CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA
2. Công lao động gia
đình/sào 1000 đ 147,34 178,24 125,17
Tổng 1000 đ 458,26 658,88 669,56
VụHè Thu
1.Chi phí đầu tư/sào 1000 đ 299,02 445,97 503,7
a. Giống/sào 1000 đ 17,8 31,06 37,14
b. Phân bón/sào 1000 đ 209,56 327,32 359,63
c. Thuốc BVTV/sào 1000 đ 15,76 18,06 24,12
d. Thủy lợi/sào 1000 đ 5,93 5,93 5,93
e. Thuê máy/sào 1000 đ 12,87 15,45 29,82
f. Chi phí khác/sào 1000 đ 37,01 48,15 47,06
2. Công lao động gia
đình/sào 1000 đ 139,13 145,38 133,23
Tổng 1000 đ 438,15 591,35 636,93
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Nhìn vào bảng số liệuta thấy: Trong vụ Xuân, tổng chi phí bình quân/sào của các nhóm hộ không giống nhau, chi phí nhiều nhất là nhóm hộ khá giàu với tổng chi phí đầu tư là 669,56 nghìn đồng/sào, tiếp đến là nhóm hộ trung bình với mức tổng chi phí
Đại học Kinh tế Huế
nghìn đồng/sào. Trong đó chi phí phân bón là khoản chi phí nhiều nhất hết 387,65 nghìn đồng/sào là của nhóm hộ khá giàu, chiếm 57,89% tổng chi phí sản xuất. Nhóm hộ trung bình có mức đầu tư cho phân bón là 349,15 nghìn đồng/sào và nhóm hộ nghèo có mức chi phí cho phân bón là 219,16 nghìnđồng/sào. Mức chi phí lớn thứ hai trong tổng chi phí làcông lao động. Qua bảng ta nhận thấy công lao động của nhóm hộ trung bình là cao nhất, xếp thứ hai là nhóm hộ khá giàu và ít nhất là nhóm hộ nghèo.Chi phí cho giống ở các nhóm hộ trong vụ xuân này cũng có sự khác nhau.
Nhóm hộ nghèo chỉ có 21,2 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình sử dụng 35,09 nghìn đồng/sào, và nhóm hộ khá giàu mất khoảng 39,8 nghìnđồng/sào. Trong khi đóchi phí phân bón và giống ở vụ Hè Thu lại ít hơn so với vụ Xuân. Thật vậy trong khi ở vụ xuân chi phí sản xuất đều cao thì qua vụ hè thu lại giảm xuống. Như ở nhóm hộ khá giàu tổng chi phí chỉ còn là 636,93 nghìnđồng/sào, giảm 32,63 nghìn đồng/sào. Nhóm hộ trung bình và nhóm nghèo cũng đều giảm xuống với tổng chi phí ở vụ hè thu cho nhóm hộ trung bình là 591,35 nghìn đồng/sào, nhóm hộ nghèo là 438,15 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do vụ Hè Thu bên cạnh các hộ tận dụng được các nguồn phân có sẵn có từ chăn nuôi, họ còn đầu tư phân bón một cách đầy đủ và hợp lý hơn, vì vậy mà các nhóm hộ đã phần nào giảm bớt được chi phí sản xuất.
Qua phân tích ta thấy, phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quá trình sản xuất lúa. Cần phải biết sử dụng cân đối phân bón để đạt được kết quả cao. Tuy nhiên các chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất khá lớn nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập cũng nhu lợi nhuận của người dân. Vì vậy tạo điều kiện để giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là giải phóng sức lao động cho người nông dân không những giúp họ trong việc nâng cao năng suất sản lượng mà còn giúp họ rất lớn trong vấn đề giải phóng sức lao động của chính họ.
2.2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra
Từ việc chọn giống lúa tốt đưa vào sản xuất đến thực hiện bón phân và sử dụng thuốc BVTV hợp lý đều nằm ngoài mục đích nâng cao sản lượng. Trong quá trình sản xuất lúa, để đạt được mục đích cao nhất trên một đơn vị diện tích thì vấn đề đặt ra phải đạt được năng suất và sản lượng cao nhất. Bởi vậy mà sản lượng được xem là đích đạt đến cuối cùng của người trồng lúa. Để thấy rõ hơn về sản lượng lúa giữa hai nhóm hộ
Đại học Kinh tế Huế
sản xuất, ta phân tích diện tích, năng suất, sản lượng lúa bình quân/hộ/vụ của các nông hộ điều tra thông qua bảng:
Bảng 11: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Hộ nghèo Hộ Trung
bình
Hộkhá, giàu
Vụ Đông Xuân
Diện tích gieo trồng
bq/hộ Sào 4,72 6,12 5,56
Năng suất bq/hộ Tạ/sào 3,07 3,15 3,68
Sản lượng bq/hộ Tạ 14,50 19,27 20,48
Vụ Hè Thu
Diện tích gieo trồng
bq/hộ Sào 4,72 6,12 5,56
Năng suất bq/hộ Tạ/sào 3 3,02 3,63
Sản lượng bq/hộ Tạ 14,17 18,45 20,21
Cả Năm
Diện tích gieo trồng
bq/hộ Sào 9,44 12,24 11,12
Năng suất bq/hộ Tạ/sào 3,13 3,05 3,58
Sản lượng bq/hộ Tạ 29,54 37,33 39,8
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng số liệu ta thấy, mặc dù diện tích gieo trồng của 2 vụ đều bằng nhau nhưng năng suất và sản lượng của vụ Hè –Thu lại thấp hơn so với vụ Đông – Xuân.
