SỐ 4
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.
Tên giao dịch:
- Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4
- Tên tiếng Anh: Investment and construction joint stock company No.4 - Tên viết tắt: ICON4
Địa chỉ:
- Số 243A Đê La Thành – phường Láng Thượng – quận Đống Đa – Hà Nội Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 – Tổng công ty xây dựng Hà Nội được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước hạng I – Công ty xây dựng số 4 sang công ty cổ phần theo quyết định số 2370/QĐ – BXD ngày 26/12/2005
Công ty xây dựng số 4 được thành lập ngày 18/10/1959 tiền thân từ hai đơn vị công trường xây dựng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc và Công ty Kiến trúc Khu Bắc Hà Nội
Trên 50 năm xây dựng và trưởng thành Công ty đã lớn mạnh dần từ một văn phòng đại diện tài Hà Nội đến nay công ty đã có 02 chi nhánh, 04 công ty con, 11 xí nghiệp và các đội xây dựng
Với bề dày kinh nghiệm 50 năm, công ty đã trở thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đa sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Xây lắp; sản xuất công nghiệp; vật liệu xây dựng; đầu tư dự án và
kinh doanh nhà ở; hoạt động cả ở trong và ngoài nước, đã phát triển thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam
2.1.2. Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gồm các lĩnh vực chủ yếu sau: Nhận thầu, tổng thầu xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật,đường dây và trạm biến thế điện, trang trí nội ngoại thất
Tư vấn, tổng thầu tư vấn đầu tư và xây dựng các dự án đầu tư xây dựng bao gồm: Lập và thẩm tra dự án đàu tư; tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát và quản lý dự án; tư vấn công nghệ thiết bị và tự động hóa; khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, đo đạc công trình, thí nghiệm; thiết kế lập tổng dự toán và thẩm tra thiết kế tổng dự toán; thiết kế quy hoạch chi tiết các khu dân cư, khu chức năng đô thị, khu công nghiệp; kiểm định chất lượng công trình và các dịch vụ tư vấn khác
Sửa chữa phục hồi và chế tác các công trình di tích lịch sử
Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng đô thị, khu dân cư, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới, khu chế xuất, khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà, quản lý khai thác dịch vụ các khu đô thị mới
Khai thác, sản xuất, chế biến, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn; vận tải, bốc xếp, dịch vụ giao nhận hàng hóa
Đầu tư, kinh doanh du lịch, thương mại dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, đồ thủ công mỹ nghệ, rượu, bia, nước giải khát, nước sạch, hàng tiêu dụng
Kinh doanh xuất, nhập khẩu vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phương tiện vận tải
Cung cấp, lấp đặt, sửa chữa, bảo hành điều hòa không khí, điện lạnh, thiết bị phòng cháy nổ, thang máy, sửa chữa xe máy thi công xây dựng.
2.1.3. Tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Ngày nay, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đã phát triển ngày càng lớn mạnh với một đội ngũ cán bộ công nhân viên là 6.200 người trong đó trình độ thạc sĩ là 12 người, trình độ đại học là 342 người, trung cấp và cao đẳng là 125 người. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, Các phòng ban chức năng, Các đơn vị trực thuộc công ty và chi nhánh.
