Tình hình quản lý giá thành sản xuất của côngty năm 2010

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 bản gốc (Trang 45 - 52)

Giá thành sản xuất là một phạm trù chi phí, được cấu thành từ ba bộ phận là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 là một công ty xây dựng nên riêng bộ phận chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản xuất.

Từ biểu số 03 ta thấy : Nhìn chung tổng giá thành sản xuất của công ty năm 2010 so với năm 2009 có tăng với mức tuyệt đối là 439.153.188.156 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 53,64%. Sở dĩ giá thành sản xuất của công ty tăng là do hai nguyên nhân chính: Thứ nhất, đó là do sự gia tăng của sản phẩm

đầu ra của công ty; Thứ hai: do ảnh hưởng từ giá thành của các yếu tố đầu vào. Để hiểu rõ hơn tình hình quản lý và sử dụng khoản chi phí của công ty, ta tiếp tục đi sâu xem xét nội dung từng bộ phận chi phí.

2.2.2.1.1. Tình hình quản lý chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là trong lĩnh vực xây lắp, do vậy các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu xây dựng như : xi măng, sắt thép, bê tông, gạch xây,cát đá, xăng dầu...Vì vậy có thể dễ hiểu khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng phần lớn trong tổng giá thành sản xuất của công ty ( Năm 2009 là 94,21% , năm 2010 là 95,62%). Do đó công tác quản lý chi phí, trong đó trọng tâm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn được công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 đặt lên hàng đầu.

Từ bảng số liệu ta thấy chi phí nguyên vật liệu năm 2010 so với năm 2009 có mức gia tăng tương đối lớn (55,94%). Nguyên nhân của sự gia tăng này được giải thích bởi hai lý do:

- Một là, năm 2010 là một năm có khá nhiều biến động về giá cả vật liệu xây dựng. Năm 2010 là năm nền kinh tế trên đà phục hồi, nhu cầu tiêu dùng các loại vật liệu xây dựng như thép, xi măng ngày càng gia tăng. Vì vậy, thị trường các loại nguyên vật liệu xây dựng càng trở nên sôi nổi hơn, đi kèm với đó là sự gia tăng giá cả của các mặt hàng này, đặt biệt vào đầu quý 3 năm 2010 giá cả vật liệu xây dựng dồn dập tăng khoảng 30%- 40%. Chính điều này đã đẩy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên

- Hai là, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 vừa qua được mở rộng so với năm 2009 với các công trình xây dựng, các dự án lớn như đầu tư thứ phát khu biệt thự sân Golf Tam Đảo, dự án nhóm nhà ở Đông Nam đường Láng Hạ - Thanh Xuân, dự án khu nhà ở và văn phòng cho thuê tại 343-345 Đội Cấn- Ba Đình – Hà Nội

Xét công tác quản trị nguyên vật liệu của công ty:

Để đảm bảo nguyên vật liệu được cung ứng kịp thời, đúng quy cách, chất lượng và chủng loại, công ty đã thiết lập được một hệ thống các nhà cung ứng chiến lược đầy tiềm năng, đã gắn bó với công ty trong suốt thời gian qua

và sẵn sàng hợp tác nhằm đảm bảo nguồn cung ứng cho các dự án quan trọng. Các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu chính cho công ty bao gồm: Công ty cổ phần thép An Bình, Công ty TNHH bê tông Mê Kông Thăng Long, công ty cổ phần xây dựng và công nghiệp NSN,....Với kinh nghiệm hơn 50 năm hoạt đồng trong lĩnh vực xây dựng, công ty đã xây dựng được mạng lưới các nhà cung cấp có tên tuổi và trở thành bạn hàng uy tín với các nhà cung cấp này. Điều này luôn mang lại sự ổn định của các nguồn nguyên vật liệu cho công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng có các bộ phận chuyên trách, hàng tháng và hàng quý các bộ phận kinh doanh và phòng kế hoạch dựa trên dự báo nhu cầu về thị trường, dựa trên mức thay đổi về giá cả các yếu tố đầu vào và dự toán tiến độ xây dựng các công trình để từ đó sẽ xác định các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, dự trù giá cả và tiến hành mua nguyên vật liệu về nhập kho

