CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH KCN TIÊN SƠN
2.1. Khát quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh KCN Tiên Sơn
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.4.1. Tình hình hoạt động huy động vốn của Vietinbank KCN Tiên Sơn giai đoạn 2017-2019
Tình hình nguồn vốn, tính đến 31/12/2019 tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 9.943 tỷ đồng, tăng 3.382 tỷ đồng so với năm 2017, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm gần đây là 23%. Là Chi nhánh hoạt động trên địa bàn KCN Tiên Sơn, nguồn vốn huy động chủ yếu từ các khách hàng doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh và ổn định, quy mô ở mức khá so với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Qua ba năm nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng. Năm 2018, tổng vốn huy động là 7.455 tỷ đồng
tăng 894 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng tăng 13,6% đạt chỉ tiêu đề ra của Chi nhánh.
Năm 2019 nguồn vốn huy động của VietinBank KCN Tiên Sơn tiếp tục tăng trưởng và hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu huy động vốn đã đề ra. Cụ thể, nguồn vốn huy động năm 2019 là 9.943 tỷ đồng, tăng 2.488 tỷ đồng (tăng 33,4%) so với năm 2018.
Để đạt được mức độ tăng trưởng nguồn vốn huy động hàng năm cao như trên, từng lao động của VietinBank KCN Tiên Sơn luôn quán triệt phương châm “Không có nguồn vốn huy động lớn sẽ không có một ngân hàng mạnh” và “Quy mô vốn huy động quyết định quy mô kinh doanh và đời sống cán bộ nhân viên”
Chi nhánh luôn tận dụng tối đa các chương trình ưu đãi lãi suất, cơ chế chủ động lãi suất tiền gửi cho từng đối tượng: Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp VVN, khách hàng FDI, khách hàng siêu vi mô để thu hút tối đa nguồn tiền gửi. Trong trường hợp cần thiết Chi nhánh sẽ trình Trụ sở chính để áp dụng lãi suất tốt nhất cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh so với các TCTD trên địa bàn.
Chi tiết về kết quả huy động vốn từ năm 2017 đến năm 2019 được nêu trong bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của Vietinbank KCN Tiên Sơn Bắc Ninh giai đoạn 2017 – 2019
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của Vietinbank KCN Tiên Sơn giai đoạn 2017 – 2019
Tiêu chí
Theo đối tượng khách hàng
TCKT Dân cư Theo kỳ hạn
< 12 tháng
>= 12 tháng Theo loại tiền VNĐ
Các loại tiền khác Tổng huy động vốn
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietinbank KCN Tiên Sơn từ 2017 – 2019) Giai đoạn 2017 – 2019, huy động vốn của Chi nhánh tăng ổn định, mức tăng bình quân là 23%/năm. Năm 2019, tổng nguồn vốn huy động đạt 9.943 tỷ đồng, tăng 33,37% so với năm 2018, và tăng 51,55% so với năm 2017.
Về cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng, nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của chi nhánh thiên về đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế. Năm 2019 huy động vốn từ tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng bình quân 83,18%, còn lại là 16,82% là vốn huy động của dân cư. Nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế có tăng trưởng trong năm 2019 là 8.271 tỷ đồng tăng 2.231 tỷ đồng tương ứng 39,01% so với năm 2018. Nguồn vốn được huy động từ đối tượng dân cư đều tăng trưởng những năm qua, trong đó nguồn vốn huy động năm 2019 là 1.672 tỷ đồng tăng 167 tỷ đồng tương ứng 11,1% so với năm 2018. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng cao là do Chi nhánh phát huy thế mạnh phục vụ khách hàng
doanh nghiệp (KHDN) tại nhiều khu công nghiệp trên địa bàn tình Bắc Ninh, VietinBank KCN Tiên Sơn liên tục cải tiến, có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, cung ứng nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp (DN), trong đó có phân khúc KHDN nhỏ và vừa (NVV).
Trong những năm qua, khách hàng doanh nghiệp luôn được VietinBank KCN Tiên Sơn coi là phân khúc khách hàng trọng tâm và chiến lược.
