Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 bản gốc (Trang 74 - 91)

Trước khi tiến hành đầu tư phải thực hiện phân loại rõ ràng từng nhóm tài sản cố định, xác định số tài sản cố định hư hỏng, loại sửa chữa được thì cần áp dụng biện pháp khắc phục, loại không còn khả năng phục hồi thì thanh lý thu hồi vốn

Có biện pháp cụ thể để đánh giá lại tài sản cố định để xác định đúng giá trị còn lại của tài sản cố định, từ đó có biện pháp khấu hanh nhanh để thu hồi vốn, tránh tình trạng khấu hao quá thấp hoặc so với hao mòn thực tế làm thất thoát vốn kinh doanh, tránh tình trạng khấu hao quá cao làm gia tăng chi phí sản xuất dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút quá nhiều.

Những công trình thi công ngày càng đòi hỏi cao hơn về các loại máy móc, thiết bị. Do đó, trong thời gian tới công ty cần đầu tư lớn hơn nữa vào máy móc thiết bị thi công để giảm tiêu hao sức lao động, vật liệu từ đó giảm

được chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu đồng thời giảm bớt đầu tư vào nhà cửa, vật kiến trúc.

Bên cạnh đó, toàn bộ tài sản cố định phải được tận dụng tối đa công suất, xây dựng hệ thống bảo quản tài sản tốt tránh hao mòn vô hình. Ngoài việc sử dụng cần xác định được hệ số hao mòn đánh giá chính xác giá trị còn lại, áp dụng những biện pháp cho thuê tài sản. Công ty cần chú trọng nâng cao năng lực tay nghề cho công nhân trực tiếp sử dụng tài sản, định kỳ phải tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng nhằm đạt công suất theo kế hoạch. Đối với phương tiện vận tải cần phải mở rộng thị trường tăng hàng hóa vật tư chuyên chở.

3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Thứ nhất, vốn huy động chủ yếu của công ty là từ nguồn vốn vay nên chi phí sử dụng vốn vay sẽ làm giảm doanh thu, giảm lợi nhuận của công ty. Hệ số ROAe của công ty là rất thấp so với lãi suất cho vay trên thị trường, do đó công ty nên gia tăng vốn chủ sở hữu, tăng tính tự chủ về mặt tài chính, giảm các rủi ro về khả năng thanh toán. Cần chủ động linh hoạt trong quá trình huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo huy động đủ vốn với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, sử dụng có hiệu quả đòn bẩy tài chính nhưng vẫn đảm bảo phát huy quyền tự chủ tài chính của công ty.

Xác định một cách khoa học, hợp lý nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng các công trình thiếu vốn trong khi giá cả nguyên vật liệu tăng nhanh làm cho chậm tiến độ công trình thi công hay vốn thừa gây ứ đọng vốn làm cho công ty phải trả nhiều lãi vay hơn.

Kế hoạch huy động vốn là một vấn đề phức tạp được đặt ra, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ từ bên trong hay bên ngoài thích hợp nhằm tạo ra được một tỷ suất sinh lời tối thiểu bù đắp được chi phí. Xác định khả năng vốn hiện có và huy động lượng vốn cần thiết từ các nguồn khác như nguồn vốn chiếm dụng, vay ngân hàng. Thiết lập kế hoạch cho việc phân phối và việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, trên

cơ sở đó xác định thứ tự ưu tiên đầu tư, thứ tự cấp vốn đối với các công trình như đối với các tài sản cần lượng vốn quá lớn như dây chuyền sản xuất, công ty có thể chưa đầu tư vay vốn để mua vì điều này sẽ gây rủi ro lớn, mà tạm thời thuê ngoài của các công ty khác; đối với các tài sản có giá trị nhỏ hơn không cần lượng vốn quá lớn thì cần cân nhắc giữa cơ cấu đầu tư mới với tài sản khác để đầu tư làm phát huy tối đa năng lực của tài sản

Về phía công trình thì tùy thuộc từng công trình có điều kiện cấp vốn khác nhau : có công trình có chủ đầu tư ứng trước vốn, có công trình sau khi hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ mới nghiệm thu. Đối với những công trình ứng trước vốn thường đòi hỏi đẩy nhanh tiến độ từ yêu cầu của chủ đầu tư nên được ưu tiên cấp vốn trước.

