4. Phương pháp nghiên cứu
1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Châu Á vốn là vùng đông dân cư, cũng là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu của thế giới, trong những thập kỷ qua cũng có những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao năng suất Và sản lượng lúa gạo. Có đến 85% sản lượng trên thế giới phụ thuộc 8 nước, mà những nước này tập trung ở Châu Á, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, lndonesia, Bangladeash, Việt Nam, Thái Lan và Nhật. Những tiến bộ trong sản xuất lúa trên thế giới trong vài ba thập kỷ qua rất đáng khích lệ. Việc đầu tư thâm canh, áp dụng giống mới, xây dựng cơ sở vật chất, hoàn chỉnh các biện pháp kỹ thuật. Là những lý do để đạt kết quả sau:
Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa của các nước Châu Á năm 2010 Nước Diệntích
(1000 ha)
Năng suất (Tạ/ha)
Sản lượng (1000 Tấn)
Trung Quốc 29,932 65,901 197,257
Ấn Độ 44,100 29,767 131,274
Inđônêxia 12,884 50,566 65,150
Bangladesh 11,500 39,195 45,075
ViệtNam 7,440 53,629 39,900
Thái Lan 10,963 28,698 31,463
Philippines 4,532 35,889 16,266
Nhật Bản 1,624 65,224 10,593
Pakistan 2,883 35,811 10,325
Malaysia 672 37,334 2510
(Nguồn: FAO, 2010) Trong bảng số liệu ta thấy, Trung Quốc và Nhật Bản là một trong những nước có năng suất lúa cao nhất khu vực (trên 65 tạ/ha). Trong khi đó năng suất lúa của Việt Nam chỉ đạt khoảng 53,629 tạ/ha. Điều này phản ánh trìnhđộ thâm canh lúa của Trung Quốc và Nhật Bản là rất cao bởi trình độ khoa học kỹ thuật của họ phát triển hơn chúng ta. Như vậy cơ hội cho Việt Nam nâng cao năng suất lúa thông qua con đường tăng cường thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật là rất lớn.
Đại học Kinh tế Huế
1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Với điều kiện khí hậunhiệt đới, Việt Nam cũng có thế là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế - xã hội của nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu cho cả nước cũng như xuất khẩu. Tổng diện tích tự nhiên của cả nước là 32.924.061 ha, với khoảng 20-25% đất đai được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Và trong ba thập kỷ vừa qua, nhờ có đổi mới cơ chế quản lý nên nước ta đãđạt nhiều thành tựu to lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuấtkhẩu ra nước ngoài. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam giai đoạn 2000- 2010 Năm Diện tích
Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng
(1000 ha) (1000 tấn)
2000 7666 42,431 32530
2001 7493 42,852 32108
2002 7504 45,903 34447
2003 7452 46,387 34569
2004 7445 48,552 36149
2005 7329 48,89 35833
2006 7325 48,942 35850
2007 7207 49,869 35943
2008 7414 52,23 38725
2009 7440 52,278 38896
2010 7440 53,621 39900
(Nguồn: FAO, 2010)
Trước năm 1995, diện tích trồng lúa ở hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu Và 2,7 triệu ha với sản lượng thóc tương ứng là 2,4 và 3,0 triệu tấn. Năng suất
Đại học Kinh tế Huế
Bắc có phong trào phấn đấu giành 5 tấn/ha/năm. Cho đến năm 1975 đã đạt được mục tiêu này, năng suất đạt 51,4 tạ/ha.) Sau năm 1975, trong điều kiện đất nước thống nhất, sản xuất lúa ở nước ta cónhững thuận lợi mới và đã có những bước phát triển đáng kể.
