MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH PHONG ĐIỀN

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 67 - 72)

CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TẠI PGD

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH PHONG ĐIỀN

Sự ra đời của NHCSXH Việt Nam nói chung (trước đây là NHPVNN) và PGD NHCSXH Phong Điền nói riêng trong những năm trở lại đây đã góp phần vào công cuộc XĐGN của toàn huyện, đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi đến tận người nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. PGD NHCSXH huyện đã thực sự trở thành người bạn thân thiết và đáng tin cậy của người nghèo trên địa. Tuy nhiên, thực tế vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời. Là một sinh viên trong chuyến thực tập cuối khóa tại ngân hàng, đã tìm hiểu thực tế tại cơ quan tôi xin mạnh dạn đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay vốn hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện như sau:

3.2.1. Giải pháp đối với các cấp chính quyền

- Trước hết huyện cần có các chính sách nâng cao trìnhđộ dân trí, tăng khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ của người dân, đồng thời hướng dẫn bà con áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng cuộc sống cho hộ người dân địa phương, đặc biệt là nhữnghộ nghèo.

- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai, đồng thời đẩy mạnh việc hỗ trợ khắc phục hậu quả của chúng gây ra cho người dân nhằm tạo tạo ra kết quả ổn định và tạo sự an tâm cho các hộ sản xuất.

- Cần tiếp tục mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động của các chương trình 120, 135, chương trình XĐGN …

- Bên cạnh đó, Nhà nước và chính quyền địa phương cần có các chính sách bảo hộ sản phẩm cho từng loại sản phẩm của hộ sản xuất trên cơ sở phát triển mạng lưới thương nghiệp và công nghiệp chế biến, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Mặc khác cũng cần có các chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp như: cơ khí, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu… để góp phần giảm bớt chi phí trong sản xuất nông nghiệp.

Đại học Kinh tế Huế

Đểtạođiều kiện cho hộnghèo sử dụng vốn có hiệu quả, ngân hàng cần phảiđưa ra cách thức giải ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và dự án sản xuất của hộnghèo. Bên cạnhđó, ngân hàng cũng nên tạođiều kiện cho hộnghèo trảnợ bằng cách thức phù hợp với khảnăng thu hồi vốn của họ, tránh trường hợp cứng nhắc trong quy trình thu nợ, gây khó khăn cho hộnghèo.

Mặc dù thực tế nhận thấy quy trình thủ tục vay vốn của PGD NGCSXH huyện như vậy là tương đối đơn giản so với các ngân hàng khác, song vẫn còn nhiều bà con e ngại với những thủ tục hành chính. Vì vậy, CBTD cần có sự tuyên truyền, hướng dẫn bà con một cách chu đáo những thủ tục vay vốn. Để bà con thực sự hiểu sự cần thiết của khâu này, tránh cho bà con phải đi lại nhiều lần.

3.2.2.2. Tăng cường công tác huy động và cho vay vốn hộ nghèo

Để thực hiện tốt công tác huy động và cho vay vốn, đảm bảo cung cấp vốn kịp thời cho những hộ nghèo cần vốn, PGD NHCSXH huyện cần quan tâm đến một số giải pháp sau:

Công tác huy động vốn: Tổ chức tốt công tác huy động vốn trên địa bàn, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền quảng bá, chủ động khai thác nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức, đơn vị trên địa bàn, tăng dần nguồn vốn tại địa phương để chủ động mở rộng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Công tác cho vay vốn:

- Tổ chức điều tra, tìm hiểu thực tế nhu cầu và mục đích về vốn của khách hàng, tư vấn cho họ các vấn đề liên quan đến việc vay vốn, trả lãi và nợ gốc. Tận tình giải đáp những thắc mác, những điều chưa rõ cho hộ nghèo. Hướng dẫn hộ cách giao dịch với ngân hàng sao cho đơn giản, tiện lợi nhất.

- Chủ động tiếp cận với khách hàng, khuyến khích hộ nghèo mạnh dạn vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, chọn lọc những dự án khả thi để đầu tư.

- Tăng cường công tác kiểm tra để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rủi ro và nợ quá hạn, nhanh chống tìm hiểu nguyên nhân để cóbiện pháp xử lý kịp thời.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo thông qua việc kiểm tra, thẩm định kỹ trước khi cho vay.

Đại học Kinh tế Huế

hộ nghèo, do đó cần có những chính sách để kéo dài thời hạn cho vay để các hộ có thời gian cần thiết để phục vụ cho các hoạt động sản xuất của mình có hiệu quả cao nhất.

- Thực hiện công tác giải ngân vốn cho vay hộ nghèo thông quaủy thác từng phần với các tổ chức CT-XH, có lịch giải ngân kịpthời với thời vụ sản xuất trên địa bàn.

- Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự phối hợp của các ngành và tổ chức đoàn thể nhằm triển khai đồng bộ công tác cho vay hộ nghèo với các giải pháp khuyến nông cung ứng vật tư kỷthuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, tạo điều kiện để hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả và vươn lên thoát khỏi nghèo đói, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi với việc sử dụng vốn tín dụng trên cơ sở cơ cấu lại nợ.

- Kiện toàn và mở rộng các tổ TK&VV, để các tổ này thực sự là cầu nối giữa PGD NHCSXH huyện với các hộ nghèo vay vốn, tạo điều kiện để hộ tiếp cận dễ dàng với vốn tín dụng ưu đãi nhằm phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động.

- Chủ động nắm chắc số liệu phân loại hộ nghèo theo các tiêu chí được ban hành, xác định được nguyên nhân nghèo đói để từ đó có những giải pháp cụ thể cho hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như công tác XĐGN tại địa phương.

3.2.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng trước, trong và sau khi cho

vay

Giải pháp này tạo tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng, giúp cho ngân hàng ngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn lãng phí, sai mục đích của các hộ vay. Ngoài ra, giúp cho ngân hàng có thể phát hiện ra những khuyết điểm, những sai phạm trong công tác cho vay để từ đó có những biện pháp khắc phục thiết thực hơn. Do đó, ngân hàng cần phải:

- Nâng cao chất lượng tự kiểm tra của ngân hàng, tham mưu cho ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện trong việc giám sát tình hình thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác để kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề bất cập và vướng mắc ở cơ sở.

- Để hoạt động của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, cần tăng cưòng và tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với các nghiệp vụ của ngân hàng. Đồng thời, tiến hành xử lý và khắc phục những sai phạm kịp thời sau kiểm tra. Thường xuyên tổ chức công tác điều tra kiểm soát đối chiếu dư nợ nhằm ngăn ngừa nợ quá hạn mới phát sinh để đảm bảo môi trường tín dụng lành mạnh.

Đại học Kinh tế Huế

chính sách khác (cả trước, trong và sau khi cho vay), đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng và phát huy hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

+ Trước khi cho vay: Cần nắm danh sách hộ nghèo tại đại phương, điều tra nắm bắt thông tin về hộ nghèo, thẩm định các điều kiện vay vốn để từ đó lập thủ tục cho vay hoặc từ chối cho vay.

+ Trong khi cho vay: Giải ngân vốn vay, giám sát quá trình sử dụng vốn của các hộ vay.

+ Sau khi cho vay: Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các hộ vay, đôn đốc hộ vay trả lãi, trả gốc khi đến hạn, thu hồi và xử lý nợ vay nếu xảy ra nợ quá hạn.

3.2.2.4. Giải pháp về lãi suất

Một trong những nguyên nhân cản trở việc vay vốn của hộ nghèo chính là lãi suất. Thực tế, lãi suất cho vay hộ nghèo hiện nay của NHCSXH là rất thấp, song với mức sống còn quá thấp của hộ nghèo trên địa bàn thì với lãi suất cho vay ưu đãi như vậy đối với họ vẫn là một khó khăn.

Chính vì lẽ đó, ngân hàng cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi hộ nghèo để quy định mức lãi suất sao cho phù hợp nhất.

- Đối với những hộ nghèo vay vốn gặp rủi ro thì có thể xem xét miễn, giảm lãi suất cho họ.

- Có chính sách lãi xuất ưu đãi hơn đối với những hộ nghèo có hoàn cảnh thật sự khó khăn như người neo đơn, người già cả…

3.2.2.5. Giải pháp hạn chế nợ quá hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo Đểhạn chế, kiểm soát nợ quá hạn và nâng cao hiệu quảsử dụng vốn vay của hộnghèo, trong thời gian tới ngân hàng cần xem xét các giải pháp sau:

- Hoàn thiện khâu bình xét cho vay từ cơsởmột cách dân chủcông khai đểlựa

chọn những hộvay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay có hiệu quả, tránh tình trạng cho vay không đúngđối tượng hoặc các hộvay vốn cho mụcđích tiêu dùng, sửdụng vốn sai mụcđích.

- Ngân hàng cần có sự phối hợp tốt hơn với các hộiđoàn thể để đápứng tốt nhu cầu vốn của các hộnghèo, đưa ra mức cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của hộ nghèo vềthờiđiểm, mức vay, thời hạn cho vay, tránh tình trạng phân bổmang tính bình quân.

- Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra chéo đột xuất giữa các cán bộ tín dụng phụ trách các khoản vay nhằm tránh tình trạng cán bộtín dụng “quên” khoản vay.

