CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
2.1 Tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Diễn Minh làvùng đồng bằng chiêm trũng, sản xuất độc canh cây lúa nằm về phíaĐông Nam của huyện Diễn Châu, cách thị trấn Diễn Châu 7 km. Với tổng diện tích tựnhiên là 1.048 ha, chiếm 6,42% diện tích toàn huyện. Tọa độ địa lý và ranh giới hành chính được giới hạn như sau: 16040’13’’ vĩ độ Bắc, 107021’58’’ kinh độ Đông.
+ Phía Đông giáp xã Diễn Bình.
+ Phía Tây giáp xã Vĩnh Thành.
+ Phía Nam giáp quốc lộ 7A, xã Vĩnh Thành..
+ Phía Bắc giáp thị trấn Hợp Thành
Với điều kiện địa lý như vậy, xã Diễn Minh có lợi thế về đường bộ, dễdàng trao đổi buôn bán với các xã khác trong huyện, giáp với quốc lộ 7A giúp cho xã có điều kiện tốt trong giao thương. Ưu thế của xã là trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa nhưng do xã nằm ở vùng trũng thấp nên thường xuyên xảy ra lũ lụt đã gây không ít khó khăn cho vùng trong việc sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình là một trong những yếu tố tự nhiên cơ bản gây ra sự phân hóa khí hậu và từ đó ảnh hưởng đến sự phân bố cơ cấu cây trồng. Ngoài ra tùy thuộc theo độ cao và cấp độ dốc của địa hình mà nó sẽ phân hóa khí hậu theo độ cao cũng như sẽ ảnh hưởng đến quá trình xói mòn đất và kỹ thuật canh tác.
Xã Diễn Minh có địa hình bằng phẳng, không có đồi núi, cóthểchia làm 2 vùng:
- Vùng vùng đồng bằng phía Nam có 4 xóm là vùng đồng bằng chạy dọc theo trục đường 7A nhưng do địa hình trũng thấp nên thường xuyên bị ngập úng lũ lụt vào các mùa mưa. Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp thường chịu nhiều thiệt hại do thiên tai.
Đại học Kinh tế Huế
- Vùng đồng bằng phía Bắc gồm có 3 xóm là vùng giáp với thị trấn Hợp Thành nên có nhiều điều kiện giao thương với nhau. Vùng này ngoài sản xuất chính là trồng trọt còn phát triển thêm nhiều nghành nghề dịch vụ như buôn bán, đan lát, ...
Nhìn chung địa hình của xã Diễn Minh mang đặc điểm chung của vùng canh tác lúa nước và hoa màu, hàng năm thường xuyên bị ngập úng (với mức độ ngập nông) vào mùa mưa, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn đi lại khó khăn vào mùa mưa.
2.1.1.3 Điều kiện khí hậu
Xã Diễn Minh thuộc huyện Diễn Châu tỉnh nghệ annên nói chung nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 260C, biên độ giữa các tháng trong năm chênh lệch nhau từ 70C đến 90C. Lượng mưa bình quân là hàng năm là 3000mm, độ ẩm bình quân là 84%. Nhìn chung thời tiết khí hậu khá phù hợp với sự phát triển của các loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm.
- Chế độ mưa: Do mùa mưa trùng với mùa gió bão từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình 3000mm, kết hợp với địa hình trũng ở cuối sông nên gây ra lũ lụt, ngập úng ở nhiều nơi. Mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, lượng nước bốc hơi gây ra khô hạn kéo dài, đặc biệt ở các thôn gần đầm phá nước lợ dễxâm nhập vào sâu bên trong đất liền gây nên tổn thất cho người dân. Bởi vậy, việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của toàn xã.
- Chế độ gió: Các hướng gióchính là gióĐông Nam, Tây Nam, gió Tây Bắc, Đông Bắc.
Gió mùa mùa Hạcó từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình 1,3 - 1,6 m/s Gió mùa mùaĐông cótừ tháng 10 đến tháng 4, tốc độ trung bình 1,6 - 1,9 m/s, khi có khí lạnh tràn vềlênđến 17- 18m/s tối đa đạt 20 m/s.
Đại học Kinh tế Huế
2.1.1.4 Điều kiện thủy văn
Nước là thành phần căn bản nhất tạo nên sự sống trên bề mặt trái đất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Đối với hệ thống cây trồng nước là yếu tố rất cần thiết vì nó ảnh hưởng đến tính mùa vụ, năng suất và thậm chí ảnh hưởng đến việc phân bố cơ cấucây trồng.
Xã Diễn Minh là xãcó vùng đồng bằng trũng tuy lưu lượng nước hàng năm thấp nhưng việc tiêu nước ngập úng rất khó khăn. Vùng chỉ có sông Biên Hòa là con sông lớn nhất, nó ảnh hưởng tới vấn đề thủy văn của xã. Con sông này chảy qua xã với chiều dài khoảng 40km, ước tính khoảng 700 ha mặt nước nên lượng nước cũng đủ cung cấp cho cả vùng. Đây vừa là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp vừa là mạch máu giao thông đường thủy rất thuận lợi.
2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội
Những năm gần đây, thực hiện việc đổi mới nền kinh tế cùng với cả nước xã Diễn Minh đãđược những thành tựu đáng kể. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nền kinh tế của xã tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp- chăn nuôi gia súc gia cầm- ngành nghề và dịch vụ.
