Kinh nghiệm quản lý nhà ƣớc của một số ƣớc trên thế giới và ở Việt Nam 1. Mô hình khám s c khoẻ “Ningen Dock” của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt Động y tế dự phòng tỉnh cà mau (Trang 44 - 49)

VỀ HOẠT ĐỘNG Y TẾ DỰ PHÒNG

1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà ƣớc của một số ƣớc trên thế giới và ở Việt Nam 1. Mô hình khám s c khoẻ “Ningen Dock” của Nhật Bản

Từ năm 1954, người Nhật đã có mô hình khám sức khoẻ "Ningen Dock", một mô hình hiện đại đang được nhiều nước áp dụng hiện nay. Họ ví von loài người qua một thời gian dài học hành và lao động cần thiết đi khám sức khoẻ định kỳ tựa nhƣ một con thuyền cũng phải bảo trì sau mỗi cuộc hành trình lênh đ nh trên biển cả nh m phòng tránh những nguy hiểm ở lần tiếp theo. Cuộc "bảo trì" sức khoẻ mỗi năm giúp mọi người hiểu rõ được tình trạng sức khoẻ của mình, giữ gìn sức khoẻ tối ưu nhất, qua đó có khả năng làm chậm sự lão hoá, kéo dài hơn tuổi thọ.

Ningen Dock là một trong những mô hình khám sức khoẻ định kỳ nhanh chóng gọn, hiện đại với hàng loạt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng cùng chẩn đoán hình ảnh phối hợp nh m xác định tình trạng sức khoẻ, qua đó bác sỹ sẽ đƣa ra những lời khuyên hữu ích nhất nh m thay đổi thói quen sinh hoạt giúp ngăn ngừa các nguyên nhân gây bệnh, thậm chí là bệnh ung thƣ - tác nhân gây chết số một ở Nhật Bản.

Theo giới chuyên gia y học Nhật Bản, người trưởng thành thông thường cũng nên đƣợc khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng một/lần với kết quả xét nghiệm máu, đờm, nước tiểu từ đơn giản đến chuyên sâu kết hợp với Nội soi và siêu âm nh m thiết lập hồ sơ bệnh án hoàn chỉnh nhất, qua đó có các biện pháp ngăn ngừa kịp thời các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn, đặc biệt là những bệnh phổ biến hiện nay: tiểu đường, béo phì, mỡ máu, tim mạch, đột quỵ, suy giảm trí nhớ...

Chính vì đƣợc thăm khám và theo dõi sát sao tình trạng sức khoẻ nhƣ vậy nên Nhật Bản luôn n m trong top những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao và lối sống khoẻ mạnh nhất thế giới. Khám sức khoẻ định kỳ đã trở thành một hoạt động bắt buộc đối với hệ thống y học Nhật Bản, giúp tăng cường năng lực chẩn đoán sớm bệnh tật, tiết kiệm thời gian chữa trị, nâng cao tuổi thọ và sức khoẻ cho người dân.

1.6.2. Dịch vụ chăm sóc s c khỏe nhân dân tại Hoa Kỳ

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại Mỹ đƣợc cung cấp thông qua nhiều tổ chức khác nhau, nhƣ các doanh nghiệp bảo hiểm, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, mạng lưới y tế và doanh nghiệp độc lập. Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chủ yếu được các

công ty tƣ nhân quản lý và vận hành. 58% phòng khám cộng đồng tại Mỹ là phi thương mại, 21% là chủ sở hữu của chính phủ và 21% là tổ chức phi lợi nhuận. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), Mỹ đã chi tiêu 9.403 USD cho chăm sóc sức khoẻ trên mỗi người chiếm 17,9% chi phí chăm sóc sức khoẻ dựa theo phần trăm GDP của quốc gia này vào năm 2014. Bảo hiểm y tế đƣợc cung cấp thông qua việc phối hợp của bảo hiểm y tế tƣ nhân và chăm sóc sức khoẻ công cộng (Medicare, Medicaid).

Mỹ không có chương trình chăm sóc sức khoẻ toàn dân số, không tương tự với phần lớn các quốc gia tiên tiến khác.