Điều đó được thể hiện năng suấtbình quân vụ Đông - Xuân là 3,3 tạ/sào trong khi vụ Hè - Thu là 3,12 tạ/sào. Nguyên nhân là trong vụ Đông – Xuân điều kiện thuận lợi hơn, thời tiết lại ấm áp nên lúa sinh trưởn và phát triển tốt còn vụ Hè – Thu do phải chịu ảnh hưởng từ nhiều cơn bão nên đã gây ngập úng một phần cộng với sâu bệnh phá hại đã làm cho sản lượng lúa của các nông hộ giảm đáng kể, cụ thể là sản lượng lúa bình quân chung trong vụ Đông –Xuân là 20,01 tạ/hộ, trong khi đó ở vụ Hè - Thu sản lượng lúa chỉ đạt 19,59 tạ/hộ.
Nhìn vào bảng ta cũng thấy được dù diện tích gieo trồng của các loại nhóm
Đại học Kinh tế Huế
khá, giácó sản lượng và năng suất cao hơn cả, tiếp đến là nhóm hộ trung bình và thấp nhất là hộ nghèo. Điều đó được thể hiện là:ở vụ đông xuân nhóm hộ khá, giàu có bình quân sản lượng 20,48 tạ/hộ, hộ trung bình có sản lượng bình quân là 19,27 tạ/hộ và nhóm hộ nghèo sản lượng chỉ đạt 14,5 tạ/hộ. Ở vụ hè thu mặc dù sản lượng của ba nhóm hộ trên có thay đổi nhưng đứng đầu vẫn là nhóm hộ khá giàu với 20,21 tạ/ha, nhóm hộ trung bìnhđạt 18,45 tạ/hộ và nhóm hộ nghèo là 14,17 tạ/hộ. Qua đây ta thấy được là hộ khá giả có sự đầu tư các yếu tố đầu vào cũng như có sự chăm sóc tốt hơn nêncuối vụ luôn đạt sản lượng cao hơn. Hộ nghèo do có thu nhập thấp nên đầu tư cho các yếu tố đầu vào kém hơn nên sản lượng và năng suất kém hơn.
Nhìn chung cả diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm của các hộ chưa cao nên chỉ đủ đápứng nhu cầu trong gia đình. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới là cần có biện pháp phù hợp để nâng cao năng suất và sản lượng lúa đáp ứng nhu cầu và để bán ra thị trường nhằm nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp chính quyền và người nông dân.
2.2.5 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ Hiệu quả kinh tế là tiền đề để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc lựa chọn phương án tối ưu trong sản xuất. Đây là một phạm trù kinh tế khách quan, nó phản ánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng đạt được và phần hao phí vật chất, lao động bỏ ra trong suốt quá trình hoạt động kinh tế. Các chỉ tiêu cơ bản để phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế là: Gía trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), tổng chi phí (TC), lợi nhuận (Pr), gía trị tăng thêm (VA) tính trên 1 sào lúa, hiệu suất GO/IC, VA/IC, Pr/TC. Việc sản xuất lúa ở đây hầu như sử dụng các TLSX nhỏ, giá trị không lớn (ngoại trừ trâu, bò cày kéo, máy cày) do mức khấu hao cho hoạt động sản xuất lúa là không đáng kể nên khi tính chi phí này coi như bằng không. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 12:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ điều tra ( BQ/Sào )
Chỉ tiêu ĐVT Hộ Nghèo Hộ trung bình Hộ khá, giàu
Vụ Đông Xuân
1. GO/sào 1000đ 1052,82 1281,16 1415,72 2. IC/sào 1000đ 310,92 480,64 544,39 3. TC/sào 1000đ 474,31 671,12 672,53 4. Pr/sào 1000đ 495,21 683,43 691,65 5. VA/sào 1000đ 741,9 800,52 871,33
6. GO/IC Lần 3,38 2,66 2,60
7. VA/IC Lần 2,38 1,66 1,6
8. Pr/TC Lần 1,04 1,02 1,03
Vụ Hè Thu
1. GO/sào 1000đ 1104,14 1273,19 1320,86 2. IC/sào 1000đ 299,02 445,97 503,7 3. TC/sào 1000đ 462,35 627,18 654,23 4. Pr/sào 1000đ 641,79 646,01 666,63 5. VA/sào 1000đ 805,12 827,22 817,16
6. GO/IC Lần 3,69 2,85 2,62
7. VA/IC Lần 2,69 1,85 1,62
8. Pr/TC Lần 1,38 1,03 1,02
