- Cơ chế, chính sách và các quy định của nhà nước liên quan đến quản lý chi NSNN.
Cơ chế quản lý hệ thống NSNN đổi mới là vấn đề trọng tâm trong việc hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách chi giữa các cấp ngân sách. Nhờ chính sách đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách đã đem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả trong quản lý hệ thống ngân sách quốc gia. Hệ thống pháp luật có vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, khuôn khổ pháp luật, nhằm đảm bảo công bằng, an toàn và hiệu quả. Do đó, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN sẽ có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý chi NSNN ở địa phương là hiệu quả hay không hiệu quả.
Cơ chế, chính sách và các quy định của nhà nước liên quan đến quản lý chi NSNN, được coi là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi NSNN của các địa
phương. Ví dụ như định mức chi tiêu của nhà nước là căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSNN, là chỉ tiêu để đánh gái chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương. Khi ban hành các định mức chi một cách khoa học, hợp lý, kịp thời và cụ thể sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi NSNN được chặt chẽ và hiệu quảhơn. Hoặc việc phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền về việc quản lý chi NSNN, cũng ảnh hưởng không nhỏđến công tác quản lý chi NSNN. Chỉ khi phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng ở từng phòng ban, cơ quan, địa phương thì sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi NSNN được hiệu quả, không bị lãng phí tiền của. Phân định trách nhiệm, quyền hạn cần được thể chế hóa thành Luật để các đơn vị, các cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình khi thực hiện nhiệm vụ, qua đó công tác quản lý được tiến hành trôi chảy, theo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm.
-Tình hình tăng trưởng kinh tế
Khi kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững sẽ là cơ sở điều kiện đảm bảo vững chắc của tài chính, mà NSNN là khâu giữ vai trò quan trọng trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Trong điều kiện kinh tế tăng trưởng và phát triển thì vai trò của NSNN ngày càng được nâng cao, từ đó tạo điều kiện thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội ổn định.
-Tham gia giám sát của các tổ chức đoàn thểvà người dân đối với hoạt động chi NSNN trên địa bàn.
Giám sát là hoạt động cần thiết trong quản lý chi NSNN. Thông qua hoạt động này các tổ chức đoàn thể, người dân sẽ phát hiện những tồn tại, hạn chế của chế độ, chính sách, hoạt động chi. Từđó kịp thời đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với chính sách để phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
1.1.4.2. Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN bao gồm:
-Sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp ở địa phương đối với công tác quản lý chi thường xuyên.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp là nhân tố trung tâm có ảnh hưởng quyết định đến quản lý và điều hành NSNN nói chung và quản lý chi thường
xuyên nói riêng. Quan điểm lãnh đạo của chính quyền các cấp ở địa phương về vai trò của công tác quản lý chi NSNN giữ vai trò nòng cốt trong các quyết định quản lý. Vai trò này được thể hiện trong suốt tiến trình thực hiện quyết định quản lý. Khi các lãnh đạo địa phương đã xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý chi NSNN sẽ góp phần đưa ra được những quyết định quản lý chi thường xuyên NSNN hợp lý, phù hợp với tình hình của địa phương, góp phần thực tốt các mục tiêu cụ thể của địa phương trong quản lý chi NSNN.
Các nhà lãnh đạo của chính quyền tỉnh phải nắm vững các nguyên tắc quản lý chi thường xuyên, hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách và quản lý chặt chẽ ở tất cả các khâu trong quy trình chi ngân sách.
-Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN
Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN phù hợp sẽ bảo đảm chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý, vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ đảm bảo chất lượng quản lý, hạn chế được những sai phạm trong công tác quản lý. Quy trình quản lý được bố trí khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN, làm giảm yếu tố sai lệch thông tin, qua đó hoàn thiện hoạt động quản lý chi thường xuyên.
-Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN
Năng lực, trình độ của cán bộ trong các bộ phận quản lý chi NSNN được coi là yếu tố có tính quyết định đến hiệu quả chi của NSNN. Nếu cán bộ có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được những sai sót trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng NSNN, kiểm soát được nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ các quyết định về quản lý chi NSNN đảm bảo theo dự toán được phê duyệt.
Đối với năng lực của cán bộ quản lý chi ngân sách ở cấp tỉnh bao gồm năng lực tổ chức thực hiện dựtoán, năng lực kiểm tra, giám sát,… Khi cán bộ quản lý chi ngân sách cấp tỉnh có năng lực và trình độ thì hiệu quả quản lý chi NSNN sẽ cao và ngược lại trình độ quản lý của cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi, điều phối nguồn quỹ tài chính ở các cấp ngân sách thấp hơn.
Ngoài ra, các cán bộ công chức cần tránh bệnh xu nịnh, chiều ý của cấp trên, thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức trách nhiệm. Hoặc sa sút về phẩm chất đạo đức như hối lộ, đút lót, gian lận,… là những yếu tốảnh hưởng không tốt tới quá trình quản lý chi NSNN làm giảm hiệu quả sử dụng vốn NSNN nghiêm trọng.
-Điều kiện vềcơ sở vật chất của địa phương
Công tác quản lý chi NSNN phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi nhằm phục vụ các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Do đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương là khác nhau, nên mỗi địa phương sẽ có mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội khác nhau.
Đối với địa phương là miền núi khó khăn, điều kiện vềcơ sở hạ tầng yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo cao thì nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội sẽ tập trung vào việc nâng cấp, sửa chữa kết cấu hạ tầng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đối với địa phương là thành phố có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển thì nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội là tập trung duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
-Công nghệ quản lý chi NSNN cấp tỉnh
Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh ởcác địa phương nói riêng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và thông nhất về dữ liệu, tạo cho quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ được hiệu quả. Công nghệ thông tin được cho là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý chi NSNN cấp tỉnh.
Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN sẽ có tác động, ảnh hưởng đến công tác quản lý và chất lượng phục vụngười dân, giúp cơ quan quản lý có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác các thông tin liên quan đến chi thường xuyên NSNN. Từ đó, cơ quan quản lý có thể ra các quyết định điều chỉnh kịp thời để bảo đảm đáp ứng được nhiệm vụ chic, hạn chế lãng phí trong sử dụng NSNN. Ví dụ như ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc sẽ hiện đại hóa công tác quản lý NSNN từ khâu lập dự toán, thực hiện và quyết toán ngân sách, hay việc
áp dụng các phần mềm kế toán, sẽ góp phần giúp đơn vị sử dụng ngân sách thuận tiện trong việc thực hiện, điều hành và quản lý chi thường xuyên NSNN, giúp cho công tác báo cáo cấp trên diễn ra nhanh chóng, kịp thời.