Trong khi thực hiện phải căn cứ kế hoạch huy động và sử dụng vốn đã tạo lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Nếu như trong quá trình kinh doanh phát sinh nhu cầu vốn thì công ty phải chủ động cung ứng kịp thời để quá trình thi công không bị gián đoạn hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Nếu thừa vốn thì công ty cần có biện pháp xử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng, cho vay lấy lãi, đem đi góp vốn liên doanh, liên kết.

Thứ hai, lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả cao nhất, đảm bảo kết cấu tài sản cố định hợp lý theo hướng tăng tài sản cố định trực tiếp sản xuất, thực hiện khai thác có hiệu quả năng lực máy móc hiện có, áp dụng biện pháp khấu hao phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.

3.2.4. Các biện pháp thực hiện doanh thu

3.2.4.1. Đa dạng hóa hình thức đầu tư tìm kiếm các nguồn lợi mới

Hoạt động chính của công ty vẫn là thi công các công trình, chính vì vậy hầu hết các chính sách, nguồn lực của công ty vẫn là chú trọng tập trung cho các công trình xây dựng. Do đó, lợi nhuận của công ty chưa thể tối đa hóa trong điều kiện còn nguồn tiền nhàn rỗi như tiền gửi ngân hàng hay chứng chỉ đầu tư ngắn hạn. Trong lý thuyết kinh tế vẫn luôn tồn tại câu nói “Không để

trứng cùng một giỏ” là để cảnh báo về những rủi ro nhất định khi đầu tư tập trung vào một mảng nhất định. Bới vậy, nếu côngty còn duy trì được khả năng thanh khoản của mình thì nên có sự đa dạng hóa đầu tư. Ngoài các hoạt động của công ty, công ty nên thâm nhập vào các hoạt động đầu tư tài chính khác như đầu tư chứng khoán khi thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu phục hồid để thu lợi nhuận, góp phần đẩy tổng lợi nhuận tăng lên. Tuy vậy, việc thử nghiệm mở rộng đầu tư bước đầu khá phức tạp và thường có sự biến động nên cần có những tư vấn và nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi tiến hành.

3.2.4.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng các công trình

Chất lượng luôn đi liền với sự phát triển bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường. Chất lượng quyết định niềm tin của khách hàng, bạn hàng và vì thế sẽ quyết định sự tồn vong hay diệt vong của doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt thì những yêu cầu về công tác quản lý chất lượng nói chung ngày càng gay gắt. Đối với công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Trọng tâm của công ty vẫn là các công trình xây dựng, bởi vậy chất lượng công trình xây dựng tốt đồng nghĩa với cơ hội giành lấy các hợp đồng khác cũng sẽ tăng, địa vị của Công ty sẽ được củng cố vững chắc hơn và cơ hội kinh doanh gia tăng. Do đó, Công ty nên đi theo các hướng sau:

Đầu tư đổi mới công nghệ:

Hiện nay, tài sản chính và có giá trị lớn để phục vụ cho công tác xây dựng thuộc sở hữu cảu công ty là máy san, máy ủi, máy khoan cọc nhồi,...Tuy nhiên, do phần lớn vẫn là thiết bị đã lâu năm nên công suất chỉ đạt khoảng 70% và chất lượng chưa thể đạt hiệu quả tối đa như thiết bị đời mới hiện nay. Bởi vậy, cần cải tiến những máy móc này nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động xây dựng.

Nâng cao tay nghề và năng lực của công nhân:

Công ty cần chú trọng hơn nữa tới việc nâng cao tay nghề cho công nhân:

+ Mở lớp đào tạo ngắn hạn về chu trình xây dựng, truyền đạt kinh nghiệm cũng như các quy định cần tuân thủ trong lao động. Làm sao để khẩu hiệu “ An toàn là bạn, tai nạn là thù” luôn thấm nhuần trong suy nghĩ của các công nhân, đồng thời tăng sự thích thú đối với công việc.