Với mức tăng trường trên, từ chỗ hàng năm phải nhập khoảng 0,8 triệu tấn lương thực quy đổi gạo đến chỗ đã tự túc được lương thực cho 70 triệu dân, ngoài ra cũng có một phần dành Cho xuất khẩu. Năng suất và sản lượng lúa gạo tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó trước tiên là những thay đổi về cơ chế chính sách trên phạm vi vĩ mô từ thời kỳ đổi mới mở cửa, sau đó là những thay đổi trong kỹ thuật trồng lúa như việc chuyển đổi mùa vụ, giải quyết thủy lợi để tưới tiêu, cải tạo đất phèn ở đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt từ năm 1966 với cuộc cách mạng xanh, việc đưa các giống mới vào sản xuất cùng với việc đầu tư thâm canh ở các vùng trồng lúa trên địa bàn cả nước. Hiện nay, các giống lúa mới chiếm khoảng 65% diện tích gieo trồng lúa cá nước. Vài ba năm trở lại đây, chúng ta đã nhập nội, tiến hành nghiên cứu sản xuất lúa lai từ các nguồn Trung Quốc và việc lúa quốc tế IRRI. Vụ Đông Xuân 1993 - 1994 ở miền bắc diện tích là lúa lai đã lên tới 50.000 ha với năng suất bình quân là 6 – 8 tấn/ha, có những điển hình cho năng suất 14 –15 tấn/ha. Đến năm 2002, diện tích lúa lai đã tăng lên đến 500.000 ha. Số liệu ở bảng 2 cho thấy, đến năm 2010, diện tích lúa lai đã tăng lên đến 7.440.000 ha, năng suất gần 53,6 tạ/ha, sản lượng đạt 39.900.000 tấn. Đạt được thành tựu nói trên có thể nói rằng nhờ có sự lãnhđạo sáng suốt của Đảng và nhà nước đãđề ra nhiều chính sách hợp lý, áp dụng nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, vì vậy trong vòng mấy năm qua nước ta không chỉ đảm bảo an toàn lương thực cho hơn 86 triệu dân mà còn hàng năm xuất khẩu trên 43 triệu tấn gạo, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới.
Trong vài năm trở lại đây, diện tích trồng lúa cả nước tăng ít, do một số diện tích trồng lúa chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và một số cây trồng khác như: Rau, hoa có giá trị kinh tế cao. Mặc dù vậy, năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng đáng kể. Ngoài những nguyên nhân đã nêu trên, trong vòng – mấy năm qua, Việt Nam đã sử dụng bộ giống mới, đặc biệt là lúa lai và lúa chất lượng cao. Từ kết quả gieo cấy lúa lai vụ mùa năm 1991, Bộ NN&PTNT đã có chủ trương mở rộng gieo cấy lúa lai ờ Miều Bắc, Miều Trung và Tây Nguyên đã góp phần tăng năng suất lúa, bảo đàm an ninh lương
Đại học Kinh tế Huế
thực quốc gia, trên cơ sở đó xây dựng vùng lúa chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và giảm bớt diện tích lúa bấp bênh sang trồng cây khác.
1.2.3. Tình hình sản xuất ở huyện Diễn Châu
Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An , thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 18o52’30’’ đến 19o08’30’’ vĩ độ bắc và 108o 09’45’’ đến 108o 27’30’’ kinh độ đông, có diện tích tự nhiên la 30.492,4 ha . Phía bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía nam giáp huyện Nghi Lộc, phía tây giáp huyện Yên Thành và phía đông giáp với biển Đông.
Như ta đã biết đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như trong các hoạt động sản xuất. Việc sử dụng đất như thế nào và sử dụng vào mục đích gì phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm của đất. Tình hình sử dụng đất năm 2010 được thể hiện qua bảng:
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất ở Diễn Châu trong năm 2010
TT Loại đất Năm 2010
DT (Ha) Cơ Cấu ( % )
DT đất tự nhiên 30.494 100
I Đất nông nghiệp 21.744 71,31
1.1 Đất trồng cây hàng năm 14.838 48,66
- Đất trồng lúa 9.416 30,88
- Đất trồng cây hàng năm khác 5.371 17,61
- Đất trồng cây lâu năm 51 0,17
1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 6.110 20,04
- Rừng sản xuất 2.300 7,54
- Rừng phòng hộ 3.810 12,50
1.3 Đất sản xuất thủy sản 796 2,61
- Đất nuôi trồng thủy sản 590 1,93
- Đất làm muối 206 0,68
- Đất nông nghiệp khác
II Đất phi nông nghiệp 6.580 21,58
III Đất chưa sử dụng 2.170 7,11
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng số liệu ta thấy rằng trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích đất nông nghiệp có diện tích lớn hơn diện tích đất phi nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng, điều đó thể hiện:
- Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 21.744 ha chiếm 71,31% trong tổng số diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tich trồng lúa là 9.416 ha chiếm 30,88%.