Về cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm chiếm tỷ trọng 85,9% tỷ trọng này vẫn tăng trưởng qua các năm. Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng 14,1% vẫn thường xuyên tăng nhưng không chiếm tỷ trọng nhiều trong tổng nguồn vốn huy động. Sự tăng trưởng của của các sản phẩm huy động vốn theo kỳ hạn này là do Chi nhánh đã đưa ra nhiều kỳ hạn để cho khách hàng lựa chọn. Khách hàng gửi tiền từ 500 triệu trở lên sẽ được chi nhánh cộng thêm một biên độ lãi suất. Quy trình mở sổ tiết kiệm cũng không phức tạp, nhanh gon tạo nên tâm lý thoải mái cho khách hàng. Chi nhánh đưa ra các kỳ gửi ngắn hạn như 1 tuần, 2 tuần để khách hàng vừa được hưởng lãi suất có kỳ hạn và có thể rút tiền ra khi cần thiết. Chính vì sản phẩm gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng có rất nhiều ưu đãi và đa dạng nên doanh số chiếm tỷ trọng khá cao.
Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền, qua bảng ta thấy nguồn huy động VNĐ tăng dần qua các năm: năm 2017 là 5.387 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 82,1% so với tổng huy động vốn, năm 2018 là 6.389 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 85,7% so với tổng huy động vốn, năm 2019 là 8.174 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 82,2% so với tổng huy động vốn. Do khách hàng chủ yếu là người Việt Nam, họ chỉ có thói quen dùng VNĐ, nên lượng vốn VNĐ vào Chi nhánh ngày càng tăng lên. Các sản phẩm của chi nhánh tập trung nhiều vào VNĐ, thanh toán bằng VNĐ nên vốn VNĐ chiếm tỷ trọng cao hơn.
Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động các ngoại tệ khác có tăng giảm trong các năm qua, nhưng có tỷ trọng chiếm ít hơn so với vốn VNĐ. Vốn huy động từ các loại tiền khác được huy động qua ba năm lần lượt là 1.174 tỷ đồng, 1.066 tỷ đồng, 1.769 tỷ đồng. Năm 2018 nguồn vốn huy động từ các ngoại tệ khác có phần giảm,
chỉ chiếm 14.3% trong tổng số vốn huy động do nguồn vốn VNĐ của năm này có tỷ trọng cao. Các giao dịch từ các ngoại tệ khác chủ yếu phát sinh từ các khoản gửi tiết kiệm ngoại tệ của khách hàng, các giao dich mua bán ngoại hối, chuyển tiền kiều hối, thanh toán quốc tế. Chi nhánh ngày càng quan tâm hơn việc huy động vốn từ các ngoại tệ khác như USD, EUR, CAD...trong đó huy động từ USD nhiều hơn.
2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn của Vietinbank KCN Tiên Sơn năm 2017 – 2019
Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn huy động thì qui mô và chất lượng tín dụng cũng có xu hướng gia tăng đáng kể. Nghiệp vụ hoạt động tín dụng là hoạt động chính, là nguồn thu nhập chủ yếu của Chi nhánh. Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh được thể hiện qua bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng vốn của Vietinbank KCN Tiên Sơn giai đoạn 2017 – 2019.
Giai đoạn 2017 – 2019, hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh tăng ổn định.
Năm 2019, tổng dư nợ cho vay đạt 4.147 tỷ đồng, tăng 12,32% so với năm 2018 và tăng 22,04% so với năm 2017.
Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng vốn của Vietinbank KCN Tiên Sơn giai đoạn 2017 – 2019
Chỉ tiêu
Số tiền
Theo đối tượng khách hàng Khách hàng bán lẻ
Khách hàng tổ chức
Theo kỳ hạn
<12 tháng
>= 12 tháng Theo mục đích Phục vụ SXKD Phục vụ tiêu dùng
Theo loại tiền VND
Ngoại tệ quy đổi VND
Tổng dư nợ cho vay
SXKD của người dân, hộ kinh doanh ngày càng tăng và mở rộng. Điều này đồng nghĩa hoạt động của ngân hàng cũng phát triển theo đà phát triển của các doanh
nghiệp, người dân, hộ kinh doanh.
