Trên cơ sở bảng kê chi tiết (Biểu mẫu 3. ) cùng với Biên bản, Nghị quyết HĐQT phê duyệt phương án trích lập dự phòng bảo hành hàng hóa, Phòng Kế toán thực hiện hạch toán vào phần mềm kế toán theo định khoản sau: Nợ Tài khoản chi phí bán hàng (TK 641) và ghi Có Tài khoản Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa (TK 3521).
Sang năm sau, nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng bảo hành hàng hóa đã trích lập ở báo cáo năm trước thì Công ty s trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Trường hợp ngược lại, Công ty s hoàn nhập phần chênh lệch đó và ghi giảm chi phí trong kỳ.
Hết thời hạn bảo hành, nếu hàng hóa không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành của hàng hóa lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số dư còn lại được Công ty hoàn nhập vào thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp.
. . à ệ
r
bà rê B T
a) Hoàn thiện tr nh ày thông tin công nợ trên Báo cáo tài ch nh riêng
Tại Công ty Hanel ngoài việc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định tại Phụ lục 1- Thông tư 200/2014/TT-BTC, Công ty đã mở thêm một số tài khoản cấp 2, cấp 3 (đ i với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, cấp
tại danh mục Hệ th ng tài khoản kế toán theo TT 200/2014) để phục vụ cho yêu cầu quản lý, đặc biệt là việc phân loại công nợ phải thu, phải trả theo kỳ hạn ngắn hạn/dài hạn. Ví dụ: TK 1311/1312 - Phải thu của khách hàng ngắn hạn/dài hạn TK 3311/3312: Phải trả cho người bán ngắn hạn/dài hạn TK34111/34112: Các khoản đi vay ngắn hạn/dài hạn…Theo đó, khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các khoản công nợ, Kế toán s căn cứ vào các hồ sơ như: hợp đồng/phụ lục hợp đồng, Biên bản thỏa thuận, khế ước nhận nợ…để xác định công nợ là ngắn hạn hoặc dài hạn và hạch toán vào tài khoản kế toán phù hợp. Khi lập báo cáo tài chính, căn cứ vào các hồ sơ liên quan, kế toán tiến hành phân loại lại các khoản công nợ thành dài hạn hoặc ngắn hạn tùy thuộc vào kỳ hạn thanh toán mới ( ớn hơn hoặc trong
vòng 12 tháng kể từ thời điểm p Báo cáo tài ch nh) và lập bút toán điều chỉnh trong trường hợp thời hạn công nợ bị thay đổi so với ghi nhận ban đầu.
Để hạn chế sai sót có thể xảy ra như kỳ lập BCTC năm 201 (một khoản công nợ phải thu, phải trả ị ph n oại ai thời hạn) thì bộ phận kế toán công nợ phải thực hiện rà soát thời hạn thanh toán của tất cả các khoản công nợ, sau đó lập “Bảng tổng hợp điều chỉnh công nợ theo kỳ hạn thanh toán” (Biểu mẫu 3.10) chuyển cho kế toán tổng hợp rà soát, kiểm tra trước khi lập các bút toán điều chỉnh. Mẫu biểu đề xuất như sau:
Biểu mẫu 3.10- Bảng tổng hợp điều chỉnh công nợ theo kỳ hạn thanh toán
Căn cứ nội dung tại “Bảng tổng hợp điều chỉnh công nợ theo kỳ hạn thanh toán” do Kế toán công nợ lập, Kế toán tổng hợp tiến hành rà soát, kiểm tra và bổ sung thêm (nếu cần). Sau khi hoàn thiện thông tin tại biểu mẫu 3.10 nêu trên, kế toán công nợ tiến hành lập các bút toán điều chỉnh để hạch toán vào phần mềm kế toán. (Theo v dụ tại iểu .10 nêu trên, Kế toán hạch toán ghi tăng công nợ phải thu dài hạn (Nợ TK 1 12) đồng thời ghi giảm công nợ phải thu ngắn hạn (Có TK 1 11) của cùng đ i tượng khách hàng à Công ty
Theo thiết lập của phần mềm kế toán, số dư các tài khoản công nợ ngắn hạn chi tiết theo từng khách hàng/nhà cung cấp... (VD: 1311, 3311, 34111...) s được trình bày tại phần
“Tài sản ngắn hạn”/ “Nợ ngắn hạn” và ngược lại các tài khoản công nợ dài hạn chi
tiết theo từng đối tượng (VD: 1312, 3312, 34112...) s được trình bày tại phần “Tài sản dài hạn”/ “Nợ dài hạn” trên Bảng cân đối kế toán (Phụ lục 2.26).