ăm 2013, có 64% chi phí về y tế đƣợc chính phủ cung cấp đã đƣợc hỗ trợ thông qua các chương trình bao gồm Medicare, Medicaid, Chương trình BHYT cựu chiến binh và hệ thống chăm sóc y tế công cộng. Những người dưới 65 tuổi mua bảo hiểm thông qua người sử dụng lao động của họ hoặc của một người thân trong nhà, b ng việc không mua bảo hiểm y tế, được chính phủ trợ cấp khác dựa trên tiền lương hoặc một nguồn khác, hoặc không đƣợc bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế cho nhân viên khu vực công cộng thường được chính phủ cung cấp với tư cách là người sử dụng lao động. Dịch vụ chăm sóc có kiểm soát, cho phép người chi trả bảo hiểm sử dụng các phương pháp khác nhau để tăng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, đã trở nên thịnh hành.

Tỷ lệ người lớn không có bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ đạt mức 18,0% vào năm 2013 trước thời điểm đạo luật ACA có hiệu lực, xuống còn 10,9% trong quý 3 năm 2018 và đạt mức 13,7% trong quý 4 năm 2018, dựa trên điều tra của tổ chức Gallup kể từ năm 2008. Với khoảng 27 triệu người, tỷ lệ người không có bảo hiểm y tế ở Mỹ là một trong những vấn đề lo ngại số một của nhóm người phản đối cải tổ chăm sóc sức khoẻ.

Một khảo sát năm 2009 được tiến hành bởi Trường Y Harvard với Liên minh Y tế Cambridge và nhóm người đồng sáng lập Bác sỹ vì Chương trình y tế Quốc gia, một tổ chức vận động xã hội về người chi trả bảo hiểm duy nhất, tìm ra gần 45.000 trường hợp chết mỗi năm có liên hệ với tình trạng thiếu hụt bảo hiểm y tế của người dân.

Nghiên cứu cũng phát hiện thấy r ng nhóm người Mỹ lao động, không có bảo hiểm có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tới 40% so với nhóm người Mỹ lao động có bảo hiểm tư nhân.

ăm 2010, Đạo luật Bảo vệ người dân và chăm sóc sức khoẻ phù hợp túi tiền (ACA, còn đƣợc gọi là "Obamacare") đã chính thức có hiệu lực, đánh dấu những cải cách đáng kể đối với bảo hiểm y tế. Toà án tối cao đã công nhận sự vi hiến của các đạo

luật trên vào tháng 6 năm 2012 và tuyên bố việc chia sẻ bảo hiểm giữa toàn bộ các tiểu bang vào khoảng tháng 6 năm 2015.

1.6.3. Quỹ nâng cao s c khỏe theo mô hình của Thái Lan

Thái Lan là một trong số các quốc gia đã thành công trong việc xây dựng Quỹ Nâng cao sức khoẻ Thái Lan (gọi tắt là ThaiHealth) hồi năm 2001, theo một đạo luật cùng tên, thông qua việc xây dựng một hệ thống tài chính bền vững đối với hoạt động nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Quỹ đƣợc thành lập với mục đích nâng cao sức khoẻ cộng đồng nhân dân với tầm nhìn chung: tất cả công dân Thái Lan sẽ đƣợc sống trong điều kiện lành mạnh và thiên nhiên có lợi về sức khoẻ.

Nguồn tài chính của quỹ đƣợc lấy từ nguồn thuế đƣợc xác định bởi 2% trị giá đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho 2 mặt hàng có tác động đối với sức khoẻ là thuốc lá và rƣợu bia.

Theo thống kê, Quỹ Nâng cao sức khoẻ của Thái Lan tuy chỉ 1% chi tiêu về sức khoẻ mỗi năm nhưng đã hỗ trợ tài chính thực hiện trên 1000 chương trình nâng cao sức khoẻ mỗi năm.

Quỹ đƣợc điều hành thông qua hội đồng giám sát bao gồm lãnh đạo của 8 bộ ngành cùng 8 kiểm toán viên độc lập. Để đảm bảo minh bạch, ThaiHealth hoạt động theo điều lệ với các tiêu chí hết sức rõ ràng; thực hiện giám sát độc lập và có sự kiểm toán độc lập; mỗi năm báo cáo tình hình hoạt động và tài chính lên Quốc hội.

Nguồn quỹ của Thaihealth có 30% từ thuốc lá và 70% từ rƣợu bia, nhƣng số tiền quỹ dành cho phòng, chống tác hại thuốc lá chỉ chiếm khoảng 9%, quỹ phòng chống rƣợu bia chiếm 12%, số còn lại dành cho các hoạt động góp phần thực hiện các giải pháp nh m nâng cao sức khoẻ nói chung, trong đó có nhiều hoạt động cảnh báo, phòng ngừa để nâng cao sức khoẻ được hưởng lợi từ loại quỹ trên.

