CHƯƠNG 3 QU ẢN TRỊ RỦI RO CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro đầu tư vàng trên thị trường Việt Nam (Trang 37 - 39)

VÀ GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

3.1 QUẢN TRỊ RỦI RO CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Thị trường vàng đầy rủi ro và dễ bị mất vốn nếu không có đủ kiến thức và bản lĩnh. Vì vậy, theo ý kiến riêng, các nhà đầu tư cần phải chủ động quản trị những rủi ro có thể trong khả năng của mình.

3.1.1 Tạo lập nền tảng kiến thức cơ bản

3.1.1.1 Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật

* Phân tích cơ bản: Là kĩ thuật phân tích các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường để nghiên cứu các nguyên nhân làm tăng hoặc giảm giá.

 Ưu điểm: Cho phép bạn có thể dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường.  Nhược điểm: Khó khăn trong việc lựa chọn thông tin, lượng tiền và cơ cấu giá hiện hành. Nhà đầu tư cần phải trang bị đầy đủ những kiến thức kinh tế vĩ mô, có khả năng phân tích dự báo tình hình kinh tế thế giới mới có khả năng dự báo được xu thế của giá vàng. Có rất nhiều nguồn thông tin trên mạng giúp nhà đầu tư tham khảo như trang web Sacombank.com.vn, Eximbank.com.vn, Vangvietnam.vn hay các trang nước ngoài như Kitco.com, Netdania.com, IgIndex.co.uk, …

Một số giải pháp liên quan vấn đề cơ bản của thị trường mà bạn có thể xem xét:

1. Chú ý các yếu tố trong thị trường mà bạn giao dịch, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thông tin, những thông tin nào ảnh hưởng trực tiếp và những thông tin nào ảnh hưởng gián tiếp. Ví dụ, nếu bạn giao dịch vàng SJC trên sàn ACB thì bạn phải biết những đợt nhập vàng của các ngân hàng, lãi suất của ngân hàng,…

2. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp có đoán trước được các yếu tố cơ bản của thị trường và nhiều lần, yếu tố cơ bản này đã ảnh hưởng đến giá cả trước khi chúng xảy ra. Ví dụ, nhu cầu dầu sưởi ấm trong mùa đông tăng lên, như vậy các hợp đồng dầu sưởi ấm giao sau sẽ tăng lên trong khoảng thời gian đó so với mức giá trong mùa hè và ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng. Hay ví dụ khác là nhu cầu vàng trang sức của Ấn Độ và Trung Quốc ảnh hưởng khá lớn vào mùa cưới của các nước này cũng là nguyên nhân rất quan trọng. Một nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ không mua vàng giao sau vào tháng có mùa cưới hay sưởi ấm tăng cao vào tháng 12 ở thời điểm tháng 9 này. Tuy nhiên với những nhà đầu tư chuyên nghiệp và những nhà đầu tư thương mại sẽ làm điều này, họ có thể đoán trước

được giá dầu sẽ tăng và vàng sẽ tăng lên trong hợp đồng giao sau tháng 12 nhờ vào phân tích cơ bản, họ sẽ mua dầu hoặc vàng.

3. Một số tin kinh tế của chính phủ Mỹ có tác động mạnh đến thị trường. Cố gắng nghiên cứu và đánh giá các bản tin liên quan đến thị trường bạn muốn giao dịch, chú ý đến các bản tin đã được lên lịch hay bất kỳ dự đoán nào có thể làm thị trường biến động.

* Các chỉ số cần xem xét trên thị trường vàng

Để theo dõi xu hướng biến động của giá vàng, ngoài các yếu về cung – cầu vàng và dầu, nhà đầu tư cần chú ý đến các nước có nền kinh tế cũng như đồng tiền của nước đó có ảnh hưởng mạnh mẽ trên thế giới như USD, EUR, GDP…

Chẳng hạn, khi xem xét giá trị đồng USD, người ta thường đánh giá thông qua nền kinh tế Mỹ và những yếu tố chính được xem là “chỉ báo” phản ánh sức mạnh hay suy yếu của nền kinh tế Mỹ:

- Cán cân thương mại tăng sẽ làm cho đồng tiền quốc gia mạnh lên. Cán cân thương mại có tác động lớn đến GDP vì nếu xuất khẩu lớn sẽ tạo được việc làm và sản lượng lớn , các nhà máy trong nước hoạt động không ngừng.

- Thu nhập bình quân hàng tháng đo lường tỷ lệ lạm phát trong mức lương của người lao động. Chỉ số này tăng sẽ làm cho đồng đôla tăng giá.

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phản ánh giá của hàng hóa tiêu dùng, giá cao hơn được xem là tiêu cực cho một nền kinh tế. CPI dược công bố khoảng ngày 13 hàng tháng.

- Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo lường mức độ lạm phát trải qua bởi các nhà sản xuất, lạm phát cao dẫn đến lãi suất cao làm mạnh đồng tiền của quốc gia.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (ISM) điều tra về hoạt động sản xuất trải đều trên 20 lĩnh vực công nghiệp khác nhau.

+ ISM trên 50: USD tăng giá – vàng giảm giá. + ISM dưới 50: USD giảm giá – vàng tăng giá.

- Chỉ số dịch vụ PIM trên 50 sẽ làm cho đồng tiền quốc gia mạnh lên.

- Niềm tin tiêu dùng vào nền kinh tế và khả năng tài chính của mình càng nhiều thì nhiều khả năng họ sẽ chi tiêu nhiều hơn.

- Chỉ số bán lẻ đo lường giá trị của doanh số bán lẻ. Chỉ số này tăng lên sẽ làm cho đồng USD mạnh lên.

- Tỷ lệ thất nghiệp giảm sẽ làm cho đồng đôla mạnh lên vì khi người dân có việc làm họ sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn mà đóng góp nhiều hơn cho GDP.

- Bảng lương phi nông nghiệp tăng lên sẽ làm cho đồng đôla tăng giá.

- Lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bất kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến lãi suất do FED công bố đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá trị đồng USD.

- Chỉ số USD (USDX) đo tương quan của USD

so với 6 loại tiền tệ lớn khác trên thế giới:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro đầu tư vàng trên thị trường Việt Nam (Trang 37 - 39)