Mô tả đặc điểm các chỉ tiêu trong mô hình kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì vườn cao su tiểu điền của các hộ nông dân tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai​ (Trang 61 - 93)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất mủ Cao su của các hộ nông dân nghiên cứu

3.3.1. Mô tả đặc điểm các chỉ tiêu trong mô hình kinh tế

Bảng 3.17. Giới tính của chủ hộ trồng Cao su

Giới tính

Nhóm chặt Cao su Nhóm không chặt Cao su

Tổng Tỷ lệ Số người Tỷ lệ (%) Số (%)

người Tỷ lệ (%)

Nam 45 75,00 57 95,00 102 85,00

Nữ 15 25,00 3 5,00 18 15,00

Tổng 60 100 60 100 120 100

(Nguồn: TTTH) Từ bảng 3.17 Trong 120 hộ khảo sát, 60 hộ chặt Cao su, và 60 hộ không chặt, giới tính là nam có 102 người, chiếm 85%, nữ 18 người, chiếm 15%, tỷ lệ nam của nhóm hộ chặt Cao su lớn hơn nhóm không chặt, tỷ lệ nữ nhóm chặt Cao su nhỏ hơn số nữ nhóm không chặt, vì vậy điều này phù hợp với ký vọng dấu trong mô hình kinh tế.

- Trình độ của chủ hộ trồng Cao su

Trình độ của chủ hộ đƣợc chia thành 4 nhóm, nhóm 1 có trình độ từ lớp 1 đến lớp 6, nhóm 2 có trình độ từ lớp 6 đến lớp 9, nhóm 3 có trình độ từ lớp 10 đến 12, và nhóm 4 có trình độ là Trung cấp, Cao Đẳng, Đai học.

Bảng 3.18. Trình độ của chủ hộ

Trình độ Nhóm chặt Cao su Nhóm không chặt

Cao su Tổng Tỷ lệ

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) (%)

Nhóm 1 22 36,67 0 0,00 22 18,33

Nhóm 2 22 36,67 21 35,00 43 35,83

Nhóm 3 16 26,67 39 65,00 55 45,83

Nhóm 4 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Tổng 60 100 60 100 120 100

(Nguồn: TTTH) Từ bảng 3.18 Tổng số 120 hộ có không có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học, đa phần tập trung ở nhóm có trình độ từ 10-12, chiếm tỷ lệ 45,83%, ở nhóm chặt đa phần tập trung ở trình độ từ lớp 1 đến lớp 9, chiếm tỷ lệ 73,33%, trong khi ở nhóm không chắt ở nhóm trình độ từ lớp 10 đến 12 chiếm 65%.

- Tỷ trọng thu nhập của hộ trồng Cao su.

Tỷ trọng thu nhập đƣợc chia thành 4 nhóm, nhóm 1 từ 1% đến 25%, nhóm 2 từ 26% đến 50%, nhóm 3 từ 51% đến 75%, và nhóm 4 từ 76% đến 100%.

Bảng 3.19. Tỷ trọng thu nhập của hộ trồng Cao su Tỷ trọng

thu nhập

Nhóm chặt Cao su Nhóm không chặt

Cao su Tổng Tỷ lệ

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) (%)

Nhóm 1 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Nhóm 2 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Nhóm 3 22 36,67 29 48,33 51 42,50

Nhóm 4 38 63,33 31 51,67 69 57,50

Tổng 60 100 60 100 120 100

(Nguồn: TTTH)

Từ bảng 3.19 Với 120 chủ hộ đƣợc khảo sát, tỷ trọng thu nhập của hai nhóm chủ yếu tập trung chủ yếu trong nhóm từ 51% đến 100%, điều này giải thích đa phần dân sống tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai nguồn thu nhập chính trồng và khai thác mủ Cao su.

- Tuổi vườn Cao su.

