Nhận xét đánh giá về kế toán công nợ tại Công ty cổ phần Hanel

Một phần của tài liệu kế toán công nợ tại công ty cổ phần hanel (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HANEL

2.4 Nhận xét đánh giá về kế toán công nợ tại Công ty cổ phần Hanel

- Việc sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm kế toán Misa 2015 đã giúp khối lượng công việc của kế toán viên giảm đi đáng kể. Nhờ có phần mềm kế toán, các phần hành liên quan đến kế toán công nợ được thực hiện một cách nề nếp, khoa học và đáp ứng đầy đủ các quy định của chế độ kế toán hiện hành. Phần mềm kế toán còn giúp cho việc tổng hợp số liệu và lập các báo cáo được nhanh chóng, thuận tiện và đem lại hiệu quả công việc cao hơn cho công tác quản trị nội bộ và kiểm tra tài chính.

- Các tài khoản kế toán được Công ty áp dụng đúng theo quy định của Bộ Tài chính. Bên cạnh việc sử dụng các tài khoản cấp 1, cấp 2 đã được mở s n thì tại Công ty có mở thêm một số tài khoản chi tiết theo nhóm đối tượng để thuận lợi hơn cho việc theo d i thông tin, đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty.

- Hệ thống sổ kế toán được mở theo hình thức Sổ Nhật ký chung giúp giảm khối lượng ghi ch p, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Nhờ đó, công việc kế toán được thực hiện một cách hiệu quả và tránh những sai sót do quá trình nhập liệu.

- Hồ sơ, chứng từ Công ty sử dụng phục vụ cho công tác hạch toán ban đầu đối với các công khoản nợ tương đối đầy đủ, khoa học. Mẫu chứng từ tuân thủ các quy định pháp lý, được đánh số liên tục theo trình tự thời gian phát sinh. Trên các chứng từ được ghi ch p đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết, có đầy đủ chữ ký và con dấu hợp pháp.

- Quy trình luân chuyển chứng từ được tổ chức khoa học, góp phần hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty về các khoản nợ phải thu, phải trả. Khi chứng từ qua mỗi đối tượng hay phòng ban trong Công ty đều có sự kiểm soát chặt ch và nhanh chóng hoàn thiện để có một bộ chứng từ chính xác, đầy đủ. Ngoài những mẫu chứng từ do Bộ Tài chính ban hành, Công ty còn thiết kế thêm những chứng từ khác như: “Tờ trình”, “Giấy đề nghị xuất hóa đơn”… để phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty. Các chứng từ sau khi sử dụng để hạch toán, được phân loại và đóng thành tập theo trình tự thời gian, sau đó được kế toán lưu trữ rất cẩn thận.

- Việc theo d i công nợ phải thu, phải trả được cả kế toán công nợ và các Phòng Ban liên quan thường xuyên có sự kiểm tra đối chiếu nên tránh được sự nhầm lần, sai sót. Bên cạnh đó việc thu hồi nợ cũng rất được chú trọng, thường xuyên đôn đốc khách hàng thanh toán cho Công ty. Nếu khách hàng thanh toán chậm, s áp dụng các chính sách như: giảm tiến độ giao hàng, giảm sản lượng hàng trong các đơn hàng tới hoặc chấm dứt hợp đồng, tính lãi chậm trả… Do vậy mà các khoản nợ hầu hết được thu hồi đúng kế hoạch.

- Thực hiện đúng quy định về sử dụng tỷ giá hối đoái đối với việc hạch toán các giao dịch phát sinh liên quan tới ngoại tệ trong kỳ, cũng như đánh giá lại số dư khoản nợ phải thu khách hàng vào cuối năm tài chính.

- Cuối kỳ kế toán năm hoặc đột xuất theo yêu, kế toán công nợ lập Biên bản đối chiếu công nợ để gửi cho từng khách hàng, nhà cung cấp nhằm xác minh số công nợ mà tại phòng Kế toán tập hợp được. Điều này nhằm kiểm tra sự khớp đúng về số liệu giữa hai bên và phát hiện các sai lệch để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Hơn hết nó còn giúp củng cố thêm bằng chứng chắc chắn về quyền thu nợ hoặc nghĩa vụ trả nợ của Đơn vị.

-Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính riêng và BCTC hợp nhất tại Công ty về cơ bản đã phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán & Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.

