gom rác lại và mang ra trước cửa nhà để trước giờ công nhân đi thu gom. Nếu là xô chậu chuyên chứa rác của gia đình thì sẽ được công nhân thu gom để lại còn nếu là những túinilon thì sẽ được thu gom luôn.
Trong số 30 hộ được điều tra thì có 28 hộ sử dụng dịch vụ thu gom của HTX môi trường chiếm 93,33%, trong đó 26,66% sử dụng kết hợp cả hai phương pháp, 2 hộ khác không sử dụng dịch vụ thu gom. Nguyên nhân những hộ gia đình này không sử dụng dịch vụ thu gom là vì họ có thể tự xử lý được do đất xung quanh nhà rộng. Hình thức tự xử lý được lựa chọn nhiều nhất là đốt. Các loại rác được đốt gồm các cành cây, túi nilon, giấy, nhựa, bao bì, lá cây. Các loại rác như giấy, cành cây, lá cây khi đốt sẽ tiêu hủy hoàn toàn và tạo chất mùn làm cho đất tơi xốp tăng độ phì nhiêu. Nhưng các loại rác như túi nilon, bao bì, chai nhựa thì khi đốt không những gây ô nhiễm không khí, bốc mùi khó chịu ảnh hưởng sức khỏe con người mà lượng rác này sau khi đốt còn chưa phân hủy hết để lại trong đất có thể gây ô nhiễm đất, nước. Ngoài ra, việc đốt rác gồm nhiều chấtthải khác nhau sẽ dễ sinh khói độc ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. Vì vậy cần có những giải pháp kịp thời cho vấn đề này.
* Đối với cơ quan công sở
Qua quan sát và phỏng vấn 10 đơn vị hành chính trên địa bàn thị trấn thì thu được kết quả là 100% các cơ quan đều có dụng cụ chứa rác hợp vệ sinh. Và chủ yếu là các sọt rác bằng nhựa, thùng rác do cơ quan tự muasắm, số lượng và kích thước tùy thuộc vào từng cơ quan. Các cơ quan này đều sử dụng dịch vụ thu gom của HTXMT thị trấnvà không tái sử dụng CTRSH.
100% các cơ quan công sở sử dụng dịch vụthu gom củaHTXMT thị trấn, trong đó có 20% sử dụng kết hợp cả hai hình thức. Một số trường hợp sử dụng cả hai hình thức là do một số tài liệu có tính bảo mật nên được tự xử lý bằng hình thức đốt.
Trường Đại học Kinh tế Huế
* Đối với nhà hàng kinh doanh
Hình thức chủ yếu của nhóm nguồn này là sử dụng dịch vụ thu gom của HTXMTđồng thời tái sử dụng rác thải. Họ thường bỏ rác vào các túi nilon, bì tải, hộp xốp hoặc gom thành đống để trước cửa cho công nhân đi thu gom. Một số nhà hàng ăn tận dụng các loại thực phẩm thừa cho chăn nuôi. Các nhà hàng thường để khách vứt rác ra sàn sau đó mới thu dọn, việc làm này đối với một số nhà hàng do không đảm bảo có thể không thu gom hết lượngCTR này.
Điều tra phỏng vấn 20 nhà hàng, hộ kinh doanh dịch vụ chothấy:
Có tới 95% nhà hàng , kinh doanh, dịch vụ sử dụng dịch vụ thu gom của HTXMT thị trấn. Trong đó, có 45% hộ sử dụng kết hợp 2 hình thức, các hộ này chủ yếu là các hộ kinh doanh hàng ăn. Các nhà hàng tự xử lý do rác quá nhiều mà công nhân chưa kịp thu gom. Có 5% số hộ sử dụng hình thức tự xử lý do họ kết hợp với chăn nuôi nên thực phẩm thừa được dùng cho chăn nuôi còn những loại chất thảikhác thìđược đốt do vườn quanh nhà rộng.
*Ngoài ra, đối với khu vực chợ thì ban quản lý chợ thành lập tổ vệ sinh môi trường riêng, các tổ vệ sinh này làm công tác quét dọn vệ sinh khu vực chợ, thu gom rác sau đó tập trung tại một bãi cố định. Ban quản lý chợ làm hợp đồng với HTX môi trường để vận chuyển đến bãi xử lý rác của thị trấn. Và việc vận chuyển này được thựchiện vào cuối mỗi buổi họp chợ.
Như vậy, nhóm hộ gia đình là nhóm có số lượng hộ không sử dụng dịch vụ thu gom là lớn nhất. Nguyên nhân có thể là do những hộ này có vườn đất quanh nhà rộng vì vậy có thể tự xử lý bằng phương pháp đốt. Tuy nhiên, việc làm này có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và những người xung quanh. Vì vậy cần có những biện pháp thích hợp để tất cả các hộ dân thấy được những lợi ích mà việc sử dụng dịch vụ thu gom mang lại.
Trường Đại học Kinh tế Huế