Về cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng, cả dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng là khách hàng bán lẻ và khách hàng tổ chức đều có xu hướng tăng trưởng đều qua các năm. Dư nợ khách hàng tổ chức tăng ổn định qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng bán lẻ. Như vậy cho ta thấy Vietinbank KCN Tiên Sơn vẫn đang tập trung vào đối tượng khách hàng tổ chức hơn so với đối tượng khách hàng bán lẻ vì địa bàn các phòng giao dich của Chi nhánh tập trung nhiều ở các khu công nghiệp. Điều này do định hướng của VietinBank KCN Tiên Sơn tập trung cho vay doanh nghiệp để tăng thu nhập, hơn nữa địa bàn tỉnh Bắc Ninh lại tập trung nhiều khu công nghiệp vì vậy số lượng doanh nghiệp lớn, trong khi quỹ đất dành cho khu vực nông nghiệp nông thôn thấp, các điểm giao dịch của Chi nhánh lại nằm trên địa bàn KCN (KCN Tiên Sơn, KCN VSIP Bắc Ninh, KCN Yên Phong, KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh) vì vậy cơ cấu dư nợ như trên được đánh giá là hợp lý. Giai đoạn 2017- 2019, hoạt động cho vay của Chi nhánh tăng trưởng ổn định, mức tăng bình quân ~10% /năm. Dư nợ tại ngày 31/12/2018 của Chi nhánh là 3.692 tỷ đồng, tăng 294 tỷ đồng so với năm 2017 (tỷ lệ tăng 8,7%). Đến năm 2019, quy mô cho vay của Chi nhánh là 4.147 tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng mạnh so với năm 2018 (tăng 12,3%). Trong đó dư nợ KHDN tiếp tục tăng trưởng ổn định, với mức độ tăng trưởng là 11,5%/ năm, đạt kế hoạch đề ra.
Về cơ cấu cho vay theo kỳ hạn, cho vay ngắn chiếm tỷ trọng ít hơn cho vay trung và dài hạn nhưng không đáng kể. Nhìn chung dư nợ của Chi nhánh theo kỳ hạn là tăng. Do chi nhánh chuyển dịch cơ cấu tín dụng từ ngắn hạn sang trung và dài hạn, một mặt có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động trung và dài hạn, mặt khác làm tăng lợi nhuận của Chi nhánh. Hơn nữa, do chiến lược mở rộng tín dụng của Chi nhánh, chính sách phát triển kinh tế, tăng dư nợ để phát triển kinh tế. Giai đoạn 2017-2019 nhìn chung các kỳ hạn nợ của Chi nhánh đều tăng và dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn (tỷ trọng trung bình khoảng 57%). Năm 2018 so với năm 2017 tăng trưởng dư nợ tập trung vào dư nợ ngắn hạn, cụ thể dư
nợ ngắn hạn tăng 237 tỷ đồng ~ tăng 16,4%; năm 2019 so với 2018 thì tăng trưởng dư nợ lại tăng tập trung do tăng dư nợ trung dài hạn, cụ thể tăng 414 tỷ đồng ~ tăng 20,6%. Dư nợ trung dài hạn tăng nhanh do Chi nhánh tập trung tài trợ vốn cho các dự án hạ tầng KCN.
Về cơ cấu cho vay theo mục đích, cho vay theo mục đích sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể là năm 2017 dư nợ cho vay theo mục đích sản xuất kinh doanh là 3.215 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 94,61% trên tổng dư nợ cho vay, năm 2018 dư nợ cho vay theo mục đích sản xuất kinh doanh là 3.469 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 93,96% trên tổng dư nợ cho vay, năm 2019 dư nợ cho vay theo mục đích sản xuất kinh doanh là 3.836 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 92,5% trên tổng dư nợ cho vay. Cho vay theo mục địch sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhưng qua các năm có giảm đi một chút, cho thấy dư nợ cho vay theo mục đích phục vụ tiêu dùng lại tăng lên. Chứng tỏ Chi nhánh cũng đang quan tâm đến đối tượng cho vay tiêu dùng. Mặc dù trong thời gian vừa qua Chi nhánh có đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, tuy nhiên dư nợ vay tiêu dùng tăng trưởng chưa tương xứng với dư địa trên địa bàn. Chi nhánh chủ yếu tài trợ vốn cho Khách hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, do đặc thù của Chi nhánh nằm trong KCN, tài trợ vốn chủ yếu cho khách hàng doanh nghiệp, và hộ kinh doanh trong các làng nghề gỗ (Chi nhánh có một phòng giao dịch đặt tại chợ gỗ Phù Khê).
Về cơ cấu cho vay theo loại tiền: Trong cơ cấu dư nợ của Vietinbank KCN Tiên Sơn theo loại đồng tiền cho vay thì đồng VND chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần, thể hiện sự phù hợp theo quy định của Ngân hàng nhà nước trong việc cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú theo định hướng thu hẹp dần đối tượng được cho vay bằng ngoại tệ. Tỷ lệ dư nợ bằng VND/tổng dư nợ qua các năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 97,8%, 99,4% và 99,4%.
