6. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Kế toán công nợ theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành
1.2.1. Sự ố ủ mộ số uẩ mự k đ k
1.2.1.1.Chuẩn mực kế toán 01 (VAS 01) - Chuẩn mực chung
Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Đây là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phương pháp kế toán trong doanh nghiệp. Nội dung của nguyên tắc này như sau: "Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài ch nh của doanh nghiệp iên quan đến tài ản, nợ phải trả, nguồn v n chủ ở hữu, doanh thu, chi ph phải được ghi ổ kế toán vào thời điểm phát inh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền". Theo nguyên tắc này, các khoản công nợ phải thu của khách hàng và phải trả cho người bán được ghi nhận vào thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành, có đủ căn cứ để ghi sổ kế toán. Công nợ phải thu của khách hàng được ghi nhận khi doanh nghiệp chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa cho người mua, doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền sở hữu hoặc kiểm soát hàng hóa và được người mua chấp nhận thanh toán. Công nợ phải trả cho người bán được ghi nhận khi có đủ điều kiện chắc chắn là doanh nghiệp s phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải cho
những nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán và khoản nợ phải trả đó được xác định một cách đáng tin cậy.
Nguyên tắc thận trọng: Đây là nguyên tắc mà kế toán phải xem x t, cân nhắc và có những phán đoán cần thiết trong các điều kiện không chắc chắn. Theo nguyên tắc này, phải lập các khoản dự phòng cho những khoản nợ phải thu của khách hàng đã quá hạn nhưng không lập quá lớn Không đánh giá cao hơn giá trị của các khoản phải thu của khách hàng Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả cho người bán. Khi có các bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất có khả năng chắc chắn xảy ra, kế toán phải ghi nhận ngay một khoản phải trả theo nguyên tắc thận trọng. Việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng giúp doanh nghiệp phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra hoặc kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất, giảm thiểu khả năng biến động tài chính bất thường của doanh nghiệp.
Nguyên tắc trọng yếu: Nội dung nguyên tắc trọng yếu chỉ r kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có tính chất trọng yếu, còn những thông tin không mang tính chất trọng yếu, ít có tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thì có thể bỏ qua. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu độ chính xác có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin. Tính trọng yếu của thông tin được xem x t trên cả phương diện định lượng và định tính, nó phụ thuộc vào độ lớn và tính chất thông tin hoặc các sai sót kế toán được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Nguyên tắc này được kế toán vận dụng vào trong việc trình bày trên báo cáo tài chính. Cụ thể: các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị của khoản mục là rất lớn. Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày một cách riêng r . Theo đó, khoản mục phải thu, phải trả là khoản mục mang tính trọng yếu do có nội dung và bản chất kinh tế riêng biệt nên được trình bày trên BCTC một cách chi tiết, cụ thể: Là khoản phải thu/phải trả ngắn hạn hay dài hạn? Trong đó, lại tiếp tục phân loại theo bản chất của khoản công nợ: là khoản Phải thu khách hàng, Phải thu nội bộ hay Phải thu khác…/Phải trả người bán, Phải trả người lao động, Phải trả nội bộ...
1.2.1.2. Chuẩn mực kế toán 10 (VAS 10)- nh hưởng của việc thay đổi t giá h i đoái a) Quy định về ghi nhận công nợ có gốc ngoại tệ khi phát sinh
Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ kế toán
và ngoại tệ tại ngày giao dịch. Đối với các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ có liên quan đến các tài khoản nợ phải thu, nợ phải trả (các khoản mục tiền tệ) thì:
- Các giao dịch làm tăng nợ phải thu, nợ phải trả được quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch để ghi sổ kế toán.
Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
Theo VAS 10, trong giai đoạn sản xuất kinh doanh, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ s được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính, cụ thể:
Đối với nợ phải thu:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào chi phí tài chính trong kỳ. Đối với nợ phải trả:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm tính vào thu nhập tài chính trong kỳ.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng tính vào chi phí tài chính trong kỳ.
b) Điều chỉnh tăng, giảm công nợ có gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán
Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính: Là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) theo nguyên tắc:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ.
+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
- Các khoản chênh lệch đánh giá số dư ngoại tệ các khoản mục tiền có gốc ngoại tệ, sau khi bù trừ chênh lệch tăng hoặc giảm trên tài khoản Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Số dư cuối kỳ trên tài khoản Chênh lệch tỷ giá hối đoái s được kết chuyển vào doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính.
- Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.
1.2.1. . Chuẩn mực kế toán 1 (VAS 1 ) - Các khoản dự ph ng, tài ản và nợ tiềm tàng Dự phòng là một trong những nghiệp vụ kế toán quan trọng, có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tính chất hoạt động liên tục của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Ở Việt Nam, vấn đề dự phòng được đề cập đến trong chuẩn mực kế toán số 18
“Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”. Chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng, gồm: Nguyên tắc ghi nhận xác định giá trị các khoản bồi hoàn thay đổi các khoản dự phòng sử dụng các khoản dự phòng áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị các khoản dự phòng làm cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính.