+ Tăng chế độ thưởng phạt nhằm kích thích tinh thần làm việc hăng say, nghiêm túc; đặc biệt đối với các quy định, nguyên tắc cần tuân thủ về thời gian và năng suất làm việc.

3.2.4.3. Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng

Thứ nhất, tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng của Nhà nước nhằm triển khai công tác di dời dân nhanh nhất có thể. Cùng với đó nên có những buổi đi thực tế trong dân để thuyết phục người dân hợp tác.

Thứ hai, căn cứ vào đề xuất xây dựng định mức trong phần trên để dự tính trước những thay đổi của thị trường và nhanh chóng dự trữ nguyên vật liệu hoặc đặt mua hợp đồng trước nguyên vật liệu nhằm hạn chế tối đa việc tăng chi phí quá cao. Đồng thời, cần tính trước cả các chi phí cơ hội khi quyết định dự trữ trước nguyên vật liệu, làm sao để chi phí bỏ ra thấp nhất. Chi phí cơ hội ở đây được xét trong mối quan hệ giữa số tiền mua nguyên vật liệu dự trữ lẽ ra có thể gửi ngân hàng để nhận lãi hàng tháng với số tiền thực tế phải bỏ thêm khi mua nguyên vật liệu bị tăng giá. Phần chênh lệch giữa hai khoản đó được xem xét như một khoản chi phí đội thêm do việc dự toán giá cả không sát với thực tế.

3.2.4.4. Tiềm kiếm các thị trường tiềm năng khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh thị trường đã tham gia, Công ty cần thu thập thêm các thông tin về thị trường tiềm năng, nhận định đánh giá chính xác nhu cầu của khách hàng. Cùng với đó là việc thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với Công ty

thông qua hoạt động xúc tiến thương mại. Một khi khách hàng càng hiểu biết về Công ty thì cũng đồng nghĩa với việc Công ty sẽ có cơ hội nhiều hơn trong việc ký kết hợp đồng. Và đây cũng chính là một nhân tốt góp phần tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty. Tiền đề cho việc tìm kiếm thị trường mới chính là sự góp mặt của các chi nhánh, công ty con đặt tại các tỉnh thành, qua đó duy trì hình ảnh của Công ty trong mắt các đối tác và cũng để thuận lợi hơn trong công tác giao dịch, nghiên cứu.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TẠO ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢIPHÁP TRÊN PHÁP TRÊN

Những giải pháp trên được rút ra xuất phát từ thực tế tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty. Trong quá trình thực hiện lợi nhuận công ty có những thuận lời và khó khăn nhất đinh. Để nâng cao hiệu quả cũng như tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hơn các giải pháp đó cần sự hỗ trợ lớn từ Nhà nước và sự nỗ lực của công ty. Về phía Nhà nước:

Thứ nhất, tạo điều kiện cho công ty bổ sung vốn, khi công ty làm ăn có hiệu quả Nhà nước nên cấp lại số thuế thu nhập công ty năm sau cao hơn năm trước. Có như vậy mới khuyến khích công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.

Thứ hai, Nhà nước cần có các chính sách thông thoáng, nới lỏng hơn về thủ tục đầu tư, hạn chế các thủ tục rườm rà về hồ sơ dự thầu, có chính sách lãi suất để doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều khoản chi phí đồng thời chớp lấy cơ hội kinh doanh.

Thứ ba, Nhà nước nên có các biện pháp trong quá trình giải phóng mặt bằng thi công, tránh tình trạng các công ty phải chờ đợi gây gia tăng chi phí kinh doanh dở dang cho công ty

Về phía Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ sở ban ngành: Tạo điều kiện phê duyệt cho Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 được thực hiện các dự án một cách thuận lợi.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4, thực sự em đã nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung Mặc dù, các quy luật của nền kinh tế thị trường luôn đặt ra vô số thách thức đối với doanh nghiệp, nhưng cũng chính nó là động lực thôi thúc doanh nghiệp phải tận dụng mọi lợi thế và khắc phục mọi khó khăn vì sự bền vững và phát triển. Do đó, mực tiêu lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu.