Tuổi của vườn Cao su được chia ra làm 4 nhóm, nhóm 1 từ 1 đến 6 tuổi là giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhóm 2 từ 7 đến 12 tuổi, nhóm 3 từ 13 đến18 tuổi, và nhóm 4 lớn hơn 18 tuổi. Nhóm 2, 3 và 4 là giai đoạn sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.20. Tuổi vườn Cao su Tuổi

vườn cây

Nhóm chặt Cao su Nhóm không chặt

Cao su Tổng Tỷ lệ

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) (%)

Nhóm 1 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Nhóm 2 24 40,00 37 61,67 61 50,83

Nhóm 3 31 51,67 19 31,67 50 41,67

Nhóm 4 5 8,33 4 6,67 9 7,50

Tổng 60 100 60 100 120 100

(Nguồn: TTTH) Từ bảng 3.20 Với 120 chủ hộ đƣợc khảo sát, phần lớn diện tích Cao su ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai tập trung chủ yếu là giai đoạn đoạn kinh doanh (giai đoạn từ 7 đến 18 tuổi) cao điểm, chiếm tỷ lệ 93%, vì số liệu khảo sát tập trung chủ yếu vào nhóm sản xuất kinh doanh, do đó nhóm 1 là không có, phần còn lại nhóm 4 chỉ chiếm 7,5%.

- Diện tích trồng Cao su.

Diện tích đƣợc chia làm 4 nhóm, nhóm 1, từ lớn hơn 0 đến 2 hecta, nhóm lớn hơn 2 đến đến 3 hecta, nhóm 3 lớn hơn 3 đến 4 hecta và nhóm 4, lớn hơn 4 hecta.

Bảng 3.21. Thống kê diện tích trồng Cao su Quy mô

diện tích (ha)

Nhóm chặt Cao su Nhóm không chặt

Cao su Tổng Tỷ lệ

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) (%)

Nhóm 1 21 35,00 13 21,67 34 28,33

Nhóm 2 31 51,67 29 48,33 60 50,00

Nhóm 3 4 6,67 15 25,00 19 15,83

Nhóm 4 4 6,67 3 5,00 7 5,83

Tổng 60 100 60 100 120 100

(Nguồn: TTTH) Từ bảng 3.21 Diện tích trồng Cao su của cả hai nhóm chặt và không chặt tập trung chủ yếu vào nhóm 2, (diện tích lớn hơn 2 đến 3 ha), có 60 hộ, chiếm tỷ lệ 65%, nhóm 1 có 34 hộ, chiếm tỷ lệ 28.33% và nhóm 4 có 7 hộ có diện tích trồng Cao su lớn hơn 4 ha, chiếm tỷ lệ 5.83%.

- Điều kiện lao động.

Bảng 3.22. Điều kiện lao động của chủ hộ (0. Không đủ, 1. Đủ số lao động tham gia sản xuất kinh doanh Cao su)

Điều kiện lao động

Nhóm chặt Cao su

Nhóm không chặt Cao su

Tổng Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1. Không đủ

lao động 33 55,00 30 50,00 63 52,50

0. Đủ lao động 27 45,00 30 50,00 57 47,50

Tổng 60 100 60 100 120 100

(Nguồn: TTTH)

Từ bảng 3.22 Tính trên tổng số mẫu 120 hộ tỷ lệ về điều kiện lao động đủ chiếm 47,50%, lao động không đủ chiếm tỷ lệ 52.5%, có sự chênh lệch là 5%.

- Kỳ vọng giá mủ Cao su

Bảng 3.23. Kỳ vọng của hộ trồng Cao su Kỳ vọng

giá mủ Cao su

Nhóm chặt Cao su Nhóm không chặt

Cao su Tổng Tỷ lệ

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) (%)

1. Tăng 14 23,33 35 58,33 49 40,83

0. Giảm 46 76,67 25 41,67 71 59,17

Tổng 60 100 60 100 120 100

(Nguồn: TTTH) Từ bảng 3.23 Nhóm chặt kỳ vọng giá là giảm chiếm tỷ lệ 76.67%, nhóm không chặt có 25 người kỳ vọng giá giảm, chiếm tỷ lệ 41.67%, điều này cho thấy nhóm chặt chiếm tỷ lệ cao hơn.