Việc quản lý kho nguyên vật liệu cũng được công ty đặc biệt quan tâm. Sau khi nguyên vật liệu đã được nhập kho, nếu thiếu hụt vì lý do cá nhan thì các quản đốc sẽ trực tiếp đứng ra chịu trách nhiệm. Bộ phận sản xuất sẽ thường xuyên theo dõi và giải trình về các nguyên vật liệu đã sử dụng cho các phòng ban liên quan. Hệ thống kho nguyên vật liệu của công ty khá quy mô, công ty tiến hành tu sửa kho bãi và sắp xếp vị trí kho gần khu vực xây dựng nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

Để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng chi phí nói chung và chi phí nguyên vật liệu nói riêng, trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty sẽ phải lượng hóa trước được các khoản chi phí đã bỏ ra. Việc lượng hóa này là nhân tố quyết định tính hiệu quả của công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp. Những chi phí được lượng hóa trước đó gọi là chi phí định mức – khoản chi phí dự tính để sản xuất một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ cho khách hàng.

Vì vậy, để xem xét công tác quản trị chi phí của doanh nghiệp ta sẽ đi xem xét định mức chi phí- xem xét việc thực hiện kế hoạch về định mức tiêu

hao nguyên liệu trên một mét vuông sàn xây dựng trong năm qua của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.

Biểu 04:Tình hình thực hiện định mức chi phí NVLTT của Công ty năm 2010

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu KH năm 2010 TH năm 2010

Chênh lệch TH/KH

Tỷ lệ

tăng (giảm)

Định mức tiêu hao 4.576.217 5.205.248 629.031 13,75

(Nguồn: Bảng dự toán kinh phí vật tư)

Từ bảng trên ta thấy định mức tiêu hao nguyên vật liệu tăng 13,75% so với kế hoạch. Điều này khẳng định công ty đã không hoàn thành kế hoạch về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công tác quản trị nguyên vật liệu chưa sát với thực tế. Lý do đưa ra có thể là do nguyên nhân từ phía nhà hoạch định hay nguyên nhân từ công tác kiểm soát nguồn vật tư có vấn đề? Thực tế, khi quan sát cách xây dựng định mức chi phí, do cán bộ hoạch định sử dụng phương pháp lịch sử để định ra mức chi phí kế hoạch bởi vậy kết quả đánh giá mang tính chủ quan nhiều hơn. Bên cạnh đó, do năm 2010, chi phí các loại vật liệu xây dựng có sự gia tăng đáng kể nên nó là một nguyên nhân khiến cho đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp cho một mét vuống sàn xây dựng tăng, đây là một nguyên nhân khách quan nhưng cho thấy công tác đánh giá, dự toán và dự trữ nguyên vật liệu của công ty chưa sát với thực tế. Trong điều kiện giá cả thay đổi bất thường thì việc dự toán nhu cầu để kịp thời dự trữ nguyên vật liệu, hạn chế tối đá việc gia tăng chi phí do giá cả tăng là vấn đề quan trọng. Đây là một bài toán đặt ra cho công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4.

2.2.2.1.2. Tình hình quản lý chi phí nhân công trực tiếp

Tổng chi phí nhân công trực tiếp của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng 2.522.680.605 đồng với tỷ lệ tăng là 11,8% . Mặc dù tổng chi phí nhân công trực tiếp tăng, nhưng định mức tiêu hao lại giảm 18.831 đồng tưng ứng với tỷ lệ giảm là 14,68% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự biến động này là do:

Thứ nhất: Năm 2010, công ty đã mở rộng được quy mô sản xuất, ký kết thêm nhiều hợp đồng xây dựng, tham gia vào các dự án lớn. Do đó, để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình, công ty phải huy động thêm một số lượng lao động mới. Do đó sẽ làm tổng chi phí nhân công trực tiếp tăng lên

Thứ hai: Bên cạnh đó, trình độ tay nghề và trình độ công nghệ của công ty ngày càng được nâng cao, do vậy việc sử dụng máy móc cũng trở nên có hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà định mức tiêu hao chi phí nhân công trực tiếp năm 2010 lại giảm so với năm 2009

Biểu 05:Tình hình thực hiện kế hoạch CPNCTT của Công ty năm 2010

Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu KH năm 2010 TH năm 2010 Chênh lệch TH / KH Tỷ lệ tăng (giảm) Định mức lao động cho 1 mét vuông sàn xây dựng 106.749 109.418 2.669 2.50

