Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn cổ lễ, huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 36 - 39)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh

2.1.1Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Thị trấn Cổ Lễ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện, cách thành phố Nam Định khoảng 15km. Đó là thị trường lớn để giao lưu, tiêu thụ hàng hóa, trao đổi kỹ thuật công nghệ, thông tin và kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông thuận lợi. Hầu hết các tuyến đường quan trọng nối các huyện phía nam tỉnh với thành phố Nam Định đều chạy qua địa bàn thị trấn, và có tọa độ địa lý từ20008’37 đến 20020’52 vĩ độ Bắc và từ106010’28’’

đến106019’45’’ kinh Đông.

- Phía bắc giáp xã Liêm Hải - Phía tây giáp xãTrung Đông - Phía nam giáp xã Nam Thanh - Phía đông giáp xã Trực Chính

*Địa hình

Thị trấn Cổ Lễ có địa hình mangđặc điểm địa hìnhđồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, nghiêng và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam theo hướng nghiêng của đồng bằng bắc bộ.

* Khí hậu

Thị trấn Cổ Lễ mang đầy đủ những đặc điểm của kiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóngẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23- 240C, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 200C từ 8 - 9 tháng. Mùa đông nhiệt độ trung bình là 18,90C,

Trường Đại học Kinh tế Huế

tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ có nhiệt độ trung bình là 270C , tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.

- Độ ẩm: độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80 –85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 81% (tháng 11).

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700 – 1.800 mm, phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm.

- Nắng: Hàngnăm có trung bình 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650 – 1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1100 - 1200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là từ 2 - 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng gió Đông Bắc với tần suất khoảng 60% - 70%, tốc độ gió trung bình là từ 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50% - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hè thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây các tác động xấu tới cây trồng.

- Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới bình quân từ 4- 6 lần/năm.

* Thủy Văn

Chế độ thủy văn của thị trấn chịu ảnh hưởng chính của các sông: Sông Hồng, sông Ninh và chế độ thủy triều. Thị trấn có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc. Các dòng chảy đều chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Hiện tại sông Hồng,sông Ninh là nguồn cung cấp nước chính phục vụcho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn thị trấn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.2Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Điềukiệnkinh tế

- Công nghiệp: Có nhiều chuyển biến tích cực, với hai khu công nghiệp nhỏ, cùng với cácnghề như nhôm kính, cơ khí, mộc đã tạo đượcviệc làm cơ bản ổn định cho nhiều lao động trong và ngoài địa bàn thị trấn, mang lại nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình và là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển chung của thị trấn.

- Về thương mại dịch vụ: Có thể nói là phát triển mạnh góp phần lớn trong cơ cấu kinh tế của thị trấn. Các hoạt động kinh doanh đa dạng, các mặt hàng phong phú, kịp thời phục vụ cho nhu cầu của nhân dân. Chợ Cổ Lễ là nơi tập trung trao đổi buôn bán lớn và sôi nổi nhất trên địa bàn huyện.

2.1.2.2 Điều kiện xã hội

- Dân số: Theo niên giám thống kê năm 2009 toàn thị trấn gồm 10 xóm với tổng dân số là 10331 người. Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,05%.

- Lao động: Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60,5% so với dân số toàn thị trấn. Lao động trong ngành dịch vụ thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất.

2.1.2.3 Tình hình phát triển hạ tầng xã hội, kỹ thuật

- Công trình dịch vụ thương mại: Hiện tại thị trấn có một chợ lớn là chợ Cổ Lễ và một số chợ nhỏ khác.

- Công trình y tế: Trên địa bàn thị trấn có một bệnh viện lớn phục vụ cho người dântoàn huyện.

- Văn hóa – thể dục thể thao: Trên địa bàn thị trấn có một nhà văn hóa cấp huyện, có chùa Cổ Lễ- là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia – nơi thờ thiền sư Nguyễn Minh Không thời lý.

- Cơ quan, trường học: Tất cả các cơ quan quản lý của huyện đều tập trung tại thị trấn Cổ Lễ, chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, một trung tâm giáo dục thường xuyên, haitrường trung học phổ thông, một trường trung học cơ sở, và một trường mầm non.

- Hệ thống đường giao thông tương đối hoàn chỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn cổ lễ, huyện trực ninh, tỉnh nam định (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)