2.4.2 N ư đ ểm

Như đã nêu trên, công tác kế toán tại Công ty cổ phần Hanel có rất nhiều ưu điểm do bộ phận Kế toán đã thực hiện khá tốt việc tuân thủ áp dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán theo quy định tại Thông tư 200/TT-BTC. Tuy nhiên, công tác kế toán công nợ tại Công ty vẫn còn những hạn chế sau:

Thứ nhất, kế toán quản ý nợ phải thu, phải trả chưa chặt chẽ và tu n thủ quy định

Sổ kế toán chi tiết các khoản nợ phải thu của công ty không được theo d i chi tiết về thời hạn thanh toán, số ngày được chiết khấu…., dẫn đến khó khăn cho việc kiểm soát nợ phải thu

Kế toán công ty chưa lập bảng theo d i hóa đơn đầu ra để quản lý các khoản phải thu thông qua hóa đơn, nên dễ gây tình trạn trùng lặp hay bỏ sót nghiệp vụ.

+ Với các đơn vị vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp, có phát sinh nghiệp vụ bù trừ công nợ, nhưng công ty chưa có biểu mẫu theo d i các đối tượng này, gây khó khăn cho việc theo riêng d i công nợ một cách tổng quát.

Thứ hai, Kế toán dự ph ng phải thu, phải trả chưa tu n thủ quy định kế toán hiện hành

Đối với dự phòng thải thu khó đòi:

Việc xác định mức lập dự phòng phải thu khó đòi Công ty chưa tuân thủ quy định hiện hành do chưa căn cứ vào những đánh giá, x t đoán về khả năng thu hồi được của những khoản nợ phải thu mà căn cứ vào việc xem xét có đủ nguồn để bù đắp khoản dự phòng cần trích lập hay không. Theo đó, có những khoản công nợ phải thu bắt buộc phải trích lập dự phòng nhưng Công ty đã lập dự phòng nhỏ hơn mức cần thiết. Cụ thể, trong năm tài chính 201 tổng số công nợ phải thu khó đòi cần trích lập dự phòng là 136.767.4 7.827 đồng, tuy nhiên Công ty chỉ thực hiện trích lập: 20.063.350.021 đồng.

Đối với dự phòng phải trả:

Công ty không thực hiện trích lập dự phòng bảo hành cho hàng hóa đã xuất bán mặc dù trong các hợp đồng đầu ra đều quy định nghĩa vụ bảo hành của Công ty.Trên thực tế, hàng năm tại Công ty đều phát sinh chi phí bảo hành xấp xỉ 1% doanh thu hàng hóa xuất bán trong kỳ. Theo đó, việc không thực hiện trích lập dự phòng phải trả về bảo hành hàng hóa là vi phạm nguyên tắc “thận trọng” trong kế toán, đồng thời khoản mục dự phòng phải trả không được trình bày trên BCTC s làm BCTC không phản ánh đúng thực trạng về tình hình tài sản, nguồn vốn trong kỳ.

Thứ a, trình bày thông tin công nợ trên Báo cáo tài ch nh

-Trình bày thông tin công nợ trên Báo cáo tài chính riêng chưa phù hợp quy định: Trên BCTC riêng năm 201 của Công ty vẫn còn một số điểm bất cập như phân loại thời hạn công nợ phải thu, phải trả của một số khách hàng/Nhà cung cấp…chưa chính xác

- Trình bày thông tin công nợ trên Báo cáo tài chính hợp nhất chưa phù hợp quy định

+ Chưa loại trừ đầy đủ giao dịch công nợ nội bộ khi lập BCTC hợp nhất

Trên báo cáo tài chính hợp nhất chưa loại trừ đầy đủ các giao dịch nội bộ khi lập BCTC hợp nhất. Cụ thể Chưa thực hiện loại trừ một số khoản vay mượn nội bộ giữa các công ty con Trong năm tài chính 201 một số khoản phải thu, phải trả phát sinh từ các nghiệp vụ mua bán, vay mượn nội bộ giữa các Công ty con đôi khi còn bị

Công ty m loại trừ thiếu khi lập BCTC hợp nhất. Nguyên nhân là do việc ghi nhận một số giao dịch (vay, mượn) trên sổ sách kế toán chưa được thống nhất trong cả Tập đoàn, mặt khác khối lượng giao dịch nội bộ giữa các Công ty Con phát sinh rất nhiều và báo cáo cho Công ty m không đầy đủ dẫn đến Kế toán Công ty m thiếu thông tin để loại trừ giao dịch nội bộ khi lập BCTC hợp nhất làm tài sản, nguồn vốn bị đội lên một khoản tương ứng trên Bảng CĐKT.

