Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà ƣớc về hoạt động y tế dự phòng tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt Động y tế dự phòng tỉnh cà mau (Trang 90 - 94)

HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH CÀ MAU

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà ƣớc về hoạt động y tế dự phòng tại

3.2.1. Tổ ch c thực hiện các chính sách và kế hoạch chỉ đạo về y tế dự phòng Mục tiêu của giải pháp: Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hoạt động y tế dự phòng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước để tạo ra bộ khung pháp luật và điều kiện hoạt động minh bạch, hiệu quả đối với lĩnh vực hoạt động y tế dự phòng. Đồng thời tạo điều kiện thức đẩy hoàn chỉnh nh m nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trong hoạt động y tế dự phòng. Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn quản lý trong lĩnh vực y tế dự phòng ở Cà Mau, tác giả thấy r ng, trong giai đoạn tới Sở y tế Cà Mau cần giải quyết đƣợc những việc nhƣ:

Một là, tiến hành rà soát các văn bản pháp luật không còn hiệu lực liên quan đến lĩnh vực y tế dự phòng do Bộ Y tế đã ban hành hoặc đề xuất rà soát, bổ sung, thay thế đảm bảo đúng với các quy định hiện hành. Triển khai cập nhật các quy định pháp luật mới đƣợc sửa đổi thuộc lĩnh vực y tế dự phòng. Kịp thời phổ biến và đăng tải các văn bản pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng trên trang thông tin điện tử của Ngành.

Hai là, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính bao gồm: cập nhật, bổ sung, sửa đổi trình tự giải quyết thủ tục trong lĩnh vực y tế dự phòng để triển khai thực hiện, tạo thuận lợi giúp cá nhân, tổ chức đƣợc tiếp xúc thuận tiện trong quá trình giải quyết hồ sơ hành chính. Việc đăng tải công khai các mẫu đơn, trình tự giải quyết hồ sơ công khai sẽ giúp đem lại hiệu quả thiết thực trong thủ tục hành chính.

Ba là, Ngành Y tế cần tập trung xây dựng Đề án phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước hoạt động y tế dự phòng. Việc tăng cường tập huấn, đào tạo sẽ không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế tuyến cơ sở. Góp phần nâng cao năng lực xây dựng văn bản hành chính, đem lại hiệu quả quản lý trong lĩnh vực y tế dự phòng ở địa phương.

Bốn là, đối với việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần gắn kết với quy hoạch, chiến lược thúc đẩy hoạt động y tế dự phòng của địa phương vững mạnh. Bên cạch tầm quan trọng của hoạt động khám chữa bệnh thì vai trò của Y tế dự phòng cũng cần đƣợc nâng cao hơn bao giờ hết.

3.2.2. Hoàn thiện tổ ch c bộ máy quản lý nhà ƣớc về y tế dự phòng

Con người là yếu tố cơ bản nhất đối với các hoạt động. Do đó, nh m đảm bảo công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế dự phòng thích ứng với tình hình giải quyết

các vấn đề nảy sinh mới của tỉnh Cà Mau. Tác giả cũng nêu thêm một vài kiến nghị nhƣ:

Một là, công tác tập huấn, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực y tế dự phòng và đội ngũ cán bộ thực hiện công tác y tế dự phòng. Có thể thấy công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế dự phòng đang vấp phải nhiều trở ngại, khó khăn lớn. Một lý do khác dẫn đến tình trạng trên là đội ngũ cán bộ phụ trách công tác y tế dự phòng hiện nay thiếu hụt về số lƣợng, yếu về trình độ nghiệp vụ. Vì vậy, việc mau chữa khắc phục những hạn chế của đội ngũ cán bộ có vai trò then chốt góp phần quyết định hiệu quả công tác quản lý. Để là đƣợc việc trên, Uỷ ban nhân dân cùng các cấp có trách nhiệm quan tâm, nhất là Sở Y tế cần chú ý công tác đào tạo và có lộ trình, kế hoạch bồi dƣỡng nh m nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý cũng nhƣ cán bộ trực tiếp.

