CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN PHONG ĐIỀN – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG 3 NĂM (2008-2010)
2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN
2.3.1. Khái quát về nhóm hộ điều tra
Vốn là một nguồn lực không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất-kinh doanh.
Vay được vốn song việc sử dụng vốn thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có năng lực sản xuất của hộ. Năng lực sản xuất của hộ chủ yếu bao gồm nguồn lực về lao động, đất đai, tư liệu sản xuất và vốn. Những yếu tố đó có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình hoạt động sản xuất, việc sử dụng chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Trong quá trình tìm hiểu thực tế địa bàn huyện tôi đã chọn 3 xã Phong Thu, Phong Hòa và Phong Bình và từ 3 xã trên chọn có chọn lọc 90 hộ để có thể điều tra sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu đã chọn. Sở dĩ tôi chọn 3 xã này là vì ở mỗi xã có những nét khác nhau về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện sản xuất nông nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về địa bàn nghiên cứu cũng như tình hình chung của người dân trên toàn huyện ta đi vào phân tích những vấn đề sau:
2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ
Qua điều tra 90 hộ của 3 xã Phong Thu, Phong Hòa, Phong Bình đại diện cho huyện Phong Điền, ta thấy tình hình nhân khẩu/hộ không cao lắm. Trung bình chung
Đại học Kinh tế Huế
của huyện là 4,62 khẩu/hộ, xã cao nhất là Phong Thu có 4,73 khẩu/hộ, thấp nhất là Phong Bình 4,43 khẩu/hộ. Bên cạnh yếu tố nhân khẩu thì lao động trong gia đình là một lực lượng quan trọng trong sản xuất-kinh doanh, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp. Đây là lực lượng chính tạo nên thu nhập của hộ, so với các ngành khác thì lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có thu nhập thấp hơn rất nhiều. Qua 3 xã điều tra ta thấy, bình quân có 2 lao động trên một hộ, cao nhất là xã Phong Hòa cũng chỉ có 2,1 lao động/hộ, thấp nhất là xã Phong Bình chỉ có 1,87 lao động/hộ. Qua số liệu thực tế như vậy cho thấy số lao động trên hộ là quá ít. Lao động là đối tượng tạo ra thu nhập cho hộ, số lượng lao động đống vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của hộ, thiếu lao động là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện nhà. Trong lúc đó, bình quân nhân khẩu/lao động 90 hộ là 2,31 nhân khẩu/ lao động, nghĩa là tương đương với 1 lao động thì có 2,31 người ăn theo, đó là một con số tương đối lớn gây áp lực không nhỏ lên mỗi lao động. Lao động/khẩu càng nhiều thì số lượng người ăn theo sẽ càng ít và sẽ có cơ hội để tạo thu nhập của gia đình nhiều hơn. Thực tế cho thấy các hộ nghèo đói thường là những hộ có số lượng lao động ít, số người ăn theo nhiều.
Nếu như tổng số nhân khẩu phản ánh quy mô lao động thì trình độ văn hóa của chủ hộ sẽ phản ánh chất lượng của lao động. Trình độ văn hóa của chủ hộ tất yếu sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn vay của các hộ nghiên cứu. Qua số liệu điều tra thực tế ta thấy trìnhđộ văn hóa của chủ hộ vẫn đang còn rất hạn chế, trung bình số chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 1 chiếm 45,67%, cấp 2 chiếm 52,33% và chỉ có 2% chủ hộ có trình độ cấp 3. Nguyên nhân là do trước đây cha mẹ đông con cái, cuộc sống nghèo đói và công việc đồng án nhiều nên không có điều kiện cũng như thời gian đểcho con đi học. Hơn nữa, chỉ tập trung cho nhu cầu ăn, mặc là trên hết và cộng thêm vào đó là tư tưởng “học cũng chẳng làm gì khi mà chưa có gi lót bụng”. Với trình độ văn hóa còn quá thấp như vậy thì đó là một khó khăn cho các hộ trong công tác XĐGN. Không có kiến thức, trình độ thì người dân nghèo gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định các kế hoạch làm ăn, việc tiếp thu và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng sẽ khó khăn hơn các hộ khác. Việc nâng cao trìnhđộ và chất lượng của lao động nói chung và lao động hộ nghèo nói riêngở hiện tại cũng như trong tương lai cần
Đại học Kinh tế Huế
được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và nghiêm túc vì vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo của các hộ vay.
