Kiến nghị đối với UBND tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh bắc kạn (Trang 111 - 123)

UBND tỉnh Bắc Kạn nên cụ thể hóa các văn bản chính sách, chế độ, hướng dẫn mức chi tiêu của dự toán chi thường xuyên, lấy đó làm cơ sở quản lý, áp dụng đối với các đơn vị sử dụng NSNN.

Để thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của HĐND tỉnh Bắc Kạn trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN, HĐND cần khắc phục tình trạng trùng lặp về thẩm quyền, trách nhiệm trong phân cấp quản lý giữa các cấp. Khi phân cấp quản lý chi NSNN của HĐND tỉnh cần đảm bảo cân bằng giữa các vùng địa phương và cân đối NSNN theo nguyên tắc phù hợp, đồng bộ và tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với khảnăng quản lý ởcác đơn vị, phòng ban của tỉnh.

Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN thì UBND tỉnh phải căn cứ vào trình độ, khả năng quản lý của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và nguồn thu trên địa bàn, phải đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

UBND tỉnh tổ chức mở các lớp bồi dưỡng về quản lý chi NSNN cấp tỉnh và các cấp có liên quan cho cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách tỉnh đến các đối tượng làm công tác quản lý và phụ trách về tài chính.

Hoàn thiện hệ thống trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp có thu như y tế, giáo dục và đào tạo, phát thanh truyền hình…Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh nhằm đảm bảo về mặt sốlượng và chất lượng dịch vụ và cải thiện, đáp ứng cải cách hành chính và các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bắc Kạn.

KẾT LUẬN

Quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh nói riêng có vai trò rất quan trọng. Nó đảm bảo cho ngân sách được sử dụng có hiệu quả trong phát triển kinh tế-xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN có hiệu quả sẽ khuyến khích kinh tế phát triển, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Xuất phát từý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý chi thường xuyên, tác giảđã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn của mình. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN và đưa ra kinh nghiệm của một số địa phương nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên của tỉnh.

Thứ hai: Thông qua nghiên cứu thực trạng, luận văn đã phân tích, đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tỉnh Bắc Kạn qua các nội dung chính là:

lập dự toán chi thường xuyên NSNN, chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN, quyết toán chi thường xuyên NSNN và thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên NSNN.

Cụ thểnhư sau:

- Đối với công tác lập dựtoán được thực hiện theo đúng quy trình, thời gian quy định và theo Luật NSNN năm 2015. Tuy nhiên, dự toán được lập có chất lượng chưa cao, do số liệu trong dựtoán được đưa ra là ước số thực hiện của năm trước và ước tăng lên một tỷ lệ nhất định cho năm kế hoạch.

- Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên được thực hiện theo các nội dung gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn có sự chênh lệch lớn giữa thực hiện và dự toán chi thường xuyên được lập.

- Về trình tự, thủ tục quyết toán chi thường xuyên đã tuân thủ các quy định.

Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị nộp quyết toán thu-chi NSNN còn chậm do nhiều lý do khách nhau.

- Công tác kiểm soát, thanh tra, kiểm tra quản lý chi thường xuyên và xử lý

vi phạm đã được thực hiện và phát hiện một số sai phạm trong cơ chế quản lý tài chính của nhà nước và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc phục.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra, thanh tra quản lý chi thường xuyên hay tình hình sử dụng kinh phí của các đơn vịchưa được thực hiện thường xuyên, nên chất lượng chưa cao.

Thứ ba: Luận văn đã tiến hành phân tích các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Bắc Kạn bao gồm các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy có các yếu tố sau có ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN là: Chính sách và thể chế kinh tế; Cơ chế quản lý NSNN; Tổ chức bộmáy và trình độ cán bộ quản lý.

Thứ tư: Căn cứ vào phân tích thực trạng và định hướng quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của tỉnh cho các năm tiếp theo như: Hoàn thiện quản lý việc lập, phân bổ và chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN; Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi thường xuyên NSNN; Hoàn thiện công tác quản lý kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên; Nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý NSĐP; Đảm bảo tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giám sát và giải trình tài chính trong chi thường xuyên của NSĐP.

Luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn, các giải pháp và kiến nghị nêu ra có thể chưa toàn diện, chưa thấy được hết các khía cạnh của vấn đề, nhưng có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi. Tác giả cũng mong rằng những hạn chế này sẽ là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006), Một số quy định về Quản lý tài chính công và công khai tài chính, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC về việc Ban hành chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 18/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 81/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 84/2014/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 84/2014/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 161/2016/TT-BTC về việc Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 171/2017/TT-BTC ngày 13 tháng 7 năm 2017 về việc Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 03 năm 2018-2020, Hà Nội.

9. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đổi với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

10. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP về ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, Hà Nội.

11. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách.

12. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn (2017, 2018, 2019 ), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, Nxb Thống kê, Hà Nội.

13. Trần Thị Thùy Dung (2018), Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành phố Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế và QTKD, Thái Nguyên.

14. Hoàng Minh Hải (2019), Quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Thái Nguyên.

15. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

16. Nguyễn Huy Khoa (2014), Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

17. Phạm Trung Kiên (2020), Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế và QTKD, Thái Nguyên.

18. Phạm Văn Khoa (2010), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Học viện tài chính, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Kim Liên (2020), Hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Tài chính-Ngân hàng-Bảo hiểm, Học viện Hậu cần, Hà Nội.

20. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13, Hà Nội.

21. Raymond Mzellec (1995), Finances Publiques-Concours Administratifs, Catégorie A, Ipag-Ira, Published by Dalloz-Sirey.

22. UBND tỉnh Bắc Kạn, Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 09/1/2020 về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh năm 2020 và các năm tiếp theo.

23. UBND tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Bắc Kạn các năm 2017, 2018, 2019, Bắc Kạn.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH BẮC KẠN

(Dành cho cán bộ tại các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước)

Chúng tôi đang nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Bắc Kạn để phân tích kết quả giữa các năm trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác này trong thời gian tới.

Chúng tôi trân trọng mời ông/ bà tham gia, cho ý kiến trả lời vào phiếu khảo sát. Chúng tôi đánh giá cao đóng góp của ông/bà cho nghiên cứu này. Cuộc khảo sát này đòi hỏi sự đánh giá trung thực và khách quan từ người trả lời. Các thông tin về người trả lời được bảo mật tuyệt đối.

Công việc cần được thực hiện: Ông/Bà hãy trả lời trực tiếp khi nhận phiếu điều tra này và xin vui lòng trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây.

Thân trọng!

Thông tin chung về người được khảo sát:

Họ và tên:……….Nam/Nữ………..Năm sinh………

Đơn vị công tác:………..……

Chức vụ:……….………

Trình độ chuyên môn: ………

Địa chỉ:……….………

I.Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Bắc Kạn

Xin vui lòng đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/Bà lựa chọn về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Bắc Kạn theo các mức được đưa ra dưới đây. Hãy trả lời một cách cẩn thận, khách quan và không để lại bất kỳ mục nào trống:

PHIẾU SỐ 1

Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá

5 Rất đồng ý 4,21 - 5,00 Rất tốt

4 Đồng ý 3,41 - 4,20 Tốt

3 Bình thường 2,61 - 3,40 Khá

2 Không đồng ý 1,81 - 2,60 Trung bình

1 Rất không đồng ý 1,00 - 1,80 Kém

STT Nội dung Câu hỏi 1 2 3 4 5

1

Công tác lập dự toán chi thường

xuyên NSNN

Chất lượng dự toán của tỉnh được đánh giá cao

2

Việc lập dự toán NSNN bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh tại năm lập dự toán và các quy định của nhà nước.

3

Quy trình lập và phân bổ dự toán của tỉnh được thực hiện theo đúng quy định, thẩm quyền được giao.

4

Công tác chấp hành dự toán

chi thường xuyên NSNN

Chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN trong giai đoạn này được thực hiện theo kế hoạch hằng năm.

5

Chênh lệch giữa dự toán và thực hiện các khoản chi thường xuyên không lớn.

6

Kỷ luật chấp hành dự toán chi thường xuyên được thực hiện nghiêm túc.

7 Công tác Báo cáo quyết toán của tỉnh khá

STT Nội dung Câu hỏi 1 2 3 4 5 quyết toán chi

thường xuyên NSNN

đầy đủ, kịp thời, đảm bảo các yêu cầu cơ bản của công tác quản lý NSNN.

8

Báo cáo quyết toán ngân sách của cơ quan tài chính cấp dưới gửi cơ quan tài chính cấp trên đảm bảo kịp thời, đúng nội dung theo quy định.