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy có sự chệch lệch nhỏ giữa các chỉ tiêu trong hai vụ Đông Xuân – Hè Thu. Nhìn chung thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong vụ Đông Xuân đều cao hơn Hè Thu như: GO bình quân chung của vụ Xuân là 1500,75 nghìn đồng/sào còn vụ Hè Thu chỉ 1469,25 nghìn đồng/sào. Trong đó nhóm hộ nghèo đạt 1052,82 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình đạt 1281,16 nghìn đồng sào, nhóm hộ khá giàu 1415,72 nghìnđồng . Còn ở vụ Hè thu GO của nhóm hộ nghèo đạt 1104,14 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình đạt 1273,19 nghìn đồng/sào, nhóm hộ khá giàu đạt
Đại học Kinh tế Huế
quan tâm đầu tư nhiều chi phí trung gian cho vụ Xuân hơn: chi phí trung gian bình quân cho vụ Xuân là 515,39 nghìn đồng/sào trong khi vụ Hè Thu chỉ có 509,38 nghìn đồng/sào. Trong đó ở vụ Xuân nhóm hộ khá giàu có chi phí lớn nhất là 544,39 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình có chi phí 480,64 nghìn đồng/sào, nhóm hộ nghèo có chi phí 310,92. Do vậy mà giá trị gia tăng bình quân vụ Xuân đem lại cho nhóm hộ khá giàu là 871,33 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình là 800,52 nghìn đồng/sào, nhóm hộ nghèo là 741,9 nghìn đồng/sào và vụ Hè Thu nhóm hộ khá giàu đạt 817,16 nghìnđồng/sào, nhóm hộ trung bìnhđạt827,22 nghìnđồng. Tổng chi phí của vụ Xuân cũng cao hơn vụ Hè thu: TC/sào vụ xuân của nhóm hộ khá giàu là 672,53 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình là 671,12 nghìn đồng/sào, nhóm hộ nghèo là 474,31 nghìnđồng/sào. Vụ Hè thuTC của nhóm hộkhá giàu là 654,23 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình là 627,18 nghìn đồng/sào, nhóm hộ nghèo 462,35 nghìn đồng/sào. Lợi nhuận bình quân trên sào ở vụ Xuân của nhóm hộ khá giàu 691,65 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình 683,43 nghìn đồng/sào, nhóm hộ nghèo 495,21 nghìn đồng/sào.
Cònvụ Hè thu lợi nhuận của nhóm hộ khá giàu 666,63nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình 646,01 nghìnđồng/sào, nhóm hộ nghèo là 641,79 nghìnđông/sào. Vì vậy mà các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đem lại trong vụ Xuân cũng cao hơn vụ Hè Thu. Ở vụ Xuân, nhóm hộ khá giàu đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra 2,6đồng giá trị sản xuất, nhóm hộ trung bình đạt 2,66 và nhóm hộ nghèo đạt 3,38. Ở vụ Hè Thu, nhóm hộ khá giàu sẽ đầu tư một đồng chi phí trung gian sẽ đạt 2,62 đồng giá trị sản xuất, nhóm hộ trung bình là 2,85 đồng, nhóm hộ nghèo đạt 3,69 đồng. Còn tỷ suất lợi nhuận ở Vụ Xuân, nhóm hộ khá giàu cứ bỏ ra một đồng chi phí thì sẽ tạo ra được 1,03 đồng lợi nhuận, nhóm hộ trung bình đạt 1,02 đồng và nhóm hộ nghèo 1,04 đồng. Vụ Hè thu, nhóm hộ khá giàu cứ bỏ ra một đồng chi phí sẽ tạo ra 1,02 đồng lợi nhuân, nhóm hộ trung bìnhđạt 1,03 đồng và nhóm hộ nghèo đạt 1,38 đồng. Như vậy xãđã có sự phân biệt rõ ràng trong đầu tư đối với vụ Xuân và vụ Hè Thu. Nguyên nhân chính cũng là do đặc điểm thời tiết vụ Đông Xuân thuận lợi và thích hợp hơn so với vụ Hè Thu nên cho năng suất sản lượng cao hơn.
Từ những phân tích về kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra qua 2 vụ Xuân và Hè Thu có thể kết luận: so sánh giữa 2 vụ thì vụ Xuân đem lại hiệu quả
Đại học Kinh tế Huế
cao hơn vụ Hè Thu. Các hộ đã biết cách đầu tư hợp lý giữa các yếu tố đầu vào để có hiệu quả tốt nhất cho cây lúa, đặc biệt trong vụ Hè thu. Vấn đề đặt ra là các hộ cần phát huy hơn nữa thế mạnh của mình để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.
Đồng thời có kế hoạch chuyển diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị cao hơn. Làm được như vậy mới mong nâng cao được thu nhập cho gia đình.
Đại học Kinh tế Huế