Hai là, tăng cường tổ chức các khoá bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ quản lý, không chỉ bồi dƣỡng kiến thức pháp luật chuyên ngành lĩnh vực y tế dự phòng mà còn chú ý bồi dƣỡng đối với họ kiến thức pháp luật có liên quan đến pháp luật xử phạt vi phạm hành chính, pháp luật bảo vệ môi trường, kinh tế. .. Bên cạnh đó cán bộ quản lý cần chuẩn bị cho mình có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản nh m thuận tiện hơn nữa trong quá trình công tác. Ngoài ra, cần có kế hoạch bồi dƣỡng hiệu quả, cần phải có kế hoạch, phương pháp đào tạo và phát triển kỹ năng, phẩm chất của đội ngũ cán bộ này.

Một yếu tố quan trọng nữa là phải luôn rèn luyện cho cán bộ quản lý có tƣ cách đạo đức, thái độ lao động nghiêm túc, nhiệt huyết với nghề, có nhƣ thế hiệu quả quản lý nhà nước mới cao.

Ba là, triển khai phổ biến và tổ chức thi hành các Thông tƣ quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y tế bao gồm các thông tƣ liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ Y tế dự phòng và Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Trưởng trạm Y tế trực thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, thành, thị xã trực thuộc tỉnh; Thông tƣ liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 7/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y sĩ, điều dƣỡng, trung cấp Y và

Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 7/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dƣợc sĩ. Triển khai thi hành Thông tƣ liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Y tế thuộc UBND cấp huyện.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến th c, pháp luật về y tế dự phòng

Hoạt động y tế dự phòng, phòng chống bệnh tật là công việc cấp bách chung của cả xã hội. Trọng trách trên sẽ không thành công nếu bắt nguồn từ việc quản lý của ngành y tế dự phòng. Vì vậy, rất cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, của người dân và chính quyền nh m hoàn thành công tác phòng chống lây nhiễm bệnh tật, chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với người dân. Trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đã đẩy mạnh tuy nhiên vẫn không đem lại hiệu quả cao như mong muốn, ý thức của người dân vẫn rất hạn chế. Vì vậy, chúng tôi đề ra các biện pháp cụ thể sau:

Một là, Sở Y tế xây dựng kế hoạch tuyên truyền ngay từ đầu năm nh m tuyên truyền, quán triệt về đường lối, chủ trương, pháp luật đối với y tế dự phòng và triển khai phổ biến các văn bản pháp luật, các chính sách mới của Trung ƣơng, tỉnh về y tế dự phòng tới các đơn vị, cá nhân và người dân trên toàn tỉnh. Công tác tổ chức tuyên truyền, giáo dục các nội dung, hình ảnh sinh động, trực quan, hấp dẫn nh m thu hút chú ý của các nhóm đối tượng người dân, học sinh, sinh viên, lao động giúp công tác tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả cao hơn nữa. Tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đẩy mạnh công tác truyền thông dưới nhiều hình thức: truyền thông trực tuyến, đƣa tin đăng tải trên website tỉnh, huyện, in ấn và cấp phát tờ rơi, truyền thông trực tiếp tại địa phương...

Hai là, xây dựng lực lƣợng tình nguyện nguồn, nhân viên tiếp cận cộng đồng, cán bộ y tế phường xã, khóm ấp ở các địa bàn. Vì lực lượng tuyên truyền viên có ý nghĩa rất lớn, nếu không có lực lƣợng tuyên truyền viên các thông tin và công tác phòng chống bệnh dịch, bảo vệ sức khoẻ người dân sẽ không đến được với người dân.

Sở Y tế cần xây dựng chương trình bồi dưỡng, đào tạo cho lực lượng tuyên truyền viên

nh m nâng cao trình độ các nghiệp vụ và kỹ năng truyền thông lưu động, tạo cầu nối hiệu quả đưa chính sách pháp luật của nhà nước đến với người dân.

Ba là, Sở Y tế cần tham mưu với Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng như các Sở, Ban, Ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật về y tế dự phòng.

hƣ vậy, cần thay đổi nhận thức đối với sự cần thiết và vai trò của công tác y tế dự phòng, đồng thời có thêm sự phối hợp của các cơ quan chức năng đối với quá trình thực hiện truyền thông về y tế dự phòng.