- NHCSXH phải phối hợp với các hộiđoàn thể, tổvay vốnđểkiểm tra tình hình

Đại học Kinh tế Huế

đột xuất… nhằm có biện pháp xửlý kịp thời những sai sót đểuốn nắn, sửa chữa kịp thời.

- Nâng cao chất lượng, nâng cao hoạtđộng các điểm giao dịch lưuđộng tại xã,

chất lượng hoạt động ủy thác và chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV. Đảm bảo 100% giao dịch (giải ngân, thu nợ, thu lãi) được thực hiện tại các điểm giao dịch. Cũng cố và duy trì cuộc họp giao ban theo định kỳvới các tổ chức chính trị xã hội. Tại điểm giao dịch phải công khai số dư nợ của từng hộ, đặc biệt là số hộ có nợ quá hạn. Ngoài ra PGD nên thường xuyên phát động các phong trào thiđua: xã, cán bộtín dụng không có nợquá hạn.

Đối với TổTK&VV:

- Cần tuyên truyền và hướng dẫn cụthể về nghiệp vụ, thủ tục lập hồsơ vay vốn, cũng như cách quản lý và phương pháp theo dõi trên sổsách cho các tổtrưởng TổTK&VV.

- Định kỳkiểm tra đối chiếu, theo dõi việc ghi chép sổsách của TổTK&VV. Xửlý dứtđiểm và nghiêm minh trước pháp luật các tổ trưởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Hàng tháng duy trì và nâng cao chất lượng các cuộc họp giao ban với Hội đoàn thể phường, xã tại điểm giao dịch vào ngày giao dịchđã quyđịnh.

- Thường xuyên phối hợp với các Hội đoàn thể, TổTK&VV xem xét xử lý nợ một cách kịp thời khi hộ vay có nhu cầu như: cho vay lưu vụ, gia hạn nợ, cho vay bổ sung, xử lý nợ rủi ro…

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ đặc biệt đối với cán bộtín dụng, Tổtrưởng Tổ TK&VV nhằm nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ.

3.2.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý điều hành và trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng.

Trong công tác cho vay vốn ở ngân hàng CSXH thì một đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tận tình hướng dẫn người nghèo trong hoạt động cho vay vốn là rất cần thiết. Bởi khác với các Ngân hàng thương mại khác, đối tượng của Ngân hàng CSXH là những người nghèo họ thường có trình độ thấp. Do đó, một đội ngũ cán bộ tận tình, say mê với công việc và một thủ tục cho vay đơn giản kết hợp với cấp phát tiền vay đến tận tay người nghèo sẽ làm cho các hộ nghèo yên tâm,tin tưởng vào Ngân hàng CSXH và sớm thoát khỏi cảnh nghèo đói. Như vậy, có thể nói con người là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung.

Đại học Kinh tế Huế

trong những năm trở lại đây PGD đã vàđang đào tạo đội ngũ cán bộ ngoài những phẩm chất đạo đức, chính trị và nghiệp vụ chuyên môn còn có những tiêu chí sau:

- Đối với cán bộ điều hành hoạt động:

+ Nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển kinh tế nói chung, chế độ chính sách ưu đãiđối với hộ nghèo nói riêng để có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành.

+ Phải có trình độ, giỏi nghiệp vụ chuyên môn ngân hàng nói chung và nghiệp vụ tín dụng nói riêng, có những kiến thức về kinh tế tổng hợp, có kinh nghiệm thực tế, kiến thức cơ bản về pháp luật và pháp luật kinh tế. Có sự hiểu biết về khoa học tâm lý để thuận lợi trong công tác quản lý nói chung.

- Đối với cán bộ tín dụng:

+ Thường xuyên học tập, rèn luyện tự nâng cao trình độ và khả năng tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, phải thiết lập được mối quan hệ tốt với các ban ngành liên quan và nhân dân địa phương, quan tâm đúng mực tới khách hàng.

+ Phải sâu sát thực tế, có sự hiểu biết nhất định về kinh tế thị trường và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, cần có năng khiếu nghề nghiệp trong việc thẩm định dự án, không nên quá dễ dãi đối với những khách hàng quen thuộc hoặc có quan hệ bà con, bạn bè.

+ Có giải pháp xử lý kịp thời những vướng mắc nhằm đảmbảo an toàn hiệu quả của vốn cho vay.

Song song với việc nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ cần xây dựng các chỉ tiêu lao động hợp lý, đây chính là cơ sở để phân công và sắp xếp lao động một cách khoa học, có hiệu quả, đồng thời là căn cứ quan trọng để chi trả thù lao lao động một cách thõađáng nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)