Giữa các đơn vị, các phòng ban của công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo sơ đồ 01
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
-Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo luật kinh doanh và điều lệ của công ty như:
+Quyết định tổng số cổ phần được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm
+Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và thành viên ban kiểm soát
+Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty +Quyết định tăng, giảm vốn điều lệ
+Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận, chia cổ tức và trích lập các quỹ, sử dụng các quỹ
+Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán theo quy định của điều lệ công ty
+Thông qua báo cáo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo của các kiểm toán viên
Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức của công ty
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn để thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, do đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau
+Quyết định chiến lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ P.TG
Đ KẾ TOÁN TRƯỞNG
CÁC P, BAN
CHỨC NĂNG CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY
CÁC CÔNG TY CON
+Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán +Quyết định phương án đầu tư
+Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ công ty, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý. Quyết định cơ chế tuyển dụng, cho thôi việc của công ty phù hợp với quy định của pháp luật
+Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông - Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. Ban kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ sau:
+Kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ sách và báo cáo tài chính
+Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết
+Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi trình các báo cao, kết luận và các ý kiến lên đại hội đồng cổ đông
- Ban giám đốc: Công ty có một Tổng giám đốc điều hanh, các Phó tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch kinh doanh, là ngưoif điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Các phòng ban chức năng: gồm có:
• Phòng tổ chức lao động và văn phòng đảng ủy • Văn phòng công ty
• Phòng cơ điện
• Ban bảo hộ lao động • Phòng kinh tế thị trường • Phòng phát triển dự án đầu tư • Phòng kỹ thuật thi công • Phòng tài chính kế toán • Các ban quản lý dự án
• Các tổ quản lý vốn góp của công ty tại các công ty
Ngoài ra công ty còn có các đơn vị trực thuộc công ty và chi nhánh như chi nhánh phía Bắc – công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4, chi nhánh Miền Trung – công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4,chi nhánh miền Nam, xí nghiệp xây dựng số 1, xí nghiệp xây dựng số 3,....
2.1.3.2. Tổ chức kế toán tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4
Sơ đồ 02: Bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán TSCĐ Kế toán thuế Thủ quỹ
Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh ở đơn vị mình, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức vừa tập trung, vừa phân tán. Theo hình thức này, công ty chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toán tài chính, thống kê theo cơ chế tổ chức phòng kế toán ở nước ta hiện nay.
Còn tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc thì chỉ bố trí các nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để hàng ngày hoặc định kỳ ngắn chuyển chứng từ về phòng kế toán để phòng kế toán kiểm tra ghi sổ kế toán. Hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng cũng như của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ công tác kế toán nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
2.1.3.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Đặc điểm quá trình công nghệ, sản phẩm của công ty:
Công ty Xây dựng số 4 là doanh nghiệp xây dựng nên sản xuất kinh doanh chủ yếu là thi công, xây mới, nâng cấp, cải tạo hoàn thiện và trang trí nội thất. Các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình công cộng. Do đó, sản phẩm của công ty có đặc điểm không nằm ngoài đặc điểm của sản phẩm xây lắp. Đó là sản phẩm xây lắp: là những công trình xây dựng, kiến trúc và có quy mô vừa và lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công), quá trình sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo và có nguồn vốn đầu tư lớn. Để đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công ty phải dựa vào các bản vẽ thiết kế dự toán xây lắp, giá trúng thầu, hạng mục công trình do bên A cung cấp để tiến hành hoạt động thi công.
Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán TSCĐ Kế toán thuế Thủ quỹ
Trong quá trình thi công, công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo từng thời kỳ và so sánh với giá trúng thầu. Khi công trình hoàn thành thì giá dự toán, giá trúng thầu là cơ sở để nghiệm thu, xác định giá quyết toán và để đối chiếu thanh toán, thanh lý hợp đồng với bên A.
Ta có thể tóm tắt hoạt động kinh doanh của công ty qua sơ đồ 3:
Sơ đồ 03: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Yếu tố đầu vào:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là trong lĩnh vực xây lắp, do vậy yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, bê tông, gạch xây, cát đá, xi măng....Để đảm bảo nguyên vật liệu được cung ứng kịp thời, đúng quy cách, chất lượng và chủng loại, công ty đã thiết
Khởi công công trình
Vật liệu mua về nhập kho của công ty
Xuất kho cho các công trình thi công
Hoàn thiện công trình
lập được một hệ thống các nhà cung ứng chiến lược đầy tiềm năng, đã gắn bó với công ty suốt thời gian qua và sẵn sàng hợp tác nhằm đảm bảo nguồn cung ứng cho các dự án quan trọng như Công ty cổ phần thép An Bình, Công ty cổ phần bê tông Việt Đức, công ty cổ phần Centa...
Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật thiết bị công nghệ
Trong một số năm trở lại đây lĩnh vực xây dựng đã trở thành thị trường hấp dẫn thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia, do đó sự cạnh tranh là tất yếu không thể tránh khỏi. Để tăng khả năng cạnh tranh và sức mạnh trong hoạt động xây lắp, công ty đã chú trọng đầu tư và mua sắm các máy móc thiết bị thi công hiện đại. Tháng 6/2003 công ty đã được tổ chức Bureau Veritas cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống ISO 9001 – 2000. Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty được tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thống ISO 9001 – 2000 nên giảm thiểu những rủi ro trong quá trình thi công nhằm cung cấp sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách ổn định
Thị trường đầu ra
Khách hàng của công ty rất rộng lớn,bao gồm các bộ, Tổng công ty lớn và nhiều cơ quan khác. Công ty ngày càng mở rộng được uy tín của mình, thu hút đông đảo các khách hàng, ngày càng khẳng định vị thế của mình. Một số dự án mà công ty đã và đang hoàn thành như: Đường Hồ Chí Minh, Nhà khách văn phòng chính phủ, Nhà làm việc văn phòng Quốc Hội,...Có thể thấy rằng phần lớn khách hàng của công ty là các đơn vị nhà nước, sử dụng vốn ngân sách nhà nước cấp với việc giải ngân vốn còn nhiều bất cập. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến công tác thu hồi nợ phải thu gặp nhiều khó khăn
2.1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty
Thuận lợi
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng vì thế ít nhiều cũng có chỗ đứng trong ngành, là một trong những đơn vị mạnh cả về thi công xây lắp lẫn đầu tư dự án, đủ sức đáp ứng tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ đổi mới.
Đồng thời, công ty hiện có đội ngũ công nhân viên giàu năng lực, làm việc chuyên nghiệp, phần lớn đều là các cử nhân, kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, thành thạo với công việc và có tinh thần trách nhiệm trong công việc rất cao cho nên, chất lượng các công trình của công ty đều đạt tiêu chuẩn trong xây dựng.
Thêm nữa, trụ sở chính của công ty nằm trong trung tâm của thủ đô Hà Nội nên rất thuận lợi khi tiếp cận các chế độ chính sách của Nhà nước và thông tin kinh tế. Cộng với việc Luật Đầu tư đang ngày càng đổi mới theo hướng mở nên tạo điều kiện rất lớn trong công tác huy động vốn của công ty.
Khó khăn:
Ngành xây dựng là một trong những ngành có mức cạnh tranh rất cao. Theo tổng cục thống kê, nếu như năm 2000 chỉ có khoảng 4.000 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, thì đến đầu năm 2008, số lượng doanh nghiệp xây dựng đã lên đến 21.029 tức là gấp khoảng 5 lần. Không chỉ có vậy, hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, do đó áp lực cạnh tranh không chỉ đến từ các doanh nghiệp trong nước mà còn có một phần không nhỏ của các doanh nghiệp nước ngoài với công nghệ hiện đại và tiềm lực tài chính mạnh.
Các doanh nghiệp xây dựng chịu ảnh hưởng lớn từ biến động giá vật liệu xây dựng. Mặc dù chính phủ có nhiều biện pháp hỗ trợ và kiểm soát nhưng vào đầu năm 2010 giá cả nguyên vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi
măng đều có xu hướng tăng giá, đặc biệt khi giá điện và nguyên vật liệu phôi thép tăng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động và lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng.
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY:2.2.1. Tình hình thực hiện doanh thu ở công ty 2.2.1. Tình hình thực hiện doanh thu ở công ty
Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm vừa qua của công ty, có thể thấy những tín hiệu khả quan đã đạt được, uy tín của