- Đánh giá chất lƣợng đất

Bảng 3.24. Đánh giá chất lƣợng đất trồng Cao su

Đánh giá chất lƣợng đất

Nhóm chặt Cao su Nhóm không chặt Cao su

Tổng Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ (%)

(%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1. Không phù hợp 21 35,00 0 0,00 21 17,50

2. Bình thường 29 48,33 37 61,67 66 55,00

3. Phù hợp 10 16,67 23 38,33 33 27,50

4. Rất phù hợp 0 0,00 0 0,00 0 0,00

Tổng 60 100 60 100 120 100

(Nguồn: TTTH)

Từ bảng 3.24 chúng ta thấy ở hai nhóm có sự khác biệt việc đánh giá chất lƣợng đất, đa phần ở nhóm không chặt đánh giá chất lƣợng đất là bình thường chiểm tỷ lệ 61,67%, trong khi nhóm chặt đánh giá chất lượng đất bình thường là 48,33%, riêng nhóm chặt đánh giá chất lượng đất không phù hợp, cao hơn nhóm không chặt là 35%.

- Tín dụng

Bảng 3.25. Thông tin về vay tín dụng

Vay tín dụng

Nhóm chặt Cao su Nhóm không chặt

Cao su Tổng Tỷ lệ

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) (%)

1. Có 25 41,67 14 23,33 39 32,50

2. Không 35 58,33 46 76,67 81 67,50

Tổng 60 100 60 100 120 100

(Nguồn: TTTH) Từ bảng 3.25 cho ta thấy nhóm chặt có 25 hộ vay, chiếm tỷ lệ 42%, Nhóm không chặt có 14 hộ vay, chiếm tỷ lệ 23%, điều này cho thầy việc chặt Cao su có ảnh hưởng đến việc vay vốn của chủ hộ, vì họ chiệu áp lực về lãi suất.

- Áp lức về trả nợ vốn

Bảng 3.26. Áp lực về việc trả nợ vốn vay

Áp lực vay vốn Nhóm chặt Cao su Nhóm không chặt Cao su

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1. Có áp lực 18 30,00 15 25,00

0. Không áp lực 42 70,00 45 75,00

Tổng cộng 60 100 60 100

(Nguồn: TTTH)

Từ bảng 3.26 cho thấy số hộ ở nhóm chặt Cao su chịu áp lức nhiều hơn so với số hộ không chặt Cao su, điều này cho thấy quyết đinh chặt hay tiếp tục sản xuất có ảnh hưởng đến chịu áp lực về vốn.

3.3.2. Mô hình ước lượng của đề tài

= β + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8+ β9X9 + β10X10

Trong đó

Y : quyết định chặt Cao su của nông hộ, nhận 2 giá trị (1.Chặt ; 0. Tiếp tục sản xuất)

X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10 là các biến độc lập ảnh hưởng đến quyết định chặt Cao su

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9, β10 là hệ số ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc Y