9

Công tác kiểm soát, thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên

NSNN

Công tác thẩm tra quyết toán ngân sách đã phát hiện, ngăn chặn được các sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách.

10

Công tác kiểm tra, kiểm soát được phân cấp, giao nhiệm vụ cụ thể và thực hiện chặt chẽ

11

Công tác thanh tra được thực hiện thường xuyên và phát hiện kịp thời những sai phạm trong quản lý và sử dụng NSNN.

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN

Đề nghị đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/ Bà lựa chọn theo các mức được đưa radưới đây:

Mức Mức độ ảnh hưởng Khoảng

5 Rất mạnh 4,21 - 5,00

4 Mạnh 3,41 - 4,20

3 Trung bình 2,61 - 3,40

2 Ít 1,81 - 2,60

1 Rất ít 1,00 - 1,80

STT Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 1 Cơ chế, chính sách và các quy định của nhà

nước liên quan đến quản lý chi NSNN.

2 Tình hình tăng trưởng kinh tế

3

Tham gia của giám sát của các tổ chức đoàn thể và người dân đối với hoạt động chi NSNN trên địa bàn.

4

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp ở địa phương đối với công tác quản lý chi thường xuyên.

5 Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN

6 Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN

7 Điều kiện về cơ sở vật chất của địa phương 8 Công nghệ quản lý chi NSNN cấp tỉnh

III: Ý kiến đóng góp khác:………..……….………

………...

………

………...

………

Xin chân thành cảm ơn ý kiến đánh giá của Ông/bà!

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH BẮC KẠN

(Dành cho cán bộ tại các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp thụ hưởng ngân sách nhà nước)

Chúng tôi đang nghiên cứu về quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Bắc Kạn để phân tích kết quả giữa các năm trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác này trong thời gian tới.

Chúng tôi trân trọng mời ông/ bà tham gia, cho ý kiến trả lời vào phiếu khảo sát. Chúng tôi đánh giá cao đóng góp của ông/bà cho nghiên cứu này. Cuộc khảo sát này đòi hỏi sự đánh giá trung thực và khách quan từ người trả lời. Các thông tin về người trả lời được bảo mật tuyệt đối.

Công việc cần được thực hiện: Ông/Bà hãy trả lời trực tiếp khi nhận phiếu điều tra này và xin vui lòng trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây.

Thân trọng!

Thông tin chung về người được khảo sát:

Họ và tên:……….Nam/Nữ………..Năm sinh………

Đơn vị công tác:………..……

Chức vụ:……….………

Trình độ: ………

Địa chỉ:……….………

I.Thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Bắc Kạn

Xin vui lòng đánh dấu (x) vào hộp câu trả lời về thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Bắc Kạn. Hãy trả lời một cách cẩn thận, khách quan và không để lại bất kỳ mục nào trống:

Xin vui lòng đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/Bà lựa chọn về công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Bắc Kạn theo các mức được đưa ra dưới đây. Hãy trả lời một cách cẩn thận, khách quan và không để lại bất kỳ mục nào trống:

PHIẾU SỐ 2

Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá

5 Rất đồng ý 4,21 - 5,00 Rất tốt

4 Đồng ý 3,41 - 4,20 Tốt

3 Bình thường 2,61 - 3,40 Khá

2 Không đồng ý 1,81 - 2,60 Trung bình

1 Rất không đồng ý 1,00 - 1,80 Kém

STT Nội dung Câu hỏi 1 2 3 4 5

1

Công tác lập dự toán chi thường

xuyên NSNN

Tiến độ lập dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị ông bà kịp thời.

2

Sắp xếp công việc, trách nhiệm cho các phòng ban, cá nhân trong quá trình lập dự toán hợp lý.

3

Các bộ phận thực hiện công tác lập dự toán làm việc có hiệu quả, trách nhiệm.

4 Lập dự toán ở đơn vị ông bà

sát với thực tế năm kế hoạch. 5

Việc bố trí, phân định các khoản chi thường xuyên cho các lĩnh vực khác nhau hợp lý.

6

Công tác chấp hành dự toán chi

thường xuyên NSNN

Việc chấp hành chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại đơn vị ông bà đang thực hiện rất tốt.

7

Hàng năm, cơ quan ông bà có phân bổ được hết dự toán ngân sách nhà nước các khoản chi thường xuyêntrong năm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh bắc kạn (Trang 111 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)