CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KCN TIÊN SƠN
2.1. Khát quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh KCN Tiên Sơn
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh KCN Tiên Sơn được mô phỏng qua sơ đồ sau:
Giám đốc chi nhánh
Phòng tổ chức
hành chính
P. Giám đốc phụ trách bán lẻ
Phòng Bán lẻ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Vietinbank – Chi nhánh KCN Tiên Sơn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh KCN Tiên Sơn có 7 điểm giao dịch trên địa bàn bao gồm: Trụ sở chi nhánh và 6 phòng giao dịch
phòng bán lẻ quản lý.Trong đó, 6 phòng giao dịch trải khắp địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đóng tại các khu công nghiệp lớn như KCN Vsip Bắc Ninh, KCN Yên Phong, KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh,... Cụ thể như sau:
PGD Đại Phúc: Số 306 Trần Hưng Đạo – P. Đại Phúc – TP. Bắc Ninh;
PGD KCN Yên Phong: KCN Yên Phong - H Yên Phong - Tỉnh Bắc Ninh;
PGD Thị trấn Lim: Thị trấn Lim - Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh;
PGD KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh: Phố Và - TP Bắc Ninh;
PGD KCN VSIP - Bắc Ninh: KCN Việt Nam Sigapore - Bắc Ninh;
PGD Đông Ngàn: Thôn Thượng - Xã Phù Khê - TX Từ Sơn- Bắc Ninh.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng tổ của chi nhánh thực hiện theo Quyết định số 112/QĐ- CNKCNTS-TCHC ngày 19/04/2015. Cụ thể như sau:
- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo CN phụ trách mảng KHDN trong việc quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh của các đối tượng KHDN phù hợp với định hướng, quy định của ngân hàng; giúp
việc cho Ban Giám đốc CN trong việc quản lý, tổ chức hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại đồng thời giúp việc cho Ban giám đốc Chi nhánh trong công tác xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo và phòng chống rửa tiền/chống tài trợ khủng bố, Phòng chống gian lận tại CN theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ. Nhiệm vụ chính của phòng là Nghiên cứu và phát triển thị trường; Quan hệ khách hàng; Thẩm định tín dụng; Tài trợ thương mại; Quản lý nợ, quản lý rủi ro tín dụng và cảnh báo sớm; Thực hiện công tác QLRRHĐ tại CN;
Thực hiện công tác quản lý và giám sát bảo hiểm RRHĐ.
- Phòng Bán lẻ: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo chi nhánh phụ trách mảng bán lẻ trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh với đối tượng khách hàng bán lẻ tại CN phù hợp với định hướng, quy định của NHCT trong từng thời kỳ.Quản lý chất lượng, QLRR và xử lý NCVĐ. Phòng có nhiệm vụ là nghiên cứu và phát triển thị trường; Tư vấn bán hàng; Quan hệ khách hàng; Thẩm định tín dụng;
Quản lý nợ, quản lý rủi ro tín dụng và cảnh báo sớm; Thực hiện cung cấp chất lượng dịch vụ theo quy chuẩn NHCT trong từng thời kỳ; Tác nghiệp (hỗ trợ tín dụng);
Quản lý và xử lý nợ có vấn đề.
- Phòng Kế toán: Là đơn vị tham mưu, giúp việc Ban Giám đốc CN trong công tác cung cấp dịch vụ liên quan đến kế toán cho khách hàng, thực hiện hạch toán kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; quản lý hệ thống máy tính và điện toán; quản lý tài sản, công cụ dụng cụ…. của CN tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ. Phòng có nhiệm vụ chính là bán/cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng; Kế toán tài chính chi tiêu nội bộ; Kiểm soát/hậu kiểm; Quản lý và duy trì công nghệ thông tin tại CN.
- Phòng Tổng hợp: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc CN trong công tác quản lý, sử dụng tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm... của CN tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ. Tổ chức quản lý, tham mưu với Ban lãnh đạo CN về việc xây dựng định mức TQTM tại CN theo quy trình NH Công thương Việt Nam. Quản lý việc điều hành tiền mặt một cách tiết kiệm, hiệu
quả tại CN theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ. Nhiệm vụ chính là quản lý an toàn toàn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ TSBĐ...; Giám sát, kiểm tra kho tiền và các thiết bị an toàn kho quỹ chuyên dùng trong kho, tại quầy giao dịch, nơi giao dịch tại hội sở CN… đảm bảo công tác tiền tệ kho quỹ luôn an toàn; Thực hiện việc kiểm đếm, lựa chọn, phân loại và đóng bó tiền; Tổ chức việc kiểm kê, tổng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản bảo đảm... quản lý trong kho định kỳ và đột xuất theo đúng quy định của NHCT; Tổ chức thu đổi, nhờ thu séc thương mại; Chịu trách nhiệm cuối cùng về tình hình quản lý, sử dụng hiệu quả tiền mặt hàng ngày của CN.
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Là đơn vị tham mưu, giúp việc cho Ban Giám Đốc CN trong công tác nhân sự, văn phòng, hành chính quản trị của CN theo quy định của NHCT trong từng thời kỳ, với nhiệm vụ là hực hiện các công tác nhân sự;
Công tác văn phòng, hành chính quản trị và các công việc khác.
- Phòng hỗ trợ tín dụng
+ Soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm, các văn bản sửa đổi/
bổ sung/ thanh lý hợp đồng đối với từng đối tượng khách hàng.
+ Thực hiện công chứng, đăng ký biện pháp bảo đảm, xuất/nhập/tạm xuất kho hồ sơ TSBĐ quản lý hồ sơ tạm xuất, lưu hồ sơ tín dụng, tác nghiệp trên hệ thống,…