Bảng 7: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG 3 XÃĐIỀU TRA
Chỉ tiêu ĐVT Phong Thu Phong Hòa Phong Bình BQ chung
1. Tổng hộ điều tra Hộ 30 30 30 30
- Tổng nhân khẩu NK 142 141 133 138
- Tổng lao động LĐ 61 63 56 60
2. BQ nhân khẩu/hộ NK 4,73 4,7 4,43 4,62
3. BQ lao động/hộ LĐ 2,03 2,1 1,87 2,00
4. BQ nhân khẩu/lđ Lần 2,33 2,24 2,38 2,31
5. Trìnhđộ văn hóa chủ hộ
- Cấp 1 % 40 47 50 45,67
- Cấp 2 % 57 50 50 52,33
- Cấp 3 % 3 3 0 2,00
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
2.3.1.2. Tình hìnhđất đai của hộ vay
Đất đai là một nguồn lực sản xuất của hộ nghèo sản xuất nông nghiệp, nó là tiền đề đầu tiên của quá trình sản xuất. Đất đai tham gia vào mọi quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Trong công nghiệp, thương mại, nghành nghề đất đai là cơ sở là nền tảng để xây dựng nhà xưởng, cửa hàng… Trong nông nghiệp, đất đai tham gia với tư cách là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được, quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian qua sức ép về dân số cũng như tác động của quá trìnhđô thị hóa đã và đang ngày càng thu hẹp diện tích đất sản xuất của các hộ. Nó vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất, là phương tiện làm giàu của hộ. Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp/hộ của toàn huyện tương đối lớn, tuy nhiên người dân mà đặc biệt là người nghèo chưa thật sự khai thác nguồn tài nguyên này một cách triệt để và có hiệu quả.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 8: TÌNH HÌNHĐẤT ĐAI CỦA CÁC HỘ VAY VỐN
Đvt: sào
Chỉ tiêu Phong Thu Phong Hòa Phong Bình BQ chung
Tổng diện tích 485,3 160,6 236,2 294,03
1. Đất vườn và thổ cư 31,8 5,6 7,2 14,87
-BQ Đất vườn/hộ 1,06 0.19 0.24 0,50
2. Đất nông nghiệp 232,5 155 228 205,17
-BQ Đất NN/hộ 7,75 5,17 7,60 6,84
3. Đất lâm nghiệp 211 0 0 70,33
-BQ Đất LN/hộ 7,03 0 0 2,34
4. Đất NTTS 0 0 1 0,33
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
Qua số liệu điều tra thực tế, trong 3 xãđiều tra thì xã Phong Thu có diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ lớn nhất đạt 7,75 sào/hộ, sau đó là Phong Bìnhđạt 7,60 sào/hộ và thấp nhất là xã Phong Hòa chỉ đạt 5,17 sào/hộ. Đất nông nghiệp ở đây chủ yếu trồng lúa do điều kiện tự nhiên của vùng thích hợp cho cây lúa, đặc biệt có hệ thống tưới tiêu đảm bảo.
Đất vườn và thổ cư của hộ nghèo 3 xã có diện tích tương đối thấp, bình quân là 0.5 sào/hộ. Riêng xã Phong Thu thì diện tích đất này khá cao đạt 1,06 sào/hộ, nguyên nhân do đây là vùng đất mà hầu như đất ở của hộ là do hộ tự canh tác và được chính quyền địa phương côngnhận nên diện tích canh tác được khá lớn. Đối với 2 xã còn lại thì diện tích đất ở chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Đất vườn ở đây chủ yếu là vườn tạp, chưa có sự đầu tư hợp lý. Qua điều tra cho thấy hộ nghèo vẫn chưa khai thác triệt để, đang còn bỏ hoang nhiều. Mỗi nhà chỉ trồng một vài cây ăn quả như cam, bưởi, nhãn… nhưng hầu như không cho giá trị thu nhập cho hộ.
Đối với đất lâm nghiệp thì chỉ có hộ ở xã Phong Thu có diện tích tương đối lớn, trung bình một hộ có 7,75 sào nhưng vấn đề khai thác vẫn chưa có hiệu quả. Đối với 2 xã còn lại vẫn có một vài hộ có diện tích đất lâm nghiệp trồng rừng nhưng chiếm tỷ lệ
Đại học Kinh tế Huế
quá nhỏ và không mang lại hiệu quả do chưa có sự đầu tư thích hợp nên được xem như là không có diện tích đất này.
Nhìn chung, tình hình sử dụng đất đai của hộ nghèo vẫn chưa triệt để, chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai. Các cây trồng vẫn chưa được chú trọng về năng suất cũng như chất lượng, người dân vẫn sản xuất theo cách truyền thống chưa có sự đầu tư giống mới cũng như trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để người dân có thể cải tạo đất đai, vườn tạp thông qua việc vay vốn hay hỗ trợ kỹ thuật sản xuất để có thể gia tăng năng suất của đất đai, nâng cao thu nhập và ngày càngổn định cuộc sống cho người nghèo.