Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đề tài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì vườn cao su tiểu điền của các hộ nông dân tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai​ (Trang 22 - 26)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ QUYẾT ĐỊNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH

1.2. Các lý thuyết liên quan trong quá trình phân tích của đề tài

Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc chung của cộng đồng dân cƣ, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hình thành và trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hoá còn thấp so với thành thị. Thu nhập và đời sống của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với thành thị.

Vai trò của vùng nông thôn:

- Là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.

- Cung cấp hàng hoá cho xuất khẩu.

- Cung cấp lao động cho công nghiệp.

- Là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ.

Kinh tế nông nghiệp: là một khoa học ứng dụng để nhằm nhận định, mô tả và phân loại các vấn đề kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó tìm ra phương thức giải quyết vấn đề. Ngoài ra kinh tế nông nghiệp còn là một môn khoa học xã hội, nó liên quan đến con người, tổ chức và các mối quan hệ giữa người với người. Kinh tế nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng : cung cấp lương thực, thực phẩm cho một dân số đang tăng lên không ngừng; là nguồn cung cấp vốn cho việc phát triển các ngành sản xuất khác (các khoản tiết kiệm từ nông nghiệp, ngoại tệ do xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp...);

là nguồn cung ứng lao động chủ yếu cho các ngành sản xuất, dịch vụ khác; là nguồn cung cấp phúc lợi trục tiếp cho vùng nông thôn thông qua việc nâng cao năng suất lao động, gia tăng việc làm và cải thiện thu nhập.

Kinh tế nông hộ: là các hộ gia đình sống bằng nghề nông, kinh tế hộ gia dình với tƣ cách là một đơn vị sản xuất kinh doanh, một sự tổ hợp của đất, lao động và các phương tiện sản xuất được người dân khai thác, sử dụng tác động vào hệ thống sinh thái tại nơi mà người ta sinh sống nhằm bảo đảm sự tồn tại của mình.

* Vai trò của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp

Kinh tế hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, cũng như trong việc giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho cả nước đảm bảo lương thực quốc gia, cho dự trữ và xuất khẩu. Kinh tế hộ là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống nông nghiệp, là tế bào của nền nông nghiệp.

1.2.2. Khái nim và các ch tiêu đánh giá kết qu-hiu qu kinh tế[3]

a) Các chỉ tiêu đánh giá kết quả

Kết quả sản xuất phản ánh khái quát đƣợc về quá trình đầu tƣ đầu vào nhƣ là chi phí và đầu ra là doanh thu cũng nhƣ phản ánh đƣợc thu nhập sau một quá trình sản xuất kinh doanh.

Chi phí sn xut:

Là chỉ tiêu quan trọng phản ánh toàn bộ các khoản chi đầu tƣ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí sản xuất là tổng số tiền và công bỏ ra để đầu tƣ từ khâu đầu là làm đất cho đến khâu thu hoạch, bao gồm: chi phí vật tu, chi phí làm đất, nhân công, chi phí khác.

Tổng chi phí sản xuất = CPVT + CPNC + Chi phí khác

+ Chi phí vật tƣ gồm: chi phí phân, giống, thuốc, thuế, lãi suất ngân hàng,...

+ Chi phí nhân công gồm: công làm đất, công trồng, chăm sóc, thu hoạch,...

+ Chi phí khác bao gồm chi phí phân bổ là chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao máy móc, trang thiết bị đƣợc phân bổ qua từng năm, chi phí vận chuyển cây giống, vật tƣ...

Doanh thu (DT): là tổng giá trị hàng hóa thu đƣợc sau khi bán hàng hóa trên thị trường, phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa và giá cả hàng hóa.

Doanh thu = Sản lƣợng * Giá bán

Li nhun: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và tất cả chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả trực tiếp, do đó càng lớn càng tốt.

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế[3]

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nhằm phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu đƣợc với phần chi phí bỏ ra của quá trình sản xuất. Tính phức tạp của việc đánh giá hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải xem xét nhiều yếu tố và nhiều mặt, vừa phải dựa vào thực tế sản xuất hiện tại, lại vừa phải dự báo cho tương lai. Ngoài ra còn phải tính đến lợi ích nhiều mặt của xã hội.

Hiệu quả kinh tế là một mục tiêu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ khi đạt đƣợc hiệu quả kinh tế thì chúng ta mới tiến hành sản xuất và mở rộng sản xuất trong thực tế.

T sut doanh thu trên chi phí

DT/CP = Doanh thu/tổng chi phí

Cho biết một đồng chi phí bỏ ra đầu tƣ sản xuất kinh doanh sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.

T sut li nhun trên chi phí

LN/CP = Lợi nhuận/tổng chi phí

Phản ánh một đồng chi phí bỏ ra đầu tƣ sản xuất kinh doanh sẽ thu đƣợc bao nhiêu lợi nhuận.

LN/DT = Lợi nhuận/doanh thu

Cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hiệu suất đồng vốn = Tổng chi phí/lợi nhuận

Cho biết một đồng lợi nhuận thu đƣợc cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

1.2.3. Khái nim chi phí cơ hội

Chi phí cơ hộicủa một lựa chọn thay thế đƣợc định nghĩa nhƣ chi phí do đã không lựa chọn cái thay thế "tốt nhất kế tiếp". Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn.

Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận đƣợc một lợi ích nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Nhƣ

vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác; Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì vườn cao su tiểu điền của các hộ nông dân tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai​ (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)