Sau một quá trình thực hiện thí điểm quỹ nâng cao sức khoẻ, đến năm 2010, Thái Lan đã thu đƣợc những thành quả: ban hành 21 văn kiện chính sách công (Chiến lƣợc quốc gia về quản lý thuốc lá 2010 - 2014, Chiến lƣợc quản lý rƣợu bia, Luật quốc gia phòng chống thừa cân béo phì, Pháp lệnh bình đẳng giới. ..), 10 nghị quyết cấp trung ƣơng và tỉnh, 2 đơn vị mới (Trung tâm Nâng cao sức khoẻ cấp huyện). .. và đã giúp đỡ Thái Lan thu đƣợc nhiều thành quả khả quan nhƣ giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trung bình ở nhóm thanh niên từ 35% (1991) còn 19% (2009), từ năm 1999 đến năm

2009 số chết vì tai nạn giao thông giảm từ 11.267 xuống còn 10.717 trường hợp, tỉ lệ uống rượu bia ở người trên 15 tuổi thời kỳ 2008-2009 giảm 19,8% khi so sánh giai đoạn 2003-2004.

Mô hình trên đƣợc xem là có ý nghĩa và lâu dài vì bảo đảm đƣợc nguồn tài chính dài hạn và thu hút đƣợc các ngành, các cấp cùng với các đoàn thể quần chúng, nhân dân cùng tham gia và thực hiện các giải pháp nâng cao sức khoẻ trên địa bàn.

1.6.4. Kinh nghiệm của thành phố Đ Nẵng

Sở Y tế chủ động tham mưu với UBND thành phố thành lập Tổ chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh; kiện toàn và nâng cao chất lƣợng hoạt động của Tổ chinh chăm sóc sức khoẻ người dân tuyến tỉnh, huyện, xã, phường nh m đảm bảo kịp thời tiếp nhận thông tin tình hình dịch bệnh để chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, đồng thời triển khai chỉ đạo triển khi công tác phòng, chống và xử lý khi dịch bệnh diễn ra ở địa phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền nhân rộng ra từng địa bàn cụ thể để phòng chống dịch bệnh. Khuyến cáo nhân dân khi có triệu chứng sốt của dịch bệnh, phải liên hệ ngay cơ quan y tế để đƣợc thăm khám và sơ cấp cứu chữa trị kịp thời, không tự ý chữa trị ở nhà.

Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý trong ngành y tế cơ sở, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý.

Tích cực tham gia công tác chỉ đạo y tế dự phòng, tăng cường quản lý, theo dõi, nắm chắc tình hình công tác y tế dự phòng trên cơ sở, góp phần giảm thiểu các dịch bệnh lây lan diện rộng.

Cần trang bị hệ thống chẩn đoán, xét nghiệm, phục vụ xét nghiệm chẩn đoán nhanh chóng chống, chuẩn xác, kịp thời các chủng vi sinh vật, virus gây hại trên cơ thể.

Tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra đối với tình hình triển khai phòng chống dịch bệnh, quản lý tài chính đối với chương trình mục tiêu Y tế - dân số, Quỹ vắc-xin và tiêm chủng... nh m chủ động nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời các tình huống nảy sinh.

m t t chương 1:

Chương 1 đã khái quát cơ sở lý luận về: quản lý nhà nước, y tế dự phòng, quản lý nhà nước về y tế dự phòng, đặc điểm và vai tr của công tác quản lý nhà nước về hoạt động y tế dự phòng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động y tế dự phòng, nội dung quản lý nhà nước về hoạt động y tế dự phòng gồm: (1) Ban hành các văn bản, tuyên truyền về y tế dự phòng; (2) Tổ chức bộ máy QLNN trong lĩnh vực y tế dự phòng; (3) Tổ chức các hoạt động y tế dự phòng; (4) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hoạt động y tế dự phòng. Đồng thời nêu lên một số bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động y tế dự ph ng của một số quốc gia và ở một số địa phương Việt Nam để làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động y tế dự phòng tỉnh Cà Mau giai đoạn 2018-2022.

Chươ g 2.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt Động y tế dự phòng tỉnh cà mau (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)