CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN PHONG ĐIỀN – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG 3 NĂM (2008-2010)
2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN
2.3.3. Mục đích vay vốn của hộ nghèo
Sự phát triển của đất nước nói chung và nông thôn nói riêng không chỉ phải nâng cao năng suất trong sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác mà còn phải nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là đối với những hộ nghèo sống ở vùng nông thôn. Với mục đích giúp cho hộ nghèo thoát khỏi sự nghèo đói, tham gia vào sản xuất, tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn và hoàn thành tốt công tác XĐGN. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản vẫn là vốn đầu tư cho các hộ nghèo sản xuất. Qua quá trìnhđiều tra thực tế tại 3 xã Phong Bình, Phong Hòa, Phong Thu thuộc huyện Phong Điền nhận thấy mục đích vay vốn của hộ nghèo trong khế ước đa số được đăng ký với mục đích rất rõ ràng như: phát triển trồng trọt, chăn nuôi đại gia hay phát triển ngành nghề… Cụ thể, mục đích vay vốn của hộ nghèo như thế nào đãđược thể hiện ở bảng số liệu sau:
Qua số liệu ở bảng 10, ta thấy bình quân mỗi hộ vay 20,8 triệu đồng, trong 3 xã thì xã Phong Hòa có tổng vốn vay có giá trị đạt lớn nhất bình quân là 24,98 triệu đồng trên hộ, nguyên nhân là vì số hộ có con theo học tại các trường cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ cao nhất so với 2 xã còn lại nên nhu cầu vay vốn để con theo học chiếm tỷ lệ lớn. Hơn nữa, trong những năm trở lại chính quyền các cấp đã quan tâm đầu tư và phát triển các làng nghề truyền thống, đặc biệt là làng nghề truyền thống mọc mỹ nghệ Mỹ Xuyên nên nhiều hộ có nhu cầu vay để tiếp tục phát triển nhằm tạo công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập gia đình. Nhìn chung mục đích vay vốn của hộ nghèo phục vụ cho mục đích khác bao gồm như vay chương trình HS_SV, trả nợ, tiêu dùng hay chữa bệnh… chiếm tỷ lệ cao nhất. Qua đó, ta thấy được hiện nay những hộ nghèo đã quan tâm và coi trọng chuyện học hành của con cái nên số hộ có con học cao đẳng hay đại học ngày càng tăng lên. Cụ thể, xã Phong Thu có 21 hộ vay với mục đích khác chiếm 38,73% và bình quân mỗi hộ đạt 10.6 triệu đồng, xã Phong Hòa có 15 hộ vay chiếm 39,28%, xã Phong Bình có 16 hộ vay với mục đích khác chiếm 39,95%.
Đại học Kinh tế Huế
Đối với mục đích vay chăn nuôi thì xã Phong Thu có số hộ vay lớn nhất có 17 hộ với tổng vốn là 243 triệu đồng chiếm 42,39% và bình quân/hộ đạt 14,3 triệu đồng, 2 xã còn lại đều có 12 hộ vay nhưng bình quân mỗi hộ đối với xã Phong Hòa đạt 20,42 triệu/hộ, xã Phong Bình đạt 12,58 triệu/hộ. Sỡ dĩ có thực tế như vậy là bởi ở Phong Thu hầu hết thời gian đều dành cho trồng trọt và chăn nuôi không có công việc nào khác như nghề truyền thống như các xã khác, đối với 2 xã còn lại thì ở mỗi xã đều có những làng nghề truyền thống nên bà con có thể tham gia vào ngành nghề này để làm nhằm tạo thu nhập nên chăn nuôi chỉ mang tính chất tận dụng. Ngược lại với mục đích vay vốn để phát triển ngành nghề thì ở 2 xã Phong Hòa và Phong Bình có số hộ vay cũng tương đối đông, còn xã Phong Thu có rất ít thậm chí là không có. Cụ thể, Phong Hòa có 13 hộ vay với bình quân mỗi hộ đạt 16,15 triệu đồng chủ yếu nhằm phát triển làng nghề mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, Phong Bình có 14 hộ vay và bình quân mỗi hộ đạt 13,76 triệu đồng nhằm phát triển nghề lưới truyền thống của làng Vân Trình.
Qua số liệu ta thấy mặc dù tổng số hộ điều tra chỉ có 90 hộ và mỗi xã có 30 hộ, nhưng theo số liệu thống kê về mục đích vay vốn của hộ ghi trong hợp đồng tín dụng thì số hộ vay với các mục đích trên có con số lớn hơn. Lý giãi cho điều này là thực tế mỗi hộ vay có thể vay nhiều khế ước với các mục đích khác nhau, chẳng hạn vừa vay để chăn nuôi vừa vay để con đi học hoặc vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường… nên với các mục đích trên có thể có nhiều hộ vay nhưng thực tế mỗi xã chỉ điều tra 30 hộ vay.
Tóm lại, qua bảng số liệu ta thấy hộ vay ngoài mục đích để con cái đi học thì mục đích vay để chăn nuôi và phát triển ngành nghề là phổ biến, ít hộ vay cho trồng trọt.
Bởi nếu ghitrong khế ước là mục đích trồng trọt thì chỉ vay với mức vốn thấp và vay khó khăn hơn bởi hoạt động trồng trọt thường có mức đầu tư vốn tương đối thấp và chia làm nhiều lần nên hộ có thể tự túc vốn được, hơn nữa trồng trọt thường mang lại lợi nhuận thấp nên khi thẩm định cho vay sẽ khó khăn hơn. Trừ một số hộ ở Phong Thu vay để phát triển các dự án trồng cây lâm nghiệp. Đa số các hộ ghi trong khế ước là với mục đích chăn nuôi hoặc ngành nghề để việc xin vay được dễ dàng, nhưng thực tế với số tiền vay được các hộ đã làm gì và kết quả ra sao thì cán bộ tín dụng khó có
Đại học Kinh tế Huế
thể kiểm soát được. Điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng chi trả vốn vay của các hộ nghèo.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 10: MỤC ĐÍCH VAY VỐN CỦA HỘ NGHÈO
Xã
Chỉ tiêu
Phong Thu Phong Hòa Phong Bình
Tổng giá trị (Tr.đ)
BQC (Tr.đ) Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ vay (Hộ)
BQ/hộ (Tr.đ)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ vay (Hộ)
BQ/hộ (Tr.đ)
Giá trị (Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ vay (Hộ)
BQ/hộ (Tr.đ)
Trồng trọt 88,25 15,39 11 8,02 0 0 0 - 20 3,628 2 10 108,3 8,33
Chăn nuôi 243 42,39 17 14,3 245 32,7 12 20,42 151 27,39 12 12,58 639 15,6
Ngành nghề 20 3,48 2 10 210 28,03 13 16,15 160 29,03 14 11,43 390 13,4
Khác 222 38,73 21 10,6 294,3 39,28 15 19,62 220,2 39,95 16 13,76 736,5 14,2
Tổng 573,3 100 30 19,1 749,3 100 30 24,98 551,2 100 30 18,37 1874 20,8
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ vay năm 2011)
Đại học Kinh tế Huế