CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
2.2 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
2.2.1 Tình hình nhân khẩu, lao động và DTGT của các hộ điều tra năm 2010 2.2.1.1 Nhân khẩu và lao động
Nghiên cứu nhân khẩu và lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quy mô sản xuất cũng như thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc vào quy mô và năng lực lao động.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 60 hộ gia đình có diện tích trồng lúa. Qua điều tra, tôi nhận thấy rằng: độ tuổi trung bình của lao động khá cao (xấp xỉ 50 tuổi) và trình độ văn hóa nhìn chung còn thấp. Đặc điểm này gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong công tác tiếp cận và vận dụng những kỹ thuật mới vào việc sản xuất. Qua điều tra ở xã Diễn Minh tôi đã thu thập được số liệu ở bảng sau:
Bảng 7: Tình hình dân số và lao động các hộ điêu tra
Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ giàu, khá BQC hoặc Tổng
1. Số hộ điều tra Hộ 3 11 46 60
2. Tổng số nhân khẩu Hộ 11 46 177 234
Số nhân khẩu BQ/hộ Hộ 3,66 4,18 3,84 4
3. Tổng số lao động Hộ 5 19 91 115
Số lao động BQ/hộ Hộ 1,66 1,72 1,97 2
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Đại học Kinh tế Huế
Trong 60 hộ điều tra có tất cả 234 nhân khẩu, như vậy bình quân chung là 4 khẩu/hộ. .Trong đó hộ trung bình có bình quân số nhân khẩu cao hơn cả là 4,18 nhân khẩu, tiếp đến là hộ khá, giàu là 3,84 nhân khẩu/hộ và sau cùng là hộ nghèo là 3,66 nhân khẩu/hộ. Nhìn chung số khẩu giữa các hộ gia đình không chênh lệch nhau là mấy. Trong quá trình điều tra tôi đã phân loại thành 4 thành phần trong 60 hộ điều tra:
Hộ nghèo có 3 hộ, hộ trung bình có 11 hộ, hộ khá và giàu có 46hộ. Tổng số lao động của 60 hộ điều tra là 115 lao động, bình quân mỗi hộ có 2 lao động. Tuy hộ khá, giàu có nhân khẩu bình quân chung thấp hơn hộ trung bình nhưng lại có bình quân laođộng cao hơn cả. Số lao động bình quân của hộ khá, giàu là 1,97 lao động, hộ trung bình là 1,72 lao động và hộ nghèo là 1,66 lao động. Lượng lao động này thấp so với thực tế vì thanh niên trong các hộ này đều đi làm xa, còn lại là chủ hộ đã gần hết tuổi lao động hoặc lao động phổ thông. Chính vì điều này nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả và hiệu quả sản xuất. Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã cần phải tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ về sản xuất nông nghiệp cho người lao động. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các ngành nghề, mở một số nghành nghề dịch vụ ngay tại địa phương để thu hút lao động vào làm việc đặc biệt là lao động trẻ tại địa phương, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lao động này. Có như vậy sản xuất nông nghiệp ở địa phương mới có thể đạt được những kết quả cao.
2.2.1.2 Cơ cấu diện tích gieo trồng
Diện tích gieo trồng bình quân hộ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quy mô và năng lực sản xuất, vấn đề sử dụng đất của các hộ gia đình. Kết quả điều tra thực tế tại địa phương được thể hiện trong bảng 8:
Bảng 8: Cơ cấu diện tích gieo trồng của các hộ điều tra năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ Trung bình Hộ khá, giàu Tổng
DT trồngLúa Sào 28,3 134,66 632,24 795,2
DT trồng Ngô Sào 0,52 7,46 27,01 34,99
DT trồng Khoai Sào 1,6 8,03 29,38 39,01
DT trồng Lạc Sào 0,34 1,29 7,17 8,8
DT trồng Rau Sào 1,97 3,76 18,81 24,54
DT khác Sào 1 1,53 2,53
Tổng DTGT Sào 32,73 156,2 716,14 905,07
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng ta thấy cơ cấu cây trồng của các hộ bao gồm lúa, ngô, khoai, lạc và một số diện tích khác.Tổng diện tích đấtgieo trồng của các hộ điều tra là 905,07 sào, trong đó hộ nghèo là 32,73 sào, hộ trung bình 156,2 sào và hộ khá giàu là 716,14 sào. Trong các loại cây thì lúa là cây trồng chiếm diện tích lớn nhất chiếm 795,2 sào trong tổng diện tích gieo trồng. Do ở đây điều kiện thuận lợi nên các hộ làm được cả 2 vụ lúa chính là vụ Xuân và vụ Hè Thu. Điều này chứng tỏ mặc dù cây lúa không đem lại giá trị kinh tế lớn nhưng đây là cây lương thực quan trọng đối với các hộ gia đình.Ở xã do có chủ trương đẩy mạnh chăn nuôi nên người dân ở đây đã chuyển một phần đất trồng lúa sang trồng ngô, khoai nhằm phục vụ cho chăn nuôi. Diện tích trồng khoai là 39,01 sào, diện tích trồng ngô là 34,99 sào. Ngoài ra còn có một số diện tích gieo trồng khác như lạc có diện tích là 8,8 sào, rau có diện tích là 24,54 sào và diệntích khác là 2,52.