3.2.4. Hoàn thiện tổ ch c thực hiện các hoạt động y tế dự phòng

Một là, Sở Y tế có nhiệm vụ chỉ đạo thanh tra cơ sở tiêm chủng, cơ sở xét nghiệm hoàn thành thủ tục công nhận đáp ứng điều kiện tiêm chủng và đạt chứng nhận an toàn sinh học cấp cơ sở.

Hai là, thường xuyên kiểm tra và công bố danh sách các cơ sở tiêm chủng và phòng khám xét nghiệm đạt chứng nhận an toàn sinh học cấp I, cấp II đã công nhận trên cổng thông tin của Bộ Y tế.

Ba là, Sở Y tế ít nhất 03 năm đánh giá một lƣợt, các cơ sở xét nghiệm đã đƣợc cấp giấy xác nhận an toàn sinh học và đã tự công bộ đạt chứng nhận an toàn sinh học trên phạm vi quản lý nhà nước. Trong quá trình kiểm tra, nếu có cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học không bảo đảm đủ điều kiện theo yêu cầu của Nghị định 03 20 6 Đ- CP thì sẽ đình chỉ hoặc có đề nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo qui định của luật pháp.

Bốn là, Sở Y tế thường xuyên theo dõi quá trình hoạt động của từng cơ sở tiêm chủng, ghi nhận từng ca tai biến do tiêm chủng và tiềm hiểu lý do. Trong quá trình hoạt động nếu có trường hợp cơ sở tiêm chủng không bảo đảm đủ điều kiện nêu trong Nghị định 04 20 6 Đ-CP thì sẽ bị Bộ Y tế thu hồi giấy phép hoạt động hoặc có biện pháp xử lý tương ứng với trường hợp vi phạm.

3.2.5. Tă g cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về y tế dự phòng

Thanh tra, kiểm tra định kỳ sẽ giúp chủ thể quản lý nắm bắt đƣợc tình trạng thi hành luật pháp lĩnh vực y tế dự phòng của chủ thể quản lý nhà nước, từ đó có thể đưa ra đƣợc giải pháp can thiệp phù hợp với các đối tƣợng. Mặt khác, nếu phát hiện các sai phạm sẽ có giải pháp xử phạt rất nghiêm khắc, có nhƣ thế mới răn đe, ngăn ngừa đƣợc sai phạm đối với hoạt động y tế dự phòng. Việc kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm sai phạm đã và đang đƣợc tổ chức thực hiện trên toàn quốc. Tuy nhiên, công tác trên

vẫn còn nhiều hạn chế, nh m giải quyết tình trạng trên, xin nêu thêm một số biện pháp nhƣ:

Một là, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đối với tình hình thực hiện quy định pháp lý, chức trách nhiệm vụ đƣợc phân công trong năm, qua đó có những đánh giá chính xác tình hình thực hiện công tác y tế dự phòng và đề ra các biện pháp thích hợp với mỗi đơn vị.

Hai là, đẩy mạnh các công tác thanh tra, kiểm tra tại các tiệm tiêm vắc-xin nh m nắm bắt được khó khăn, vướng mắc của từng đơn vị trong việc triển khai, chủ động xử lý, hạn chế tối đa tình huống đáng tiếc xảy ra.

Ba là, thanh tra là công việc nhạy cảm, hoàn toàn có thể xảy ra sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. nếu người thực hiện công tác thanh tra không có bản lĩnh vững vàng, sẽ dễ dàng gặp cạm bẫy và sa ngã. Vì vậy, đơn vị cần tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp và mỗi cán bộ thanh tra cần không ngừng trau dồi, rèn luyện tƣ cách đạo đức, ham học hỏi nh m nâng cao năng lực nghiệp vụ, thực hiện hiệu quả công việc đƣợc giao.

Bốn là, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chương trình thanh tra, kiểm tra trong năm nh m triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành y tế dự phòng có trọng tâm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt Động y tế dự phòng tỉnh cà mau (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)