Trong giai đoạn 2008 - 2010, được sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên, của thường vụ Đảng ủy, Thường trực hội đồng nhân dân xã, kếthừa những thành tựu đạt được trong những năm qua, tiềm năng tài nguyên đất đai, con người sức lao động. Cán bộ và nhân dân toàn xã tăng cường đoàn kết, phát huy nội lực và tranh thủ quan tâm lãnh đạo cấp trên, vượt khó khăn cho nên giai đoạn 2008 - 2010 đạt được những kết quả quan trọng:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân hàng năm 13,2 %.
- Thu nhập bình quânđầu người đạt 9,5 –9,7 triệu đồng/năm.
- Bình quân lương thực đầu người 1071 kg/năm
-Lao động dịch vụ và việc làm đạt khoảng 1.798.360.000 đồng.
Trong những năm qua cơcấu kinh tếcủa xãđã có sựchuyển dịch theo hướng tăng tỷtrọng tiểu thủcông nghiệp vàthương mại dịch vụgiảm dần tỷtrọng nông nghiệp, tuy nhiên tỷtrọng nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷtrọng cao.
Đại học Kinh tế Huế
2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động
Nhìn chung những năm gần đây dân số tăng nhẹ qua từng năm, là nhờ công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng mô hình cụm dân cư không sinh con thứ 3 trở lên. Hơn nữa ý thức người dân ngày càng cao. Như vậy hộ gia đình ngày càng tăng, bình quân nhân khẩu trên hộ lại giảm đi so với trước đây.
Các cán bộ lãnh đạo không ngừng quan tâm đến việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, như phát triển tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề dịch vụ, và xuất khẩu lao động sang các nước Nhật, Đài Loan, Lào, Malayxia... Và đây cũng chính nguyên nhân làm cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống rất đáng kể mặc dù tổng số lao động tăng lên. Ngoài ra, nông dân đều ý thức được rằng, sản xuất nông nghiệp vốn mang lại lợi nhuận rất thấp, lại mang tính rủi ro cao như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh… Nên việc họ phải tìm kiếm nhiều công việc khác, để cải thiện cuộc sống là điều tất yếu.
2.1.2.2 Tình hìnhđất đai và tình hình sản xuất lúa
Đất đai là tài nguyên quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển của xã hội loài người. Nó là điều kiện của sinh vật sống, là nơi có sự sống, là tiền đề đầu tiên cho quá trình sản xuất. Nhất là trong sản xuất nông nghiệp nó vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng sản xuất. Do đó quy mô sản xuất của xã được thể hiện ở chiều rộng tức là đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng như thế nào trong quỹ đất của xã. Trong nhiều năm xã đã có nhiều chính sách biện pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và đã có nhiều tích cực. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 5: Quy mô cơ cấu sử dụng đất xã Diễn Minh
CHỈ TIÊU
Năm 2010
Diện tích Cơ cấu
(ha) %
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 425,3 100
I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 291,14 68,46
1. Đất trồng lúa 255,39 60,05
2. Đất trồng cây hàng năm còn lại 28,55 6,71
3. Đất trồng cây lâu năm 0,71 0,17
4. Đất lâm nghiệp 2,2 0,52
5. Đất rừng sản xuất 2,2 0,52
6. Đất nuôi trồng thủy sản 2,09 0,49
7. Đất nông nghiệp khác
II. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 115,42 27,14
III. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 18,74 4,41
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch đất xã Diễn Minh 2010) Thông qua số liệu thu thập, ta thấy cơ cấu sử dụng đất của xã Diễn Minh trong năm 2010. Mặc dù tổng diện tích đất tự nhiên không lớn chỉ 425,3 ha nhưng diện tích đất nông nghiệp khá cao. Điều đó được thể hiện là :
-Đất sản xuất nông nghiệp códiện tích là 291,14 ha chiếm 68,46 % trong tổng số diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất trồng lúa cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 60,05 % tương ứng với 255,39 ha.
-Đất phi nông nghiệp có diện tích là 115,42 ha chiếm 27,14 % trong tổng diện tích đất tựnhiên của xã.
-Đất chưa sử dụng có diện tích là 18,74 ha tương ứng với 4,41% trong tổng diện tích đất tư nhiên.
Nói chung tình hình sử dụng đất đai của xã đã có hướng tích cực. Nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế như diện tích đất chưa sử dụng còn chiếm nhiều ( 4,41
Đại học Kinh tế Huế
%). Địa phương cần có kế hoạch sử dụng đất triệt để tiềm năng đất đai, hơn nữa khâu tài chính còn hạn chế để khai thác chúng trong khi đất cát khó sử dụng.
Ở Diễn Minh lúa được xác định là cây trồng chủ lực và mang lại giá trị kinh tế cao cho sản xuất nông nghiệp của xã. So với những cây nông nghiệp ngắn ngày khác thì lúa là cây trồng có năng suất sản lượng lớn hơn cả. Kết quả sản xuất lúa của Diễn Minh được thể hiện rõ qua bảng sau :
Bảng 6:Tình hình sản xuất lúa của xã qua 3 năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
± % ± %