Qua thực tế điều tra và dựa vào điều kiện của vùng thì cơ cấu cây trồng của các hộ ở đây tương đối hợp lý. Tuy nhiên để có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất nông nghiệp thì cần phải tăng tính bền vững cho mỗi loại cây trồng, đồng thời có biện pháp chuyển đổi những loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao phù hợp với chất đất và điều kiện sinh thái của vùng. Bên cạnh đó phải không ngừng nâng cao độ phì nhiêu cho đất bằng cách đầu tư thâm canh, luân canh cây trồng trên mỗi thửa ruộng.
2.2.2 Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật chính là yếu tố quyết định đến năng suất lao động, thời gian làm việc của một hoạt động sản xuất. Nếu trong quá trình sản xuất mà được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị kĩ thuật hiện đại thì sẽ nâng cao được năng suất lao động, đây nhanh tiến độ sản xuất và giải phóng sức lao động cho con người. Tình hình trang bị cơ sở vật chất của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 9:Đại học Kinh tế Huế
Bảng 9: Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của hộ điều tra ( BQ/Hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Tổng
Trong đó
Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ giàu, khá
Trâu, bò cày kéo Con 33 2 6 25
Xe kéo Chiếc 61 3 11 47
Máy cày bừa Chiếc 12 1 5 6
Bình phun thuốc Chiếc 47 3 8 36
Công cụ khác Chiếc 224 9 45 170
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trên địa bàn, tôi thấy trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây còn rất hạn chế, sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào con trâu, cái cày và các nông cụ thô sơ khác. Bình quân chỉ có 0,55 con trâu bò cày kéo và 0,2 máy cày bừa trên hộ. Nguyên nhân là do thu nhập của người dân ở đây còn thấp, diện tích đất còn manh mún không liền khoảnh và người dân chưa biết điều khiển máy móc còn nhiều nên việc trang bị kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn chưa được đầu tư ở đây, 1 hộ trung bình có 1,02 xe kéo, 0,78 bình phun thuốc và 3,73 công cụ khác.
Nhìn chung, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ điều tra vẫn còn đang rất thấp, hầu hết các hộ đều sử dụng các nông cụ truyền thống và tự có để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Điều này đã làm chậm quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn và làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp của các hộ trên địa bàn nghiên cứu. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là cần đầu tư thêm máy móc để tăng năng suất và hiệu quả lao động, đóng góp cho sự phát triển của xã nhà.
2.2.3 Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất. Để nâng cao hiệu quả kinh tế thì cần tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí.Ở đây việc tối thiểu hóa chi phí cần phải hiểu một cách rõ ràng nhất. Chúng ta cần phải đầu tư vào khoản mục chi phí để nâng cao năng suất cây lúa, đồng thời phải đảm
Đại học Kinh tế Huế
bảo được chất lượng của sản phẩm.. Bên cạnh đó cần giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết để đảm bảo hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Trước hết chúng ta nói đến chi phí trung gian (IC), đây là tiêu chí quan trọng nhất trong quá trình đầu tư sản xuất. IC trong sản xuất lúa bao gồm các khoản đầu tư như: phân bón, thuốc BVTV, giống và các chi phí dịch vụ như: thuê làm đất, tuốt lúa, thủy lợi phí… Bên cạnh đó còn có các dụng cụ rẻ tiền mau hỏng cũng được đưa vào và những khoản này thuộc các khoản chi phí khác. Các khoản chi phí này rất dễ lượng hóa, riêng khoản mục chi phí mua sắm dụng cụ sản xuất hàng năm là khó khăn cho công việc tính toán.
Ở khu vực nông thôn hiện nay, các hoạt động sản xuất của các nông hộ là vô cùng đa dạng và phong phú, họ vừa tham gia sản xuất lúa, chăn nuôi và nuôi cá… Do đó, các loại công cụ kể trên cũng được sử dụng trong các hoạt động sản xuất này. Việc tính toán chi phí cho các công cụ này chỉ mang tính tương đối. Ở đây, chúng tôi căn cứ vào thời gian sử dụng các công cụ trên cho việc sản xuất của các nông hộ để phân bổ chi phí.
Chỉ tiêu thứ hai trong khoản mục chi phí là thù lao lao động. Lao động trong sản xuất chủ yếu được huy động từ gia đình, tuy nhiên để cho quá trình tính toánđược cụ thể thì thù lao lao động phục vụ cho sản xuất lúa vẫn được đưa vào. Tại địa phương hiện nay, giá trị một công lao động cho sản xuất lúa từ 80.000 – 110.000 đồng. .
Để thấy được mức chi phí cho sản xuất lúa của các nông hộ chúng ta trực tiếp theo dõi bảng số liệu sau:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 10: Cơ cấu, chi phí sản xuất lúa bình quân/sào của nông hộ qua haivụ ( BQ/Sào )
Chỉ tiêu ĐVT Hộ Nghèo Hộ Trung bình Hộ khá giàu
Vụ Đông Xuân
1.Chi phí đầu tư/sào 1000 đ 310,92 480,64 544,39
a. Giống/sào 1000 đ 21,20 35,09 39,80
b. Phân bón/sào 1000 đ 219,76 349,15 387,65
c. Thuốc BVTV/sào 1000 đ 16,33 20,02 26,32
d. Thủy lợi/sào 1000 đ 5,93 5,93 5,93
e. Thuê máy/sào 1000 đ 11,66 17,24 34,67
f. Chi phí khác/sào 1000 đ 36,04 53,21 50,02