Tuy còn nhiều hạn chế trong phương pháp nghiên cứu và đánh giá nhưng tác giả mong rằng những giải pháp được đưa ra trong đây phần nào sẽ là một gợi ý được Công ty đưa ra nghiên cứu sử dụng trong thực tiễn tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay, từ đó góp phần vào tăng lợi nhuận trong những năm tới.

Với thời gian thực tập có hạn và bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô, các anh chị và những người quan tâm để luận văn thêm hoàn thiện.

Một lần nữa, em chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Vũ Công Ty đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua, chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn, cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các anh chị trong Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đã giúp em hoàn thiện luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2011 Sinh viên: Đinh Thị Mỹ

Biểu 02: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2009, 2010

Đơn vị : Triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm 2010/2009

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tỷ trọng

(%)

1 Tổng doanh thu bán hàng 702 1.616

2 Giảm trừ doanh thu 0 0

3 Doanh thu thuần bán hàng 702 0.08 1.616 0,12 914 130,20 0,04

4 Tổng doanh thu cung cấp

dịch vụ 5.178 16.159

5 Giảm trừ doanh thu 0 0

6 Doanh thu thuần cung cấp

dịch vụ 5.178 0,59 16.159 1,20 10.981 212,07 0,61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Tổng doanh thu hợp đồng

xây dựng 702.967 1.051.958

8 Giảm trừ doanh thu 741 1.579

9 Doanh thu thuần hợp đồng

xây dựng 702.226 80,02 1.050.379 78,00 348.153 19,58 -2,02

10 Tổng doanh thu dự án 169.457 278.485

11 Giảm trừ doanh thu 0 0

12 Doanh thu thuần dự án 169.457 19,31 278.485 20,68 109.028 64,34 1,37

Biểu 03: Tình hình quản lý giá thành năm 2010 của Công ty

Đơn vị : VNĐ

STT Khoản mục chi phí

Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm 2010/2009

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ tăng giảm (%) Chênh lệch tỷ trọng (%) 1

Mức tiêu hao cho một

m2 sàn xây dựng 4.613.289 5.443.681 830.392 18,00 Chi phí NVLTT 4.346.180 94,21 5.205.248 95,62 859.068 19,77 1,41 Chi phí NCTT 128.249 2,78 109.418 2,01 -18.831 -14,68 -0,77 Chi phí SXC 138.860 3,01 129.015 2,37 -9.845 -7,09 -0,64 2 Tổng giá thành sx 818.740.061.944 1.257.893.250.100 439.153.188.156 53,64 Chi phí NVLTT 771.335.012.357 94,21 1.202.797.525.746 95,62 431.462.513.388 55,94 1,41 Chi phí NCTT 22.760.973.722 2,78 25.283.654.327 2,01 2.522.680.605 11,08 -0,77 Chi phí SXC 24.644.075.865 3,01 29.812.070.027 2,37 5.167.994.163 20,97 -0,64 3

Chỉ tiêu tương đối

Tỷ suất chi phí NVLTT trên DTT 87,45 88,04 0,59 Tỷ suất chi phí NCTT trên DTT 2,58 1,85 -0,73 Tỷ suất chi phí SXC trên DTT 2,79 2,18 -0,61

Biểu 07: Tình hình quản lý chi phí Quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2009 – 2010

Đơn vị : Triệu đồng

Khoản mục chi phí

Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm 2010/2009

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ tănggiảm (%)

Chênh lệch tỷ trọng

(%)

1. Chi phí nhân viên quản lý 13.118 46,13 22.196 54,03 9.078 69,20 7,90

2. Chi phí vật liệu quản lý 1.140 4,01 1.331 3,24 191 16,75 -0,77

3. Chi phí đồ dùng văn phòng 1.741 6,12 2.954 7,19 1.213 69,67 1,07

4. Chi phí khấu hao TSCĐ 1.165 4,10 2.461 5,99 1.296 111,24 1,89

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 bản gốc (Trang 74 - 91)