(Nguồn: Bảng dự toán kinh phí lao động) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy trình định mức chi phí lao động trên từng mét vuông xây dựng là: - Tiến hành làm thử để đánh giá tay nghề

- Tính thời gian hoàn thiện 1 mét vuông xây dựng

- Tính số công nhân hoàn thiện 1 mét vuông xây dựng trong 1 giờ - Phân tích, dự đoán định mức

Xét thấy định mức lao động cho 1 mét vuông sàn xây dựng năm 2010 so với kế hoạch tăng 2.699 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,5%. Thực tế, công ty vẫn dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ hoạch định để tính định mức lao động, do đó vẫn mang tính chủ quan gây ra những tính toán không chính xác và gặp sai sót chênh lệch khi lên kế hoạch về chi phí nhân công. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động của công ty là lao động phổ thông còn chiếm một tỷ lệ lớn, các lao động đó mới chỉ được đào tạo tay nghề trong một khoảng thời gian ngắn, chính vì vậy khả năng nắm bắt và thích ứng công việc còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao làm cho hao phí lao động sống tăng lên.

2.2.2.1.3. Tình hình quản lý chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, các đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm : chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Các bộ phận này đều tăng chỉ trừ chi phí dụng cụ giảm nhẹ. Ta đi xem xét từng loại chi phí trong chi phí sản xuất chung:

Chi phí nhân viên: Năm 2010, chi phí nhân viên tăng 1.337 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 17,49%. Chi phí này bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, đội sản xuất. Trong điều kiện chủ trương khuyến khích công nhân viên, Tổ chức công đoàn của công ty cũng hoạt động có hiệu quả, luôn động viên khích lệ người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Thực hiện tốt chính sách đối với người lao động trong đó có chính sách tăng lương để tăng thu nhập cải thiện đời sống của nhân viên thì việc tăng chi phí nhân viên là điều hiển nhiên và hợp lý.

Biểu 06: Tình hình quản lý chi phí sản xuất chung của Công ty năm 2010

Đơn vị : Triệu đồng

Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 So sánh năm 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Chi phí nhân viên 7.645 31,02 8.982 30,13 1.337 17,49 -0,89 Chi phí vật liệu 1.079 4,38 1,094 3,67 15 1,39 -0,71 Chi phí dụng cụ sx 4.967 20,19 3,017 10,12 -1.959 -39,37 -10,07

Chi phí khấu hao TSCĐ 5.125 20,80 10,322 34,62 5.197 101,40 13,83 Chi phí bằng tiền khác 5.819 23,61 6,397 21,46 578 9,93 -2,15 Tổng cộng 24.644 29.812 5.168 20,97

(Nguồn: Sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung)

Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ và quản lý sản xuất. Chi phí này năm 2010 tăng 15 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,39%

Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí này bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý và sản xuất. Năm 2010 chi phí này tăng 5.197 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 101,4 %. Điều này là dễ hiểu bới do trong năm công ty đầu tử sửa sang lại các một số nhà kho và đaauf tư thêm các thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty

Đối với khoản mục chi phí bằng tiền khác: Năm 2009, khoản mục chi phí này là 5.819 triệu đồng, đến năm 2010 con số này là 6.397 triệu đồng tăng 578 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,93%. Đây là các khoản chi trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất và chi phí dịch vụ mua ngoài. Năm 2010, giá điện, giá nước, cước viễn thông đều tăng so với năm 2009 thì khoản mục chi phí này tăng là điều dễ hiểu. Tuy vậy, công ty vẫn chưa có hạn mức tiêu dùng đối với loại chi phí này. Đây chính là một kẽ hở có thể làm lãng phí tài sản của công ty.

Trên đây là kết quả phân tích các bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất trong năm 2010 của công ty cổ phàn đầu tư và xây dựng số 4. Bêm cạnh những hạn chế thì nói một cách tổng quát, công ty đã có những chú trọng đặc biệt đến công tác quản lý chi phí, trong đó quan trọng nhất là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Vấn đề đặt ra ở đây của công ty chính là công tác dự

toán chi phí sao cho chuẩn xác để có thể tối thiểu hóa chi phí mà vẫn hợp lý với nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 bản gốc (Trang 45 - 52)