+ Chưa thực hiện loại trừ đầy đủ đối với dự phòng nợ phải thu phát sinh từ giao dịch nội bộ trong tập đoàn

Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, Công ty Hanel đóng vai trò là “Công ty m

” nên phải loại trừ toàn bộ số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích lập trên Báo cáo tài chính riêng và trên Báo cáo tài chính của một số Công ty con đối với các giao dịch trong nội bộ tập đoàn. Tuy nhiên, khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi giữa một số Công ty con (Công ty R&D và Công ty Dehaco) với số tiền: 1.858.010.184 đồng lại không được Công ty loại trừ do trong năm 201 Công ty Con của Hanel (Dehaco) tăng tỷ lệ vốn góp tại Công ty R&D dẫn đến Công ty R&D trở thành Công ty con cấp 2 của Công ty Hanel và vì thiếu thông tin nên Kế toán tại Công ty m đã không thực hiện loại trừ giao dịch nội bộ giữa 2 Công ty Con nêu trên.

2.4.3 Nguyên nhân

- Đối với sự hạn chế của phần mềm kế toán trong việc theo d i “thời hạn thanh toán”, “tuổi nợ” hay số ngày chiết khấu, Phòng Kế toán Công ty đã trao đổi với đơn vị cung cấp phần mềm kế toán để nâng cấp ứng dụng. Tuy nhiên, việc nâng cấp là không khả thi do kho dữ liệu Kế toán của Công ty quá lớn. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty s đổi sang phần mềm kế toán mới được thiết kế riêng biệt, phù hợp với mô hình hoạt động của Công ty hiện nay.

- Đối với việc chưa thực sự tuân thủ theo đúng quy định hiện hành về trích lập dự phòng, Công ty cho biết việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thường niên là mục tiêu quan trọng nhất, theo đó, trong kỳ chưa đủ nguồn lợi nhuận thì Công ty cũng chưa thể trích lập dự phòng đầy đủ theo đúng quy định.

- Đối với việc trình bày thông tin công nợ trên BCTC 201 :

Đối với BCTC riêng: Việc tồn tại một số khoản công nợ phải thu, phải trả bị phân loại sai thời hạn khi trình bày trên BCTC riêng là do sự biến động nhân sự của Phòng Kế toán. Cụ thể: Cuối năm 201 , nhân sự phụ trách mảng kế toán công nợ của

Công ty nghỉ việc, tuy nhiên do sơ suất trong quá trình bàn giao nên một số hồ sơ liên quan đến việc phân loại thời hạn công nợ không được bàn giao cụ thể cho nhân sự mới. Vì vậy, nhân sự mới đã không thể cung cấp thông tin giúp Kế toán Tổng hợp trình bày chính xác thời hạn thanh toán của tất cả các khoản công nợ phải thu, phải trả trên BCTC riêng.

Đối với BCTC hợp nhất: Việc tồn tại một một số điểm bất cập như loại trừ thiếu giao dịch nội bộ khi lập BCTC hợp nhất là do khối lượng giao dịch nội bộ giữa các Công ty Con phát sinh rất nhiều tuy nhiên việc thiết kế biểu mẫu để thu thập thông tin phục vụ công tác lập BCTC hợp nhất của Công ty Hanel m chưa hợp lý nên bộ phận Kế toán Công ty con đôi lúc tổng hợp thiếu dẫn đến việc cung cấp thông tin cho Công ty m không đầy đủ, kịp thời. Bên cạnh đó bộ phận trực tiếp thực hiện việc lập BCTC hợp nhất rất mỏng, chỉ tập trung vào 02 cán bộ kế toán kiêm nhiệm (Là phó Phòng Kế toán và Kế toán Tổng hợp) trong khi đó khối lương công việc phát sinh khi lập BCTC hợp nhất là rất lớn, độ phức tạp cao, số liệu liên quan đến nhiều năm khác nhau, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và tính kế thừa khi thực hiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của Luận văn đã hoàn thành việc nêu r thực trạng công tác kế toán các khoản công nợ tại Công ty Cổ phần Hanel. Sau khi trình bày tổng quan về quá trình hình thành phát triển, chức năng nhiệm vụ và tình hình SXKD giai đoạn 2017 – 2019; Bộ máy quản lý và đặc điểm công tác kế toán tại Công ty, luận văn đã đi sâu tìm hiểu và phân tích về công tác kế toán đối với các khoản Phải thu khách hàng, Phải thu khác, Phải trả người bán, Vay & nợ thuê tài chính; đồng thời xem xét thực trạng công tác kế toán dự phòng phải thu, phải trả và trình bày thông tin công nợ trên Báo cáo tài chính riêng cũng như Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Hanel trong năm 201 . Từ đó, Tác giả đưa ra các nhận x t, đánh giá về công tác kế toán công nợ tại Công ty Hanel, tạo nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu kế toán công nợ tại công ty cổ phần hanel (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w