Bảng 3.27. Kết xuất mô hình hồi quy

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

X1 -.500 .146 11.640 1 0.001 .607

X2 -5.125 2.084 6.047 1 0.014 .006

X3 19.082 6.774 7.935 1 0.005 193750755.104

X4 -2.289 1.056 4.698 1 0.030 .101

X5 -.038 .021 3.187 1 0.074 .963

X6 1.343 .934 2.069 1 0.150 3.830

X7 -2.785 .822 11.473 1 0.001 .062

X8 2.041 .977 4.361 1 0.037 7.698

X9 .382 .143 7.111 1 0.008 1.465

X10 -.351 .703 .249 1 0.618 .704

Constant -1.288 4.902 .069 1 0.793 .276

Nguồn: Kết xuất SPSS

Bảng 3.27 cho thấy biến điều kiện lao động (X6) có sig. = 0,15 > 0,1 nên mối liên hệ giữa khả năng chặt bỏ vườn Cao su và điều kiện lao động của hộ là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tương tự, biến quy mô vườn Cao su (X10) có sig.= 0,618 >0,1 1 nên mối liên hệ giữa khả năng chặt bỏ vườn Cao su và quy mô vườn Cao su của hộ là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Đối với lao động thì khi thiếu lao động sản xuất, hộ có thể thuê mướn lao động bên ngoài để đảm bảo hoạt động sản xuất, nhất là hoạt động khai thác thì thông thường hộ vẫn thuê mướn lao động. Còn đối với quy mô sản xuất (X10) thì đa số các hộ tiểu điền trên địa bàn có diện tích tương đương, không chênh lệch nhiều. Cả 2 vấn đề này không tác động nhiều đến quyết định chặt bỏ hay duy trì sản xuất Cao su.

Các biến trình độ (X1); giới tính (X2); tỷ trọng từ thu nhập Cao su trong tổng thu nhập (X3); Kỳ vọng giá mủ Cao su trong tương lai (X4); Chi phí cơ hội của việc chặt Cao su (X5); Chất lƣợng đất (X7); Áp lực trả nợ ngân hàng (X8); Tuổi vườn cây (X9) đều có ý nghĩa về mặt thống kê hay có liên hệ với biến phụ thuộc. Tuy nhiên, giới tính (X2) và biến tỷ trọng từ thu nhập Cao su trong tổng thu nhập (X3) có dấu ƣớc lƣợng trái với kỳ vọng.

Biến trình độ (X1) có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc. Cho biết khi trình độ của người quyết định sản xuất trong hộ tăng lên thì xác suất chặt bỏ vườn Cao su sẽ giảm xuống.

Biến giới tính (X2) có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc. Cho biết nếu người quyết định chính trong sản xuất của hộ là nam thì xác suất chặt bỏ vườn Cao su sẽ giảm xuống. Từ đó liên hệ nam giới sẽ không nóng vội hơn nữ giới trong việc chuyển đổi sản xuất.

Biến tỷ trọng từ thu nhập Cao su trong tổng thu nhập (X3) có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Cho biết khi tỷ trọng từ thu nhập từ Cao su trong tổng thu nhập của hộ càng cao thì xác suất chặt bỏ vườn Cao su sẽ càng cao.

Biến kỳ vọng giá mủ Cao su trong tương lai (X4) có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc. Cho biết kỳ vọng giá Cao su trong tương lai tăng thì xác suất chặt vườn Cao su sẽ giảm.

Biến chi phí cơ hội của việc chặt bỏ vườn Cao su (X5) có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc. Cho biết khi gia trị mất đi của việc chặt bỏ Cao su càng lớn thì xác suất chặt bỏ vườn Cao su sẽ giảm.

Biến chất lƣợng đất (X7) có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc.

Cho biết khi chất lƣợng đất mà càng phù hợp với trồng Cao su và khó có khả năng chuyển qua cây trồng khác thì xác suất chặt bỏ vườn sẽ càng giảm.

Biến áp lực trả nợ ngân hàng (X8) có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Cho biết khi áp lực của hộ về việc trả nợ ngân hàng càng lớn thì xác suất chặt bỏ vườn Cao su sẽ càng tăng vì nguồn thu từ Cao su giảm ảnh hưởng đến chi tiêu và việc trả nợ của hộ.

Biến tuổi vườn cây (X9) có quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc. Cho biết khi tuổi vườn cây càng tăng thì xác suất chặt bỏ vườn Cao su sẽ càng tăng. Tương ứng với phân tích thực trạng về độ tuổi vườn Cao su ở trên địa bàn là khá lớn tuổi với phần lớn các hộ đều có vườn cây từ 15 năm.