- Đất phi nông nghiệp có diện tích là 6.580 ha chiếm 21,68%.
- Đất chưa sử dụng là 2.170 chiếm 7,11%.
Diễn Châu là huyện có vùng đồng bằng thấp trũng với diện tích lúa nước chiếm diện tích khá lớn. Trong những năm qua huyện đã rất cố gắng khắc phục khó khăn trong phát triển sản xuất lúa, trong giai đoạn từ năm 2002 – 2004 năng suất liên tục tăng nhưng vẫn chưa vượt qua mức 55 tạ/ha. Trong khi ấy, diện tích lại liên tục giảm.
Nhưng đến nay huyện Diễn Châu đã cố gắng khắc phục khó khăn phát triển sản xuất lúa là một trong những địa phương có sản lượng lúa lớn của tỉnh. Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện qua 2 năm được thể hiện như sau :
Bảng 4: Kết quả sản xuất lúa ở huyện Diễn Châu qua 2 năm 2009 –2010
Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2010/2009
± %
Cả năm
Diện tích Ha 18099 18099 0 0
Năng suất Tạ/ha 58,3 56,7 -1,6 -2,74
Sản lượng Tấn 105517,3 102621,33 -2895,97 -2,74
Vụ Xuân
Diện tích Ha 9118 9204 86 0,94
Năng suất Tạ/ha 68,15 68,5 0,35 0,51
Sản lượng Tấn 62139,17 63047,4 908,23 1,46
Vụ Hè Thu
Diện tích Ha 8981 8895 -86 -0,96
Năng suất Tạ/ha 48,3 45 -3,3 -6,83
Sản lượng Tấn 43378,13 39573,93 -3804,3 -8,77
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Diễn Châu)
Đại học Kinh tế Huế
Xem xét các chi tiêu trong bảng số liệu ở bàng 4 cho thấy: Diện tích đất canh tác lúa không tăng qua 2 năm. Năm 2009, sản lượng lúa cả năm của huyện là 105517,30 tấn, năm 2010 là 102621,33 tấn. Như vậy qua 2 năm ta thấy rằng sản lượng lúa đã giảm 2895,97 tấn. Như vậy nên cũng làm cho năng suất giảm so với năm 2009 là 1,6 ta/ha.Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm năng suất sản lượng trong năm vừa qua là do tình trạng thiên tai lũ lụt diễn ra thường xuyên đã gây nên thiệt hại không nhỏ tới việc sản xuất của bà con.Bên cạnh đó do điệu kiện phục vụ cho nông nghiêp không đảm bảo nên một số vùng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn trong việc tưới tiêu. Cuối vụ nhiều vùng bị khô hạn kéo dài các trạm bơm điện do chập chờn không đáp ứng được nhu cầu nên cũng ảnh hưởng tới năng suất lúa.
Ở vụ Xuân 2010, năng suất lúa của toàn huyện đạt được 68,50 ta/ha tăng 0,35 tạ/ha so với cùng kì năm 2009 tương ứng tăng 0,51%. Còn ở vụ Hè Thu năm 2010, năng suất lúa đạt 45 tạ/ha giảm 3,3 tạ/ha so với vụ Hè Thu năm 2009. Nguyên nhân của hiện tượng trên là doở vụ Hè Thu việc sản xuấtlúa gặp nhiều điều kiện bất lợi nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng của một số địa phương. Mặc dù đã được đảng và chính quyền quan tâm sâu sắc nhưng do phải chịu tác động mạnh của nhiều cơn bão, cùng với sâu bệnh phá hoại nên đã làm cho năng suất vụ Hè Thu giảm đi đáng kể.
Nhìn chung qua 2 năm, mặc dù diện tích lúa bình quân hàng năm không tăng nhưng nhờ bà con nông dân đã biết đưa một số giống mới vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, phân bón hợp lý cùng với sự chỉ đạo của các cấp chính quyền nên tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân toàn huyện có kết quả cao hơn.
Đại học Kinh tế Huế