CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Những kết quả đạt được của NHCSXH Việt Nam.

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V (khoá VII), Đảng ta đãđề ra chủ trương về xoá đói giảm nghèo: “... phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài

Đại học Kinh tế Huế

nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo...”.Thực hiện chủ trương nêu trên của Đảng, trong nhiều năm qua, Chính phủ đã triển khai thực hiện nhiều chính sách và phương thức quản lý khác nhau về tín dụng ưu đãiđối với người nghèo, như giao cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước cho vay lãi suất ưu đãi đối với các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc vùng núi cao, hải đảo, vùng đồng bào Khơme sống tập trung (1986 - 2002), thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo (năm 1993 - 1994), tổ chức Ngân hàng phục vụ người nghèo nằm trong Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1995- 2002). Từ kinh nghiệm thực tế và trên cơ sở xem xét Đề án của Ngân hàng Nhà nước về hoàn thiện và tổ chức hoạt động của Ngân hàng Chính sách, tách tín dụng chính sách ra khỏi Ngân hàng thương mại, ngày 4-10-2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH.

Có thể nói, NHCSXH ra đời đã góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, là một công cụ kinh tế thực hiện vai tròđiều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương và là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Mô hình NHCSXH với một bộ máy điều hành tác nghiệp tinh gọn (trên 7 nghìn người) và một bộ máy quản trị gồm 8 nghìn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan chính quyền và đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, cùng với 4 tổ chức chính trị- xã hội làm uỷ thác từng phần, tổ chức thành công mạng lưới các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đến từng thôn, bản, áp dụng phương thức tín dụng trực tiếp tổ chức giao dịch tại xã, phường. Nhờ có phương thức quản lý độc đáo này nên trong 5 năm qua, NHCSXH đã đưa gần 50 nghìn tỷ đồng (tương đương 3 tỷ USD) vốn vay của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, bảo đảm công khai, dân chủ theo phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”, tiết kiệm chi phí và tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội to lớn. Phương thức quản lý của NHCSXH không chỉ đạt mục tiêu quản lý tín dụng chính

Đại học Kinh tế Huế

sách có hiệu quả mà còn tạo điều kiện tiên quyết về tổ chức thực hiện lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với chương trình tín dụng, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, khuyến ngư; tạo điều kiện cho chính quyền, ngân hàng, các đoàn thể chính trị - xã hội nhất là cấp cơ sở thường xuyên tiếp cận với nhân dân và ngược lại đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia, đóng góp xây dựng chính quyền, các đoàn thể chính trị- xã hội, tham gia quản lý, xây dựng NHCSXH.

1.2.2. Tín dụng cho XĐGN, sựcn thiết phi có tín dụng ưu đãi

Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên một cách rõ rệt. Song một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt ở các vùng cao, vùng sâu vùng xa đang chịu cảnh đói rét, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sựphân hóa giàu nghèo đã và đang diễn ra mạnh mẽ, là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm. Đói nghèo là vấn đềmang tính toàn cầu.

Việc thành lập NHCSXH là một chủ trương lớn, có ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước trong chương trình mục tiêu XĐGN với điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để thực hiện được chủ trương đó, tín dụng NHCSXH là một công cụ quan trọng và hữu hiệu trong công cuộc XĐGN, làm cho tỷlệhộ đói nghèo ở nước ta ngày càng giảm dần và sốhộthoát nghèo ngày càng tăng. Mặc khác, XĐGN là một trong những nhiệm vụquan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua cũng như thời gian sắp tới. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đãđặt nhiệm vụ XĐGN lên hàng đầu.

Tín dụng ưu đãi đối với người nghèo đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn đặc biệt là những vùng có điều kiện khó khăn có số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, thểhiện qua các điểm sau:

- Vốn tín dụng ưu đãiđối với hộ nghèo, HSSV và các đối tượng chính sách khác, đã giúp họ vươn lên thoát nghèo bằng việc tăng gia sản xuất, chi phí cho con cái học hành, có điều kiện áp dụng khoa học - kỹthuật vào sản xuất, tính toán làm ăn và quyết tâm vượt qua đói nghèo.

- Vốn tín dụng ưu đãiđược cho vay thông qua các tổ chức CT-XH nhận ủy thác, qua đó các tổ chức này có cơ hội gắn kết với người dân đặc biệt đối với người nghèo

Đại học Kinh tế Huế

nhiều hơn, nâng cao trách nhiệm đối với người nghèo góp phần cũng cố hệ thống chính trị cơ sở.

- Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, góp phần thúc đẫy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ởnhững vùng khó khăn cuộc sống của người dân còn hạn chếvềnhiều mặt.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)