Bảng 3.28. Kết xuất mô hình khi loại biến (X6), (X10) ra khỏi mô hình

Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

X1 -.449 .133 11.330 1 .001 .638

X2 -4.928 1.795 7.535 1 .006 .007

X3 16.888 6.513 6.723 1 .010 21605604.095

X4 -2.201 1.046 4.425 1 .035 .111

X5 -.040 .017 5.798 1 .016 .961

X7 -2.584 .761 11.528 1 .001 .075

X8 1.779 .945 3.543 1 .060 5.923

X9 .364 .139 6.886 1 .009 1.439

Constant -.353 4.489 .006 1 .937 .703

Nguồn: Kết xuất SPSS

Từ kết quả phân tích hồi quy Logistic ở bảng 3.28 cho thấy, giá trị mức ý nghĩa Sig của các biến đều có giá trị < 0,1 nên các biến độc lập trong mô hình có mối tương quan với biến phụ thuộc là khả năng chặt bỏ vườn Cao su. Mức ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy trên đều có độ tin cậy trên 94%

3.3.3. Kiểm định mức độ phù hp ca mô hình (Kiểm định Omnibus) Bảng 3.27. Kết xuất kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square df Sig.

Step 1

Step 112.919 8 0.000

Block 112.919 8 0.000

Model 112.919 8 0.000

Nguồn: Kết xuất SPSS Dựa vào kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, ta có Sig.=

0,000 < 0,01 như vậy mô hình tổng quát cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy trên 99%.

3.3.4. Kiểm định mức độ gii thích ca mô hình

Bảng 3.30. Kiểm định mức độ giải thích Model Summary

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square

1 53.437a 0.61 0.813

Nguồn: Kết xuất SPSS

Hệ số mức độ giải thích của mô hình: R2 Nagelkerke = 0,813. Điều này có nghĩa là 81,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc đƣợc giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.

3.3.5. Kiểm định mức độ d báo tính chính xác ca mô hình

Bảng 3.31. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình Classification Tablea

Observed

Predicted

Y Percentage

Correct

0 1

Step 1

Y 0 56 4 93.3

1 6 54 90.0

Overall Percentage 91.7

Nguồn: Kết xuất SPSS Trong tổng số người người không chấp nhận chặt bỏ vườn Cao su mô hình dự báo chính xác là 56 tương ứng tỷ lệ đúng là 93,3% . Tương tự, trong tổng số người quyết định chặt bỏ vườn Cao su, mô hình dự báo chính xác là 54, tỷ lệ đúng là 90%. Vậy tỷ lệ dự báo đúng của toàn bộ mô hình là 91,7%.

3.3.6. Phân tích tác động ca các nhân t đến quyết định cht b vườn Cao su ca h

Từ bảng kết quả phân tích hồi quy Logistic, ta viết được phương trình nhƣ sau:

Ln(Odds) = -0,353 - 0,449*X1 - 4,928*X2 + 16,888*X3 - 2,201*X4 - 0,040*X5

- 2,584 *X7 + 1,779*X8 + 0,364*X9

E (Y/X): Xác suất để Y = 1 xuất hiện khi biến độc lập X có giá trị cụ thể Xi.

( )

Bảng 3.32. Giá trị trung bình của các biến độc lập

Ký hiệu biến Chú thích Giá trị

X1 Trình độ người sản xuất 8.433

X2 Giới tính (1 Nam; 0 Nữ) 0.850

X3 Tỷ trọng từ thu nhập Cao su 0.783

X4 Kỳ vọng giá mủ Cao su (1. Tăng; 0. Giảm) 0.408

X5 Chi phí cơ hội của việc chặt Cao su 73.691

X7 Chất lƣợng đất 2.100

X8 Áp lực trả nợ vay (1. Có; 0. Không) 0.275

X9 Tuổi vườn cây 11.808

Nguồn: ĐTT&TH

Mức độ quyết định chặt bỏ vườn Cao su trung bình

Ln(Odds) = - 0,353 - 0,449*8,433 - 4,928*0,85 + 16,888*0,783 - 2,201*0,408 - 0,040*73,691- 2,584 *2,1 + 1,779*0,275 + 0,364*11,808

= 0,412 eLn(odds) = 1,507

( )

Kết luận: Mô hình cho biết khả năng các hộ có xác suất quyết định chặt bỏ vườn cây trung bình là 60,12%.