Theo VAS 18, kế toán phải lập các khoản dự phòng cho những khoản nợ phải thu của khách hàng đã quá hạn (dự phòng nợ phải thu khó đòi) và lập dự phòng về khả năng phát sinh nợ phải trả của doanh nghiệp (dự phòng phải trả): như dự phòng về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng cho các hợp đồng có rủi ro lớn,... Một khoản dự phòng chỉ được ph p trích lập khi thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
- DN có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp ý hoặc nghĩa vụ iên đới) do kết quả từ một ự kiện đã xảy ra.
- Sự giảm út về những ợi ch kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ.
- Đưa ra được một ước t nh đáng tin c y về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
Như vậy về bản chất, dự phòng là ghi nhận trước một khoản chi phí chưa thực chi vào chi phí sản xuất kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra hoặc kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất nhằm bảo toàn vốn kinh doanh.
Rủi ro và các yếu tố không chắc chắn tồn tại xung quanh các sự kiện và các trường hợp phải được xem x t khi xác định giá trị ước tính hợp lý nhất cho một khoản dự phòng.
Rủi ro thể hiện sự giảm sút kết quả. Việc điều chỉnh rủi ro có thể làm tăng giá trị các khoản nợ đã được ghi nhận. Doanh nghiệp cần phải thận trọng khi đưa ra những đánh giá trong các điều kiện không chắc chắn để không làm sai lệch tăng thu nhập hay tài sản và cũng không làm sai lệch giảm chi phí và các khoản nợ. Tuy nhiên, tình trạng không chắc chắn không có nghĩa là tạo ra các khoản dự phòng quá mức hoặc khai khống các khoản nợ một cách cố ý. Ví dụ: Nếu các khoản chi phí dự tính cho một rủi ro nào đó được ước tính trên cơ sở thận trọng, thì không nên chủ quan xem kết quả đó là có khả năng xảy ra hơn các trường hợp thực tế khác. Doanh nghiệp cần phải chú ý để tránh các bước đánh giá trùng lặp đối với rủi ro và sự không chắc chắn dẫn đến làm tăng các khoản dự phòng.
1.2.2. qu đị ủ độ k d ệ ệ
hành
1.2.2.1. Kế toán phải thu khách hàng
a) Khái niệm:
Phải thu của khách hàng là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư và tài sản cố định...
(Theo TS. Nguy n Tuấn Duy và TS. Đặng Thị H a (Chủ iên), iáo tr nh Kế toán tài ch nh, Trường Đại học Thương mại, Nhà xuất ản Th ng Kê Hà Nội, 2010). Đây là khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều rủi ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh tại doanh nghiệp.
b) Đặc điểm:
Phải thu khách hàng về bản chất là một loại tài sản của doanh nghiệp bị người mua chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi. Đây thường là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải thu của doanh nghiệp.
Trên Bảng cân đối kế toán, nợ phải thu khách hàng được trình bày bên phần tài sản, gồm khoản mục nợ phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi. Hiệu số giữa giá trị của hai khoản mục này s phản ánh giá trị thuần có thể thực hiện được của nợ phải thu khách hàng.
Đối với khoản ứng trước của khách hàng khi hạch toán vẫn được theo dõi trên tài khoản Phải thu khách hàng nhưng về bản chất, nó là khoản phải trả nên được trình bày bên phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán.
c) Tài khoản sử dụng:
Kế toán sử dụng tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ. Tài khoản này còn dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC).
trong kỳ của KH.
tăng so với Đồng Việt Nam).
Số dư nợ:
- Số tiền còn phải thu từ KH
d) Tổ chức kế toán chi tiết:
- Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo d i chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi ch p theo từng lần thanh toán.
Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.
- Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
- Doanh nghiệp phải theo d i chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tệ.
- Chứng từ, sổ sách sử dụng trong kế toán chi tiết:
o Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng o Phiếu thu/ Giấy báo Có của ngân hàng;
o Biên bản giao nhận hàng; Biên bản xác nhận công nợ/Biên bản nghiệm thu bán hàng, thanh lý hợp đồng…
o Sổ chi tiết TK 131 (theo từng đối tượng khách hàng); Sổ tổng hợp công nợ phải thu khách hàng…
e) Một số nghiệp vụ phát sinh và phương pháp định khoản
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ chưa thu được ngay bằng tiền (kể các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác), kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), kế toán ghi Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng đồng thời ghi Có TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và TK Thuế GTGT phải nộp (33311).
Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu bán hàng và CCDV, đồng thờighi tăng TK Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Trường hợp kế toán hàng bán bị khách hàng trả lại, khi nhận được hàng bán trả lại, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, kế toán hạch toán ghi nợ TK 5213 - Hàng bán bị trả lại và ghi nợ TK 33311 - Thuế GTGT phải nộp đồng thời ghi đối ứng có TK Phải thu của khách hàng.
- Kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán
Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đã ghi ngay trên hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã trừ chiết khấu, giảm giá (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng số chiết khấu, giảm giá;
Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng hoặc chưa