CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp kế thừa để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu thứ cấp đã được công bố ở các cơ quan lưu trữ, trên sách báo, tạp trí, các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Các văn bản pháp luật, Nghị định và Quyết định của Chỉnh phủ và Bộ ngành liên quan; các nghiên cứu có liên quan đến đề tài; các báo cáo, bài báo…Kế thừa các số liệu, tài liệu, cơ sở dữ liệu về sự hài lòng của người lao động tại công ty May liên doanh Plummy, Hà Nội: Tiền lương, môi trường và điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và phát triển, chính sách khen thưởng và sự nghi nhận thành tích. Các số liệu thống kê về lao động, cơ sở vật chất, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2017-2019.
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp là những thông tin được thu thập trực tiếp từ việc điều tra khảo sát thông qua phỏng vấn bằng Biểu câu hỏi điều tra. Phương pháp phỏng vấn điều tra bằng Biểu câu hỏi được xây dựng nhằm đạt được mục tiêu của đề tài. Biểu câu hỏi được xây dựng nhằm tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động tại công ty May liên doanh Plummy, Hà Nội. Cụ thể như sau:
* Thiết kế Biểu hỏi:
Biểu hỏi được thiết kế dưới dạng bản cứng (in giấy). Nội dung Biểu hỏi bao gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu mục đích nghiên cứu. Phần này giới thiệu ngắn gọn về mục đích, ý nghĩa thông tin cung cấp đối với nghiên cứu và các thông tin có liên quan giúp người trả lời có được hình dung chung về nghiên cứu. Phần 2: Thông tin chung, bao gồm các câu hỏi thu thập thông tin cơ bản của đối tượng điều tra (họ tên, tuổi, giới tính,…) Phần 3: Nội dung chính gồm các câu hỏi liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người lao động tại công ty.
*Quy trình xây dựng Bảng hỏi và thiết kế thang đo Quá trình xây dựng bảng hỏi được tiến hành qua 2 bước:
- Bước 1: Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng hệ thống thang đo lường và các biến nghiên cứu, từ đó tiến hành xây dựng Biểu câu hỏi điều tra khảo sát. Đầu
tiên, phiếu điều tra sơ bộ được hình thành dựa trên mô hình nghiên cứu đã được đề xuất ở phần trên (xem sơ đồ 2.2).
- Bước 2: Chỉnh sửa và hoàn thiện Biểu hỏi và thang đo. Dựa trên cơ sở mô hình lý thuyết, tổng hợp tài liệu và các công trình nghiên cứu cùng với tư vấn của các chuyên gia, Biểu hỏi khảo sát được xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp và tìm hiểu từ những tài liệu thứ cấp. Các câu hỏi theo các thang đo với thang điểm Likert 5 mức độ (1- hoàn toàn không đồng ý; 2- không đồng ý; 3- không có ý kiến (phân vân), 4- đồng ý và 5- hoàn toàn đồng ý). Với các thang đo cụ thể như trong Bảng 2.1:
tại công ty May liên doanh Plumy Hà Nội
TT Thang đo Ký Nguồn
A Biến độc lập hiệu
I BỐ TRÍ SẮP XẾP V PHÂN C NG C NG VIỆC CV
Smith (1969); D Pettit và cộng 1 Khối lượng công việc của người lao động được bố trí vừa phải, không quá áp lực CV1
sự (1997), T.Ramayah và cộng 2 Công việc được sắp xếp phù hợp với trình độ chuyên môn, phù hợp với kỹ năng được đào tạo CV2
sự (2001), Kinicki và cộng cự 3 Phân công công việc rõ ràng, người lao động hiểu rõ được yêu cầu của công việc đang làm CV3 (2002), Luddy (2005); Trần Kim
Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn;
4 Được kích thích để sáng tạo trong công việc CV4
Nguyễn Thị Thu Thủy (2011).
5 Công việc có nhiều thử thách thú vị kèm theo đó là các tiêu chí đánh giá thực hiện công việc rõ ràng,dễ hiểu CV5
II TIỀN ƢƠNG V PHÚC ỢI TL
1 Tiền lương, thưởng được trả tương xứng với năng lực làm việc của người lao động TL1
2 Tiền lương, thưởng từ công ty có thể đảm bảo cuộc sống bản thân/ gia đình. TL2 Smith (1969); Kovach.(1987);
3 Tiền lương hiện tại của công ty ngang bằng với các công ty khác cùng ngành trên thị trường TL3 Charles & Marshall (1992);
Simons và Enz, (1995).