) Hoàn thiện tr nh ày thông tin công nợ trên Báo cáo tài ch nh hợp nhất
Thực hiện oại trừ đầy đủ giao dịch công nợ nộiộ khi p BCTC hợp nhất Để tránh xảy ra tình trạng loại trừ thiếu giao dịch nội bộ trong Tập đoàn, Tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện như sau:
+ Các đơn vị trong cùng Tập đoàn phải theo d i chi tiết các khoản phải thu, phải trả nội bộ và định kỳ tiến hành đối chiếu.
+ Công ty con cuối kỳ phải tổng hợp các giao dịch nội bộ (Biểu mẫu 3.11- Báo
cáo giao dịch nội bộ) để gửi về Phòng Kế toán Công m .
+Công ty m căn cứ vào báo cáo các giao dịch nội bộ và BCTC riêng do các Công ty con cung cấp , Công ty m lập “Bảng tổng hợp các giao dịch nội bộ” (Biểu mẫu 3.12)
Biểu mẫu 3.11- Báo cáo giao dịch nội bộ
Biểu mẫu 3.12 - Bảng tổng hợp các giao dịch nội bộ
Thực hiện oại trừ đầy đủ đ i với dự ph ng nợ phải thu phát inh từ giao dịch
nội ộ trong t p đoàn
Để có thể loại trừ đầy đủ các khoản dự phòng phải thu phát sinh từ giao dịch nội bộ thì ngoài việc yêu cầu Công ty Con định kỳ tổng hợp báo cáo các giao dịch nội bộ (Biểu mẫu 3.11- Báo cáo giao dịch nội bộ), Công ty Hanel m cần hoàn thiện
“Quy chế người đại diện vốn” để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các Công ty Con. Cụ thể, với hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài Công ty Con, Công ty Hanel cần yêu cầu người đại diện vốn phải có báo cáo kiến nghị phương án giải quyết, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của Công ty Hanel bằng văn bản theo Biểu mẫu 3.13 như sau:
Biểu mẫu 3.13 - Mẫu Ý kiến về nội dung họp ĐHCĐ/HĐQT/HĐTV
Trên cơ sở thông tin do Người đại diện phần vốn của Hanel báo cáo/xin ý kiến, Công ty s kiểm soát được hoạt động đầu tư của Công ty Con ra bên ngoài, giúp Phòng Kế toán nắm bắt được thông tin về quyền biểu quyết/quyền kiểm soát của Công ty Con trong các Công ty nhận đầu tư để xác định thêm các Công ty Con cấp 2 khi thực hiện hợp nhất BCTC, từ đó có thể loại trừ các khoản dự phòng nợ phải thu phát sinh từ giao dịch nội bộ trong tập đoàn được đầy đủ, kịp thời.
Từ bất cập phát hiện qua khảo sát, phải thực hiện loại trừ dự phòng phải thu khó đòi từ nội bộ tập đoàn, kế toán xử lý trên báo cáo hợp nhất như sau:
- Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, Ghi giảm dự phòng phải thu khó đòi và tăng lợi nhuận với số tiền là 1.858.010.184 đồng
- Trên báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi Giảm chi phí quản lý và tăng
lợi nhuận với số tiền là 1.858.010.184 đồng
iải pháp hoàn thiện tổ chức ộ máy kế toán hợp nhất
Hiện nay tại Công ty CP Hanel bộ phận lập BCTC hợp nhất chưa được tổ chức thành bộ phận chuyên trách. Nhân sự trực tiếp thực hiện việc lập BCTC hợp nhất rất mỏng, chỉ tập trung vào 02 cán bộ kế toán kiêm nhiệm (Là phó Phòng Kế toán và Kế toán Tổng hợp) trong khi đó khối lượng công việc phát sinh khi lập BCTC hợp nhất là rất lớn, độ phức tạp cao, số liệu liên quan đến nhiều năm khác nhau, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và tính kế thừa khi thực hiện. Do vậy, để công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất được tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng thông tin của BCTC hợp nhất thì Công ty cần phải tổ chức bộ phận chuyên trách lập BCTC hợp nhất với số lượng nhân sự phù hợp.
