CHƯƠNG DỰ BÁO XU HƯỚNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚ
2.3.3 Chọn mô hình
Để lựa chọn mô hình có khả năng dự báo cao, dựa trên số liệu đã thu thập trong quá khứ ta kiểm tra mức độ dự báo của mô hình thông qua RMSE (Root Mean Squared Error – Căn bậc hai của sai số bình phương trung bình).
Chạy hồi quy hai mô hình ta có kết quả sau:
11
+ Mô hình có RMSE nhỏ sẽ cho khả năng dự báo cao hơn Mô hình (1) Mô hình (2) RMSE = 60.19794 RMSE = 54.49728 + Giá trị dự báo và giá trị thực
+ GOLD và khoản dự báo
Ta thấy mô hình (1) dự báo tốt trong giai đoạn tiền nghiệm (1/2005-12/2007) nhưng giai đoạn hậu nghiệm (quý I/2008) thì khả năng dự báo không cao. Với mô hình (2), giai đoạn hậu nghiệm dự báo tốt hơn.
Nhìn chung mô hình (2) có khả năng giải thích không cao nhưng khả năng dự báo tốt hơn mô hình (1). Trên thực tế thì GOLD biến động theo nhiều yếu tố nhưng mô hình cho thấy biến động chính là do dầu và đôla Mỹ. Mặc dù không phản ánh được hoàn toàn sự thay đổi của thị trường vàng nhưng trong ngắn hạn vẫn dự báo được phần lớn thay đổi của GOLD. Ưu điểm của mô hình là đơn giản và có thể ứng dụng để dự báo cho giá vàng trong các hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn… Tuy nhiên, việc lựa chọn nhân tố cho mô hình phụ thuộc vào hoàn cảnh
thực tiễn, có những nhân tố sẵn có thông tin, dễ dàng thu thập nhưng cũng có những nhân tố không có sẵn, khó lượng hóa thì cũng không sử dụng được để đưa vào mô hình . Vấn đề được đặt ra là số lượng các nhân tố được đưa vào mô hình vì thực tế việc đưa nhiều nhân tố vào mô hình không phải lúc nào cũng tốt vì mức độ R2 cao không hẳn là mô hình càng phù hợp. Mặc khác, nếu đưa vào nhiều nhân tố không thích đáng sẽ làm tăng các sai số chuẩn của tất cả các ước lượng mà không làm cải thiện được khả năng dự báo. Thêm vào đó, mức độ nhạy cảm của thị trường với các sự kiện kinh tế hay các chỉ số kinh tế vĩ mô thường mang tính tâm lý chủ quan của nhà dầu tư mà chưa có được những phân tích cặn kẽ, hợp lý thì việc ứng dụng mô cho dự báo sẽ còn nhiều hạn chế do những tác động của tâm lý thị trường.