4 Người lao động được tham gia đầy đủ đóng BHXH, BHYT của công ty theo quy định của Nhà nước. TL4
5 Người lao động nhận được sự quan tâm của công ty vào các dịp đặc biệt (ngày lễ, tết, hiếu hỉ, sinh nhật…) TL5
III M I TRƯỜNG V ĐIỀU KIỆN M VIỆC MT Smith (1969); Kovach (1987);
1 Chế độ làm việc hợp lý, bầu không khí làm việc hài hòa, vui vẻ MT1 Simons và Enz (1995);
Netemeyer và cộng sự (1997);
2 Đồng nghiệp thường chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ trong công việc và trong cuộc sống MT2 Nguyễn Thành Hiếu và Nguyễn 3 Lãnh đạo luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ và động viên trong công việc và cuộc sống. MT3 Thị Minh Châu (2012). Kreitner và Kinicki (2001); Kumar và 4 Công ty cung cấp đầy đủ thiết bị, công cụ làm việc và bảo hộ cho người lao động MT4
cộng sự (2012); Bùi Thị Minh 5 Môi trường làm việc thoải mái, giờ giấc hợp lý, phát huy hết khả năng của người lao động MT5 Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi
(2014).
IV CƠ H I Đ O TẠO V THĂNG TIẾN DT
1 Công ty cung cấp nhiều chương trình đào tạo cần thiết cho công việc DT1 Smith (1969); Simons và Enz 2 Công ty thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho người lao DT2 (1995); Turkyilmaz và cộng sự
động (2011); Wong, Siu và Tsang
3 Người lao động luôn được tạo điều kiện và định hướng để thăng tiến trong CV DT3 (1999); Alexander và cộng sự 4 Các tiêu chí và điều kiện thăng tiến trong công việc minh bạch, rõ ràng DT4 (1998); Trần Kim Dung (2005)
5 Người lao động luôn có cơ hội phát triển năng lực cá nhân DT5
V ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TH C HIỆN C NG VIỆC V GHI NHẬN TH NH TÍCH DG
1 Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc chính xác, minh bạch, rõ ràng DG1 Smith (1969); Simons và Enz
2 Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc công bằng DG2 (1995); Netemeyer và cộng sự,
3 Người lao động được ghi nhận thành tích và khen thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. DG3 (1997); Nguyễn Thành Hiếu và 4 Các chính sách khen thưởng của công ty rõ ràng, không chồng chéo lẫn nhau. DG4 Nguyễn Thị Minh Châu (2012.
5 Người lao động hài lòng với kết quả đánh giá thực hiện công việc DG5
VI TH NG TIN V TRU ỀN TH NG TT
1 Người lao động có đầy đủ thông tin đúng và cần thiết để hoàn thành tốt công việc TT1
2 Người lao động thường xuyên có các buổi họp nhóm và cấp trên khi thực hiện công việc TT2 Trần Thị Kim Dung (2005), 3 Cấp trên của tôi luôn thông báo cho tôi về những thay đổi trong công ty TT3 Nguyễn Liên Sơn (2008);
4 Cấp trên của tôi tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi ra quyết định có ảnh hưởng đến công việc
TT4 Maslow (1943)
của họ
5 Tôi hiểu rõ nên làm gì và gặp ai nếu có thắc mắc về công việc TT5
VII S H ING (Biến phụ thuộc) SHL Maslow (1943), Adam (1963)
1 Người lao động cảm thấy thoải mãi, dễ chịu đối với công việc hiện tại trong công ty SHL1 và Mc Clelland (1988).
2 Người lao động cảm thấy tin tường và tự hào khi làm việc tại công ty. SHL2 Weiss(1967), Smith, Kendall và 3 Người lao động mong muốn khi được làm việc lâu dài với công ty. SHL3 Hulin (1969) The Hoppock
(1935), Wright và Kim (2004).
4 Người lao động sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân khi cần thiết để giúp công ty thành công. SHL4 Vroom, (1964); Locke (1976);
Quinn and Staines (1979); Weiss và cộng sự (1967).
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
* Quy trình thu thập số liệu: Việc điều tra thực hiện theo phương pháp trực tiếp tiến hành theo 3 bước:
Dựa vào đặc điểm của người lao động công ty May liên doanh Plummy, Hà Nội để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành phân loại người lao động theo các tiêu thức phân tổ thống kê theo người lao động trực tiếp và người lao động lao động gián tiếp.
Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra dựa trên cơ sở các nội dung nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu của đề tài và tiến hành điều tra thử với số lượng mẫu từ 15-20 người lao động để điều chỉnh nội dung biểu hỏi.
Bước 3: Hiệu chỉnh bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức.
* Về dung lượng mẫu điều tra: Để chọn kích thước quan sát nghiên cứu phù hợp đối với phân tích nhân tố khám phá EFA.Theo Tabachnick và Fideel
(1996) để tiến hành phân tích hồi quy của một cách tốt nhất thì mẫu quan sát tối thiểu cần đạt được tính theo công thức N > 50+8*k (trong đó k là biến độc lập).
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng số quan sát ứng với 30 quan sát và 6 biến độc lập, như vậy dung lượng mẫu là: N > max (5*30; 50 + 8*6) = (150;98) = 150 quan sát. Để đạt được kích thước này, tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 200 người lao động bằng Bảng hỏi.
Kết quả như sau:
-Số phiếu phát ra: 200 - Số phiếu thu về: 200 -Số phiếu hợp lệ: 195
Sử dụng phiếu khảo sát trực tiếp NLĐ tại công ty và kết quả được tổng hợp ở file Excel.