3.4 Kiến nghị thực hiện giải pháp
. .1. Đố vớ ơ qu quả ý N à ướ và ơ qu ứ ă
Theo quy định hiện hành thì đối với các khoản phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đó lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể người nợ mất tích bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữa, x t xử hoặc đang thi hành án…thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. Thực tế cho thấy trường hợp này xảy ra trong doanh nghiệp có tính chất không thường xuyên và doanh nghiệp thường ít chủ động cũng như thiếu kinh nghiệm về các khoản nợ phải thu khó đòi này. Chính vì vậy các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc xác định hay dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng. Chủ yếu công việc xác định mức dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi này đều dựa trên kinh nghiệm của kế toán viên nên nhiều khi không xát với tình hình thực tế và chưa đáp ứng với yêu cầu của công tác kế toán. Và để khắc phục hạn chế này, theo Tác giả Bộ tài chính cần có những hướng dẫn về phương pháp cũng như cách xác định cụ thể mức dự phòng cần trích lập đối với các khoản nợ khó thu thuộc loại này sao cho phù hợp với các nguyên tắc trong kế toán cũng như các chuẩn mực và thông lệ của kế toán quốc tế.
. .2. Đố vớ ơ sở đà
Hiện nay, công tác đào tạo kiến thức và k năng lập BCTC hợp nhất trong các cơ sở đào tạo nói chung còn hạn chế. Nhiều trường Đại học, Học viện trong cả nước còn chưa có sự quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo kế toán lập BCTC hợp nhất. Các nghiệp vụ, k thuật lập BCTC hợp nhất có đặc thù phức tạp không chỉ đối với người học mà còn cả với đội ngũ cán bộ giảng viên. Để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực kế toán làm công tác kế toán nói chung và đội ngũ kế toán lập BCTC hợp nhất nói riêng thì các trường Đại học, Học viện và cơ sở đào tạo khác cần cải tiến chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn hành nghề, cập nhật thường xuyên các CMKT ban hành, đào tạo lại đội ngũ giảng viên, tổ chức các nhóm nghiên cứu khoa học về những lĩnh vực kế toán, kiểm toán, làm tốt vai trò cầu nối cho doanh nghiệp và phát huy tốt vai trò hướng dẫn cũng như thu thập các ý kiến đóng góp từ phía doanh nghiệp. Để thực hiện tốt định hướng trên, các cơ sở đào tạo cần tăng cường phối hợp với các tổ chức hội nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhằm nâng cao tính nghề nghiệp trong hoạt động kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế.
3.3.3. ề í
- Công ty cần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về công tác kế toán đối với việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tổ chức tốt công tác kế toán. Bên cạnh đó, để công tác lập và trình bày BCTC hợp nhất được thực hiện được triển khai tốt thì sự quan tâm chỉ đạo của đội ngũ quản lý cấp cao đóng một vai trò quan trọng. Sự am hiểu về công tác lập BCTC hợp nhất s giúp các cấp quản lý hiểu r được những vấn đề phát sinh, cũng như những khó khăn phức tạp trong công tác lập BCTC hợp nhất. Từ đó các nhà quản trị s có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên và hỗ trợ kịp thời nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho công tác lập BCTC hợp nhất tại Tập đoàn.
- Có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ kế toán cả về kế toán tài chính và kế toán quản trị cho đội ngũ nhân viên kế toán của cả Tập đoàn Yêu cầu đội ngũ kế toán thường xuyên cập nhật các văn bản trong lĩnh vực kế toán và các lĩnh vực liên quan như thuế, lao động, bảo hiểm… để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.
- Công ty cần có những chính sách ưu đãi, chế độ đãi ngộ tốt với cán bộ công nhân viên nói chung và nhân viên phòng Kế toán nói riêng nhằm khuyến khích, động viên tinh thần và trách nhiệm trong công việc, từ đó góp phần chung vào sự phát triển của Công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tại Chương 3 của Luận văn Tác giả đã hoàn thành việc trình bày định hướng phát triển cũng như yêu cầu hoàn thiện kế toán công nợ tại Công ty CP Hanel. Từ đó Tác giả đưa các giải pháp bao gồm: Hoàn thiện kế toán các khoản phải thu, phải trả Hoàn thiện kế toán dự phòng của Công ty Hoàn thiện trình bày thông tin công nợ trên báo cáo tài chính và sau cùng là kiến nghị cho việc thực hiện giải pháp.