Mức quyết định chặt bỏ vườn Cao su theo từng trường hợp: giới tính, áp lực trả nợ, kỳ vọng giá Cao su

a) Người quyết định là Nam, có áp lc tr n, k vng giá Cao su gim

Ln(Odds) = - 0,353 - 0,449*8,433 - 4,928*1 + 16,888*0,783 - 2,201*0 - 0,040*73,691- 2,584 *2,1 + 1,779*1 + 0,364*11,808

= 1,861 eLn(odds) = 6,394

( )

Kết luận: Mô hình cho biết khả năng các hộ có người quyết định sản xuất là nam; có áp lực trả nợ; kỳ vọng giá Cao su giảm có xác suất quyết định chặt bỏ vườn Cao su là 86,48%.

b) Người quyết định là N, có áp lc tr n, k vng giá Cao su gim

Ln(Odds) = - 0,353 - 0,449*8,433 - 4,928*0 + 16,888*0,783 - 2,201*0 - 0,040*73,691- 2,584 *2,1 + 1,779*1 + 0,364*11,808

= 6,789

eLn(odds) = 870,227

( )

Kết luận: Mô hình cho biết khả năng các hộ có người quyết định sản xuất là nữ; có áp lực trả nợ; kỳ vọng giá Cao su giảm có xác suất quyết định chặt bỏ vườn cây lên đến 99,88%.

c) Người quyết định là Nam, không có áp lực trả nợ, kỳ vọng giá Cao su giảm

Ln(Odds) = - 0,353 - 0,449*8,433 - 4,928*1 + 16,888*0,783 - 2,201*0 - 0,040*73,691- 2,584 *2,1 + 1,779*0 + 0,364*11,808

= 0,082 eLn(odds) = 1,085 ( )

Kết luận: Mô hình cho biết khả năng các hộ có người quyết định sản xuất là nam; không có áp lực trả nợ; kỳ vọng giá Cao su giảm có xác suất quyết định chặt bỏ vườn cây lên đến 52,05%.

d) Người quyết định là Nam, không có áp lực trả nợ, kỳ vọng giá Cao su tăng

Ln(Odds) = - 0,353 - 0,449*8,433 - 4,928*1 + 16,888*0,783 - 2,201*1 - 0,040*73,691- 2,584 *2,1 + 1,779*0 + 0,364*11,808

= -2,119 eLn(odds) = 0,121

( )

Kết luận: Mô hình cho biết khả năng các hộ có người quyết định sản xuất là nam; không có áp lực trả nợ; kỳ vọng giá Cao su tăng có xác suất quyết định chặt bỏ vườn cây là 10,79%.

Phân tích tác động của từng yếu tố đến khả năng quyết định chặt bỏ Cao su của hộ

Bảng 3.33. Hệ số ƣớc lƣợng của các biến độc lập

Biến B Exp(B)