Qua bảng số liệu ta thấy qui mô hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng được mở rộng hơn, thông qua doanh số cho vay không ngừng tăng qua 3 năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín
dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng.
2.1.4.3. Hoạt động dịch vụ khác
Bên cạnh những hoạt động cơ bản của ngân hàng là huy động vốn và cho vay, Vietinbank Chi nhánh KCN Tiên Sơn cũng rất quan tâm đến hoạt động cung cấp dịch vụ và công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở phát huy lợi thế về mạng lưới hoạt động của hệ thống, nền tảng công nghệ ngân hàng nhằm mục đích gia tăng thu nhập ngoài lãi và thu hút khách hàng mới cũng như quảng bá thương hiệu rộng rãi.
Bảng 2.3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VietinBank KCN Tiên Sơn giai đoạn 2017 -2019
ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
1 Dịch vụ thanh toán
2 Phí tài trợ thương mại
Dịch vụ Western
3 Union
4 Dịch vụ ngân quỹ
5 Phí tín dụng
6 Dịch vụ thẻ
Dịch vụ ngân hàng
7 điện tử
8 Dịch vụ bảo hiểm
9 Dịch vụ khác
Tổng thu dịch vụ ròng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VietinBank KCN Tiên Sơn năm 2017, 2018, 2019)
KCN Tiên Sơn cũng đặc biệt quan tâm đến các mảng hoạt động dịch vụ khác như:
Dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ bảo hiểm… nên kết quả thu được là rất khả quan, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng trưởng qua các năm và đạt kế hoạch đề ra, cho thấy sự bao quát của Ban lãnh đạo tới tất cả các loại hình dịch vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh. Mức tăng trưởng về thu dịch vụ hàng năm của Chi nhánh duy trì trên 10% mỗi năm.
2.1.4.4. Kết quả hoạt động chung của Vietinbank KCN Tiên Sơn
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CN KCN Tiên Sơn nói riêng là một doanh nghiệp, và do đó vấn đề lợi nhuận luôn được quan tâm hàng đầu khi xem xét về kết quả kinh doanh.
Trong những năm qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CN KCN Tiên Sơn đã nâng cao được tính tự chủ của mình trong việc lựa chọn các phương án kinh doanh đạt được hiệu quả cao, luôn đảm bảo về quỹ lương thưởng cho cán bộ nhân viên, đảm bảo lợi ích của người lao động. Cùng với sự nỗ lực không ngừng
của đội ngũ nhân viên và sự chỉ đạo đúng đắn của ban lãnh đạo, Chi nhánh đã đạt được kết quả kinh doanh đáng khích lệ.
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động chung của VietinBank KCN Tiên Sơn giai đoạn 2017 -2019
ĐVT : Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Tổng thu nhập -Thu từ lãi -Thu ngoài lãi Tổng chi phí - Chi phí trả lãi -Chi phí ngoài lãi Lợi nhuận chưa phân phối
(Nguồn : Bảng cân đối kinh doanh năm 2017, 2018, 2019)
Tổng thu nhập của Chi nhánh có xu hướng tăng là dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh của chi nhánh ngày càng ổn định và đem lại hiệu quả tốt. Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của Chi nhánh cũng tăng lên, Chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí cho hoạt động kinh doanh, nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chung cho toàn Chi nhánh. Năm 2018 lợi nhuận Chi nhánh đạt được là 146 tỷ đồng giảm 5 tỷ ~ giảm 3,3% so với năm 2017. Mặc dù quy mô hoạt động và tổng thu nhập năm 2018 tăng so với năm 2017, nhưng lợi nhuận gộp giảm nhẹ là do cơ chế điều hành mua bán vốn cùa Trụ sở chính thay đổi, làm tăng chi phí hoạt động của Chi nhánh. Sang năm 2019, tổng thu nhập là 906 tỷ đồng (tăng 195 tỷ đồng ~ tăng 27,4% so với năm 2018), lợi nhuận gộp là 198 tỷ đồng (tăng 52 tỷ đồng ~ tăng 35,6% so với năm 2018). Lợi nhuận chưa phân phối tăng nhanh chủ yếu từ hoạt động mua bán vốn và thu từ dịch vụ. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ qua các năm đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh, phù hợp định hướng phát triển ngân hàng hiện đại của thế giới là tăng dần tỷ trọng nguồn thu ngoài lãi vay trong tổng thu nhập.