Tình hình hoàn trả vốn vay của hộ nghèo

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 66)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN PHONG ĐIỀN – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG 3 NĂM (2008-2010)

2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN

2.3.5. Tình hình hoàn trả vốn vay của hộ nghèo

Khách hàng hoàn trả vốn vay đúng thời hạn phản áng sự thành công trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi vốn vay được hoàn trả đúng hạn sẽ giúp ngân hàng nhanh quay vòng vốn tái đầu tư của mình, đồng thời giúp các hộ vay có thể tiếp tục vay vốn để mở rộng sản xuất. Qua điều tra thực tế các hộ vay ở 3 xã thấy rằng đa số hộ nghèo vay vốn đều ý thức được việc vay, trả nợ gốc và lãiđầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. Song vẫn còn một bộ phận hộ nghèo vay vốn không phân biệt được vốn tín dụng ngân hàng với vốn cứu trợ từ ngân sách Nhà Nước, nên thường có thái độ chây lỳ trong việc hoàn trả vốn vay.

Trong những năm trở lại đây, việc thu lãi và gốc của PGD NHCSXH Phong Điền được thực hiện thông qua các tổ chức CT-XH nhận ủy thác bởi các tổ TK&VV, ngoài ra cán bộ tín dụng thường xuyên xuống tận địa bàn để nhắc nhở từng hộ trả lãi, trả gốc đúng thời hạn. Để hiểu rõ hơn về tình hình cụ thể ta cùng phân tích bảng 12 sau:

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 12: TÌNH HÌNH HOÀN TRẢ VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO VAY VỐN

Xã Chỉ tiêu

ĐVT

Phong Thu Phong Hòa Phong Bình Tổng số

SL % SL % SL % SL %

1. Tổng dư nợ Trđ 573,45 100,00 749,3 100,00 551,2 100,00 1873,95 100.,00

2. Nợ đã trả Trđ 96,5 16,83 158 21,09 137,2 24,89 391,7 20,90

3. Nợ trong hạn Trđ 380,45 66,34 546,3 72,91 333,3 60,47 1260,05 67,24

4. Nợ quá hạn Trđ 96,5 16,83 45 6,01 80,7 14,64 222,2 11,86

5. Số hộ nợ quá hạn Hộ 12 - 3 - 12 - 27 -

6. Tỷ lệ nợquá hạn % 40,00 - 10,00 - 40,00 - 30,00 -

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)

Đại học Kinh tế Huế

Thu thì thấy tổng dư nợ 1.873,95 triệu đồng, trong đó nơ đã trả đạt 391,7 triệu đồng chiếm 20,9%

tổng dư nợ, nợ trong hạn còn 1.260,05 triệu đồng (chiếm 67,24%), nợ quá hạn là 222,2 triệu đồng (chiếm 11,86%) và có đến 27/90 hộ nợ quá hạn chiếm đến 30%. Cụ thể với từng xãđiều tra như sau: Phong Thu có dư nợ là 573,45 triệu đồng với nợ đã trả và nợ quá hạn đều đạt 96,5 triệu đồng chiếm 16,83% và số hộ quá hạn lên đến 12 hộ, xã Phong Bình thì dư nợ đạt 551,2 triệu đồng, trong đó nợ đã trả chiếm 24,89%, nợ quá hạn chiếm 16,64% tổng dư nợ và số hộ nợ quá hạn là 12 hộ chiếm 40%. Đây là hai xã mà hộ nghèo có nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao, nguyên nhân là đối với một số hộ khi vay vốn với thời hạn vay ngắn từ 12-24 tháng để phát triển ngành nghề như mua xe công nông, máy cày, mua tư liệu phát triển ngành nghề truyền thống… vẫn chưa thu hồi đủ vốn nênchưa trả hết nợ cho ngân hàng hay thời gian trả nợ không đi liền với chu kỳ sản xuất. Mà theo cách tính của ngân hàng thì mặc dù hộ có trả nợ nhưng chưa trả hết nợ trong hạn thì vẫn xếp vào danh sách hộ nợ quá hạn nên tỷ lệ số hộ nợ quá hạn cao. Đối với xã Phong Hòa thì việc thu hồi vốn được tiến hành khá tốt số hộ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ nhỏ, trong 30 hộ được điều tra chỉ có 3 hộ có nợ quá hạn với tổng số tiền là 45 triệu đồng chiếm 6,01% tổng dư nợ của hộ điều tra. Đây là một dấu hiệu tốt trong công tác tín dụng của ngân hàng.

Qua phân tích tình hình trả nợ của nhóm hộ điều tra, nhận thấy đa số các hộ đã có ý thức trả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Đồng thời ngân hàng đã có những cố gắng trong công tác thu hồi nợ trong những năm qua. Song tỷ lệ nợ quá hạn vẫn tồn tại là điều không thể tránh khỏi bởi ngoài những nguyên nhân chủ quan thì luôn tồn tại những nguyên nhân khách quan mà con người không lường trước được như thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ vay. Tuy nhiên để có thể tồn tại và đứng vững lâu dài thì trong những năm tới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa ngân hàng, các cấp chính quyền địa phương với các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn.

