Kịch bản cho giá vàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro đầu tư vàng trên thị trường Việt Nam (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG DỰ BÁO XU HƯỚNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚ

2.1.3 Kịch bản cho giá vàng

Kịch bản 1: Nếu FED thành công, chỉ cắt giảm lãi suất thêm 0,25% hoặc không cắt giảm thêm.

Nền kinh tế hồi phục: thị trường nợ xấu được kiểm soát, thị trường chứng khoán lấy lại niềm tin thì nhà đầu tư sẽ giảm bớt nhu cầu về đầu tư vàng. USD sẽ tiếp tục tăng giá sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có tín hiệu ngừng cắt giảm lãi suất, giới đầu cơ sẽ giảm sự quan tâm vào vàng. Những người có quan điểm lạc quan thì cho rằng, những biện pháp này sẽ sớm thành công, và kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian không xa.

Nếu vậy, thị trường chứng khoán Mỹ chắc chắn sẽ khởi sắc và giảm bớt tính hấp dẫn của thị trường vàng. Mặt khác, do vàng được coi là một mặt hàng dự trữ để đề phòng những rủi ro kinh tế, một khi kinh tế Mỹ ra khỏi vùng rủi ro, vai trò của vàng sẽ giảm xuống.

Thêm vào đó, kinh tế Mỹ được vực dậy cũng đồng thời là một vật cản đối với sự tuột dốc của đồng USD, ghìm lại sự tăng giá của vàng.

Nhưng vấn đề có lẽ không chỉ đơn giản như vậy.

Việc lãi suất USD đã hạ (hiện ở mức 2%) và một lượng tiền lớn được bơm vào hệ thống tài chính lại đồng nghĩa với sự mất giá của đồng tiền này. Trong khi đó, các loại nguyên vật liệu thô làm đầu vào cho các hoạt động kinh tế lại được giao dịch bằng USD. Kết quả, sự mất giá của USD đồng nghĩa với áp lực lạm phát cao hơn không chỉ tại Mỹ, mà cả các quốc gia khác. Như thế, vàng sẽ lại có cơ hội lên giá. Trong đợt cắt giảm lãi suất gần nhất 30/4/2008, FED đã cắt giảm “nhẹ tay” hơn, chỉ 0,25%, điều đó cho thấy FED cũng rất xem trọng tình hình lạm phát, và sẽ đề cao những biện pháp kiểm soát lạm phát song song với việc khôi phục nền kinh tế. Và cũng như chúng ta thấy trong đợt cát giảm lãi suất đó, giá vàng chỉ tăng nhẹ rồi sau đó giảm lại vì những tin tốt về tình hình kinh tế Mỹ. Một số nhà kinh tế kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục vào nửa năm cuối. Điều đó cho thấy rằng, giới đầu tư đang tin vào 1 niềm tin: “nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục”, nếu không xảy ra những biến cố nào khác. Trong kịch bản FED thành công trong việc làm kinh tế Mỹ “ấm” lại này, vấn đề then chốt là tình hình kinh tế Mỹ có đủ khả quan để “át” vấn đề lạm phát. Mà điều này sẽ phụ thuộc vào khả năng tính toán của FED để chọn thời điểm tăng, giảm lãi suất đúng lúc. Nếu lạm phát chỉ là

thứ yếu, giá vàng sẽ gặp bất lợi, còn nếu lạm phát trở thành vấn đề nổi cộm, giá vàng sẽ còn nhiều cơ hội tăng.

Kịch bản 2: Nếu FED thất bại: phải cắt giảm thêm ít nhất 0,5% hoặc nhiều lần cắt giảm 0,25% nữa

Nền kinh tế suy thoái: thị trường nợ xấu không khắc phục được, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm và vàng vẫn là kênh đầu tư an toàn.

Ở một góc nhìn khác, nhóm những nhà quan sát có quan điểm ít lạc quan hơn thì cho rằng, các biện pháp can thiệp của FED chưa chắc đã thành công, vì cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ phụ thuộc nhiều vào thị trường địa ốc, mà đà giảm của giá nhà được dự báo là sẽ còn tiếp diễn một thời gian nữa.

Nếu vậy, kinh tế Mỹ rất có thể sẽ suy thoái, thậm chí là suy thoái sâu, USD còn mất giá, và chứng khoán thế giới còn đi xuống. Thêm vào đó, FED lại phải tiếp tục chuỗi cắt giảm lãi suất, khiến USD mất giá nặng hơn. Tất cả những nhân tố này đều có lợi cho giá vàng.

Và như dự báo trong kịch bản này, thì giá vàng sẽ dễ đạt đến mốc 1000$/oz như trong lịch sử, và có thể tiến xa hơn vào khoảng mức 1200$.

Nếu FED thất bại có nghĩa là lạm phát tăng, nền kinh tế toàn cấu sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định vì Mỹ vẫn được xem là nền kinh tế số 1 của thế giới. Một vấn đề quan trọng khác cần được nhắc tới ở đây là chính sách tiền tệ của các nước có đồng tiền mạnh khác cũng có tác động đến giá vàng.

Các nhân tố dẫn đến giá vàng tăng chủ yếu xuất phát từ bên ngoài – sự phản ứng của các nhà đầu tư đối với cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất tại Mỹ và hệ thống ngân hàng Châu Âu kể từ thập niên 80. Nếu như tình hình này còn kéo dài hay vĩnh viễn thay đổi cơ cấu tổ chức thị trường tài chính toàn cầu (USD chấm dứt vai trò phương tiện thanh toán được chấp nhận trên toàn thế giới) thì giá vàng sẽ còn tiếp tục gia tăng. Tuy vậy, nếu cuộc khủng hoảng tín dụng bớt căng thẳng thì vàng sẽ mất đi một chỗ dựa đáng kể. Nhưng sự kết thúc của khủng hoảng tín dụng không có nghĩa là nền kinh tế thế giới ngay lập tức được phục hồi, sự chậm lại của nền kinh tế cũng sẽ trợ giúp cho giá vàng. Nếu suy thoái kinh tế Mỹ kết thúc và USD phục hồi thì chắc chắn vàng sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên một chỗ dựa mất đi thì vẫn còn nhiều sự trợ giúp khác và vàng sẽ tiếp tục duy trì ở giá cao như hiện tại. Theo những điều kiện và những động lực bên trong mà chúng ta quan sát được trong thị trường vàng, dự đoán giá vàng sẽ ở mức từ 800$ đến 1200$/oz. Giá vàng đạt đỉnh của dự báo

nếu cuộc khủng hoảng tín dụng tiếp tục gia tăng, tuy vậy vàng có thể tiếp tục tăng giá ngay cả không có điều này do ảnh hưởng kinh tế tăng tăng trưởng chậm, nguồn cung giảm và nỗi lo lắng của các nhà đầu tư về tài sản.

Sự kết hợp phức tạp của những nhân tố như đã trình bày ở trên sẽ tạo ra những diễn biến khó đoán biết trên thị trường vàng trong nước và thế giới sắp tới. Giá vàng ở từng thời điểm sẽ phụ thuộc vào việc nhân tố nào có ảnh hưởng áp đảo.

2.2 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT2.2.1 Dự báo ngắn hạn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro đầu tư vàng trên thị trường Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)