X1 Trình độ người sản xuất -0.449 0.638

X2 Giới tính -4.928 0.007

X3 Tỷ trọng từ thu nhập Cao su 16.888 21,605,604.095

X4 Kỳ vọng giá mủ Cao su -2.201 0.111

X5 Chi phí cơ hội của việc chặt Cao su -0.040 0.961

X7 Chất lƣợng đất -2.584 0.075

X8 Áp lực trả nợ vay 1.779 5.923

X9 Tuổi vườn cây 0.364 1.439

Nguồn: Kết xuất SPSS a) Biến trình độ: có B1 = -0,449; P0 = 60% và eB1=0,638

0,49

Nếu xác suất chấp nhận ban đầu của hộ là 60%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu trình độ của người sản xuất chính tăng thêm năm tuổi thì xác suất quyết định chặt bỏ là 49% (giảm 11% so với xác suất ban đầu là 60%)

b) Biến giới tính: có B2 = -4,928; P0 = 60% và eB2 =0,007

0,01

Nếu xác suất chấp nhận ban đầu của hộ là 60%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu giới tính của hộ là nam giới thì xác suất quyết định chặt bỏ là 1% (giảm 59% so với xác suất ban đầu là 60%)

c) Biến tỷ trọng từ thu nhập Cao su: có B3 = 16,888; P0 = 60% và eB3

=21605604,095

1

Nếu xác suất chấp nhận ban đầu của hộ là 60%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ trong thu nhập Cao su tăng lên 1 % thì xác suất quyết định chặt bỏ vườn Cao su là 100% (tăng 40% so với xác suất ban đầu là 60%)

d) Biến kỳ vọng giá mủ Cao su trong tương lai: có B4 = -2,201; P0 = 60%

và eB4 = 0,111

0,14

Nếu xác suất chấp nhận ban đầu của hộ là 60%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu kỳ vọng giá Cao su trong tương lai tăng thì xác suất quyết định chặt bỏ vườn Cao su là 14% (giảm 46 % so với xác suất ban đầu là 60%)

e) Biến chi phí cơ hội của việc chặt Cao su: có B5 = -0,040 ; P0 = 60% và eB5 = 0,961

0,59

Nếu xác suất chấp nhận ban đầu của hộ là 60%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí cơ hội của việc chặt bỏ Cao su tăng thêm 1 triệu đồng thì xác suất quyết định chặt bỏ vườn Cao su là 59% (giảm 1% so với xác suất ban đầu là 60%)

f) Biến chất lƣợng đất: có B7 = -2,584; P0 = 60% và eB7 = 0,075

0,10

Nếu xác suất chấp nhận ban đầu của hộ là 60%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu chất lƣợng đất tăng lên 1 mức phù hợp với Cao su thì xác suất quyết định chặt bỏ vườn Cao su là 10% (giảm 50% so với xác suất ban đầu là 60%)

g) Biến áp lực trả nợ vay: có B8 = 1,779; P0 = 60% và eB8 = 5,923

0,90

Nếu xác suất chấp nhận ban đầu của hộ là 60%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ có áp lực trả nợ thì xác suất quyết định chặt bỏ vườn Cao su là 90% (tăng 30% so với xác suất ban đầu là 60%)

h) Biến tuổi vườn cây: có B9 = 0,364; P0 = 60% và eB9 = 1,439

0,68

Nếu xác suất chấp nhận ban đầu của hộ là 60%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu độ tuổi của vườn Cao su tăng thêm 1 năm thì xác suất quyết định chặt bỏ vườn Cao su là 68% (tăng 8% so với xác suất ban đầu là 60%).

3.3.7. Mt s kiến ngh 3.3.7.1. Đối với tiểu điền

Chủ động cập nhật các thông tin xung quanh việc sản xuất Cao su nhƣ:

giá cả, phân bón, kỹ thuật chăm sóc…

Cần áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đƣa vào trồng những giống mới có năng năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhƣỡng của địa phương.

Trong đầu tư giai đoạn kiến thiết cần đầu tư cho vườn cây để cây có sức khỏe tốt, mạng lại năng suất cao trong giai đoạn kinh doanh, đồng thời tiết kiệm chi phí cho giai đoạn kinh doanh. Bên cạnh đó, trong giai đoạn kinh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì vườn cao su tiểu điền của các hộ nông dân tại huyện thống nhất, tỉnh đồng nai​ (Trang 61 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)