Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN VỀ QUYẾT ĐỊNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
2.1. Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Thống Nhất
Huyện Thống Nhất, Thuộc tỉnh Đồng Nai, phía bắc giáp huyện Định Quán, phía Đông giáp Thị xã Long Khánh, phía Nam giáp huyện Long Thành và huyện Cẩm Mỹ, phía tây giáp huyện Trảng Bom.
Huyện gồm 1 thị trấn và 10 xã trực thuộc:
Thị trấn: Dầu Giây, Bàu Hàm 2, Gia Tân 1, Gia Tân 2, Gia Tân 3, Quang Trung, Xuân Thiện, Hƣng Lộc, Xuân Thạnh, Lộ 25 và Gia Kiệm
Hầu hết 10 xã của huyện Thống Nhất đều là vùng sâu, vùng xa trong đó có 02 xã đặc biệt khó khăn là xã Xuân Thiện và xã Xuân Thạnh.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
2.1.2. Địa hình
Thống Nhất nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp xen kẻ với các trảng bằng, thoải và lượn sóng. Địa hình của huyện bị chia cắt mạnh, có hướng dốc chính nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Hầu hết các khu vực đất bằng (0-80) đƣợc sử dụng cho trồng cao su, chỉ còn khoảng 5000 ha sử dụng cho trồng lúa và rau màu; khu vực đất sườn thoải (8-150) chủ yếu sử dụng cho trồng cây lâu năm và khu vực đất dốc (>150), bao gồm các núi Sóc Lu, Võ Dõng và Bình Lộc, phần lớn diện tích sử dụng cho trồng chuối và các cây lâu năm khác.
2.1.3. Khí hậu
Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (khoảng 5 – 6 tháng), mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 – 7 tháng). Khoảng kết thúc mùa mƣa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12.
Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm từ 25,7 – 26,70C. Mức độ chênh nhau giữa các năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,20C.
Nhiệt độ trung bình mùa khô từ 25,4 – 26,70C, chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 4,80C. Nhiệt độ trung bình mùa mƣa từ 26 – 26,80C. So với mùa khô, mức dao động không lớn, khoảng 0,80C.
Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ. Địa bàn huyện Thống Nhất có lƣợng mƣa lớn nhất, trên 2.500mm/năm. Mùa khô, tổng lƣợng mƣa chỉ từ 210 – 370 mm chiếm 12 – 145 lƣợng mƣa của năm. Mùa mƣa, lƣợng mƣa từ 1.500 – 2.400 mm, chiếm 86 – 88% lƣợng mƣa của năm.
Phân bố lƣợng mƣa giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ giữa ra hai phía Đông và Tây của Đồng Nai.
2.1.4. Dân số
Dân số của huyện hiện nay gần 164.000 người với 16 dân tộc anh em cùng sinh sống. Toàn huyện có 87,23% đồng bào có đạo, gồm 4 tôn giáo chính là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài. Trong đó đạo công giáo chiếm 72%; riêng 5 xã vùng Kiệm Tân, có trên 95% bà con theo đạo công giáo.
2.1.5. Giao thông
Huyện Thống Nhất có vị trí chiến lƣợc quan trọng trong phát triển kinh tế, thuận lợi về giao thông. Địa bàn Dầu Giây là cửa ngõ quốc lộ I nối từ thị xã Long Khánh vào Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là điểm đầu của quốc lộ 20 đi Đà Lạt. Trong quy hoạch phát triển của vùng, địa bàn huyện Thống Nhất có đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu qua Thống Nhất để đến các địa bàn phía Nam và Nam Tây Nguyên.
2.1.6. Đất đai
Đất đai của huyện Thống Nhất phân bố trên địa hình tương đối bằng hoặc ít dốc, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Đất bazan trong khu vực có tỷ lệ diện tích lớn bị lẫn nhiều sỏi sạn và đá lộ đầu, hiện đang đƣợc trồng điều, cây ăn quả, cây rừng; đất bazan tầng dày (loại tốt) đã đƣợc sử dụng trồng cao su, số ít là cây ăn trái. Khoáng sản trên địa bàn huyện không phong phú về chủng loại, chỉ có đá và đất sỏi sạn làm nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng, giao thông và san lấp mặt bằng nhƣng trữ lƣợng khá lớn, tập trung nhiều nhất ở khu vực núi Sóc Lu.
2.1.7. Về kinh tế
Sản xuất nông nghiệp
Tình hình sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển; giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy đạt 725 tỷ đồng, tăng 5,1 % so với cùng kỳ ( NQ 4,8 %).
- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 8.208,4 ha đạt 101,4% kế hoạch, bằng 97,96% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt là 30.295 tấn đạt 101,7% kế hoạch, bằng 97,19% so với cùng kỳ.
- Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật: Tổ chức khoảng 76 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng với 3.072 lượt người tham dự; triển khai thực hiện 10 mô hình khảo nghiệm phòng chống dịch hại trên cây sầu riêng, tiêu, ca cao, cao su. Đã chuyển đổi theo thời vụ 236 ha dất lúa sang trồng bắp, rau đậu nhằm tiết kiệm nước, tăng hiệu quả kinh tế và hạn chế sâu bệnh.
- Chăn nuôi: hiện nay ngành chăn nuôi của huyện phát triển theo hướng tập trung, công nghiệp, trang trại với quy mô phát triển đàn từ 200 heo nái và 200 heo thịt trở lên trong các khu chăn nuôi tập trung, giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ. Tổng số trang trại chăn nuôi là 659 trang trại, trong đó có 436 trang trại chăn nuôi heo, 125 trang trại chăn nuôi gà và 98 trang trại chăn nuôi cút.
Ngành chăn nuôi đang có xu hướng phát triển ổn định trở lại, nhất là giá heo hơi tăng từ 43.000 – 46.000 đồng/kg, khuyến khích người chăn nuôi tăng đàn.
Tổng đàn heo hiện nay khoảng 263.089 con, tăng 0,9% so với cùng kỳ;
tổng đàn gia cấm: 1.223.000 con gà, 200.000 con vịt và khoảng 1.400.000 con cút, tăng 8,9% so với cùng kỳ; bò 2.615 con, dê 2.390 con. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật được quan tâm duy trì thường xuyên và thực hiện chặt chẽ nên không có dịch bệnh xảy ra; thực hiện tốt công tác tiêm phòng các bệnh bắt buộc trên gia súc, gia cầm 2 đợt năm 2014 đạt tỷ lệ 92% kế hoạch.
- Công tác thủy lợi: chỉ đạo các ngành, các xã tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy phục vụ tốt cho công tác tưới tiêu vụ Đông Xuân, Hè Thu.
Tổ chức nạo vét mương ấp Bạch Lâm – xã Gia Tân với tổng kinh phí 12 triệu chứa đựng công trình bờ kè Đội 1, ấp Ngô quyền, xã Bàu Hàm 2 với tổng kinh phí thực hiện 156 triệu đồng. Tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm 2013 và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2014. Đã phê duyệt đề án phát triển thủy lợi giai đoạn 2015- 2016 và định hướng đến 2020
trên địa bàn huyện, Ban quản lý Khai thác công trình thủy lợi huyện đƣợc thành lập, đi vào hoạt động ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi trên đại bàn.
- Công tác quản lý, bảo vệ rừng: Trên toàn huyện hiện có 267 ha rừng trồng phòng hộ, đã thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ rừng, không để xảy ra cháy rừng, lấn chiến đất rừng. Triển khai các hoạch thực hiện phòng chống hạn hán, phòng chống cháy rừng, quản lý bảo vệ rừng mùa khô năm 2014. Tổ chức lễ phát động tết trồng cây: “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và trồng cây gây rừng năm 2014 tại sân vận động ấp Lê Lợi 2, xã Quang Trung. Tổ chức cấp phát cây giống lâm nghiệp cho các xã, với tổng số là 5.530 cây ( sao, dầu).
Phối hợp với sở nông nghiệp và PTNT tổ chức khảo sát và phát quang 24 cây sao đen nằm trong hành lang đường dây 550 kv Di Linh – Tân Định đi qua địa bàn xã Gia Tân 1.
- Thực hiện dự án LIFSAP: Đã khởi công xây dựng khu giết mổ tập trung - xã Gia Tân 2, với công suất 150 con/ ngày, dự kiến hoàn thành và đƣa vào sử dụng 04 khu bán thực phẩm tươi sống tại các chợ: Dầu Giây, Lê Lợi, tân Lập, Hƣng Lộc. Thành lập 22 nhóm chăn nuôi theo quy trình GAHP, với 440 thành viên tham gia và hỗ trợ xây dựng 36 hầm Biogas bằng vật liệu composite cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn.
- Chương trình cây trồng chủ lực giai đoạn 2012- 2015: tổ chức thẩm định hỗ trợ cho 172 hộ đủ điều kiện tham gia chương trình với tổng diện tích 156 ha, với tổng số tiền là 2.258.270.000 đồng, đạt 100% kế hoạch cấp kinh phí thực hiện năm 2013. Hỗ trợ hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây chôm chôm cho 67 hộ, với tổng diện tích 45 ha, với tổng số tiền là 315.000.000 đồng, trên địa bàn 02 xã ( Bàu Hàm 2, Hưng Lộc). Xay dựng mô hình tưới nước tiết kiệm trên cây chôm chôm thực hiện theo chương trình VietGap tại xã Quang Trung với tổng kinh phí 241.842.000 đồng/ha.