Để ngày càng nâng cao chất lượng của công tác cho vay của ngân hàng cũng như vấn đề sử dụng

vốnvay của hộ nghèo.Đại học Kinh tế Huế

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tình hình vay vốn của hộ nghèo trên địa bàn huyện tôi đã thu thập được những tâm tư nguyện vọng của những hộ nghèo vay vốn. Qua đó, nhằm đưa ra những nhận xét khách quan về tình hình cho vay vốn hộ nghèo của PGD NHCSXH huyện cũng như để đáp ứng được những tâm tư nguyện vọng thiết thực của hộ nghèo vay vốn. Cụ thể như sau:

Thứ nhất về lãi suất vay vốn hộ nghèo, trong 90 hộ được điều tra thì có đến 85 hộ cho rằng với lãi suất như vậy là thấp, nó thực sự là một lãi suất ưu đãiđối với người nghèo. Với ý kiến này là điều hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ lãi suất cho vay hộ nghèo của NHCSXH là rất thấp so với mặt bằng chung của các hệ thống ngân hàng khác. NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm mang lại sự an sinh xã hội, góp phần vào công cuộc XĐGN. Với lãi suất cho vay hộ nghèo như vậy chỉ có thể bù đắp phần nào chi phí hoạt động chứ không mang tính chất kinh doanh như các hệ thống ngân hàng khác. Tuy nhiên, trên địa bàn 3 xã điều tra vẫn có 5 hộ cho rằng lãi suất như vậy là bình thường, cụ thể có 3 hộ thuộc xã Phong Thu và 2 hộ thuộc xã Phong Hòa. Đây là những hộ quá khó khăn, với lãi suất như vậy hộ vẫn không đủ khả năng trả cho ngân hàng, và cũng một số hộ không muốn trả lãi cho ngân hàng nên có ý kiến như vậy. Qua đây, đòi hỏi hệ thống NHCSXH Việt Nam cũng như Đảng và Nhà nước cần xem xét cụ thể tình hình chung cũng như những hoàn cảnh đặc biệt để đưa ra những chủ trương, chính sách phùhợp và ưu đãi hơn đối với những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thứ hai về quy trình thủ tục cho vay, hiện nay thủ tục cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức CT-XH bởi các tổ TK&VV là một chủ trương mới và thực sự đơn giản cho hộ nghèo vay vốn. Tuy nhiên, trong 90 hộ được hỏi có đến 19 hộ (chiếm 21,11%) cho rằng thủ tục phức tạp, còn nhiều phiền hà. Đa số người nghèo họ thường mang tâm lý e ngại đối với những thủ tục pháp lý, bởi với trìnhđộ còn hạn chế thì những việc liên quan đến những thủ tục giấy tờ đối với họ là điều rất khó khăn. Do đó, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa những hoạt động tuyên truyền giúp cho người nghèo thật sự hiểu và nhanh nhẹn đối với những quy trình thủ tục xin vay.Đại học Kinh tế Huế

Chỉ tiêu

Tổng số Phong Thu Phong Hòa Phong Bình

Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ %

1. Số hộ vay vốn 90 100 30 100 30 100 30 100

2. Đánh giá về lãi suất - - - - -

-Thấp 85 94,44 27 90,00 28 93,33 30 100,00

-Bình thường 5 5,56 3 10,00 2 6,67 0 0

3. Đánh giá thủ tục cho vay - - - -

-Phức tạp 19 21,11 9 30,00 7 23,33 3 10,00

-Đơn giản 71 78,89 21 70,00 23 76,67 27 90,00

4. Đánh giá về thời hạn vay - - - -

-Không thích hợp 8 8,89 4 13,33 1 3,33 3 10,00

-Thích hợp 60 66,67 26 86,67 20 66,67 14 46,67

-Bình thường 22 24,44 0 0 9 30,00 13 43,33

5. Nhận xét về CBTD - - - -

-Nhiệt tình 72 80,00 21 70,00 25 83,33 26 86,67

-Bình thường 18 20,00 9 30,00 5 16,67 4 13,33

6. Có nhu cầu vay tiếp - - - -

-Có 83 92,22 27 90,00 28 93,33 28 93,33

-Không 7 7,78 3 10,00 2 6,67 2 6,67

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế) Thứ 3 là những đánh giá của hộ vay về thời hạn vay, trong 90 hộ vay vốn tại ngân hàng có 8 hộ vay cho rằng không thích hợp, 22 hộ cho là bình thường và 60 hộ là thích hợp. Tuy nhiên, dù các hộ vay với các mục đích khác nhau nhưng đa số các hộ vay đều mong muốn được kéo dài thời gian trả nợ để có thể thu hồi đủ vốn trả ngân hàng. Bởi vì các hộ nghèo khi vay được vốn thì họ thường sử dụng vốn vào nhiều mục đích nên việc thu hồi vốn rất khó khăn và đòi hỏi cần có thời gian. Do đó, trong thời gian tới, PGD NGCSXH Phong Điền cần chủ động hơn trong trong thời hạn cho vay nhằm tạo tâm lý yên tâm cho hộ nghèo vay vốn.

Đại học Kinh tế Huế

có 80% số hộ cho biết CBTD của ngân hàng rất nhiệt tình giúpđỡ bà con trong quá trình vay vốn (72 hộ). Bên cạnh đó có 18 hộ cho rằng CBTD có thái độ bình thường, đối lúc có chút chưa thõa đáng, thái độ còn gây gắt chưa thân thiện trong việc hướng dẫn làm hồ sơ… Tuy đây là vấn đề mang tính cá nhân, song mỗi CBTD cần ý thức được tính quan trọng của nó để có được sự tin tưởng cũng như sự hài lòng của hộ nghèo vay vốn, bởi NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà nhằm phụcvụ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần vào công cuộc XĐGN của đất nước.

Cuối cùng là nhu cầu vay vốn tiếp của hộ nghèo, khi được hỏi thì có 83/90 hộ mong muốn được tiếp tục vay tiếp. Đây là một nhu cầu rất thiết thực, do đó trong thời gian tới PGD NHCSXH huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác cho vay hộ nghèo để hộ có vốn tiếp tục đầu tư vào sản xuất và nhiều mục đích khác nhằm giúp cho các hộ nghèo nhanh chống thoát khỏi sự đói nghèo, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)