Sự phát hiện cũng như dẫu đầu cho quá trình nghiên cứu Bình vôi ở Việt Nam vào năm 1940, Bùi Đình Sang đã nghiên cứu và chiết được ở củ Bình vôi các chất: tinh bột, đường khử oxy, axit malic, men oxydaza và một alkaloid với tỷ lệ 1,2 - 1,5% (tính trên củ tươi), được ông đặt tên là rotundin. Đến năm 1941, Trần Xuân Thuyết, Đỗ Tất Lợi, Bonnet và Bùi Đình Sang đã nghiên cứu chiết suất thành công được rotudin từ cây Bình vôi. Tới năm 1964, Ngô Văn Thu nghiên cứu thành phần dịch chiết từ củ Bình vôi tìm ra được một alkaloid khác có dược tính và đặt tên là roemerin [10].
Ngoài các alkaloid trên, tùy từng cây Bình vôi trồng ở các vùng khác nhau cũng sẽ có các loại alkaloid khác nhau. Theo Phạm Thanh Kỷ và cộng sự, trong củ của loài S.sinica có alkaloid chính là rotundin (1,2-15%). Loài S.cepharantha tác giả đã phân lập được alkaloid chính là cepharanthin và những alkaloid phụ khác như: isotetrandin berbamin, cepharanolin, cycleanin, stephanin, crebanin,o-nornuciferin, stesakin, palmatin, cepharamin. Trong củ loài S.dielsiana có: crebanin (0,3%), sinoacutin (0,2%), stephanin (0,2%), tetrahydropalmatin (0,1%) và dehydrostephanin. Hay trong củ loài
S.brachyandra có: isocorydin (1,5%), tetrahydropalmatin (0,2%), dicentrin (0,3%), sinomenin (0,1%), corytuberin (0,04%), sinoacutin (0,006%), dehydrodicentrin (0,006%), isoboldin (0,004%), dihydrosalutaridin (0,001%) và N-metyllaurotetanin (0,006%) [5],[6].
Theo Phạm Thanh Kỳ, cách chiết xuất rotundin như sau: Củ bình vôi phơi khô tán nhỏ, gói vào vải gạc rồi đem ép hết nước có vị đắng hoặc tới khi nào cho tủa với thuốc thử Mayer. Lấy nước vừa ép dùng nước vôi trong kiềm hóa đến pH 9-10, rotundin thô sẽ kết tủa xuống, đổ bỏ nước trong ở trên. Lọc lấy tủa, rửa lại tủa bằng nưóc máy. Lấy tủa đem phơi khô. Tinh chế: chiết rotundin thô bằng cổn 90o trong bình Zaixenko hay Soclet trong khoảng 2 giờ (cho đến hết phản ứng alkaloit). Acid hoá dịch chiết bàng HCI đặc tới pH=4.
Để nguội rotundin hydroclorid tủa xuống, kết tinh lại 1 - 2 lần. Lọc lấy tinh thể, rửa bằng 1 - 2ml ete. Sấy nhẹ cho khô ta thu được rotundin ở dạng tinh thể [6].
Qua định tính và định lượng alkaloid trong các bộ phận của cây và theo dõi quá trình thay đổi của chúng trong suốt quá trình phát triển của cây, Carey (1987) nhận ra rằng nơi tạo ra alkaloid không phải luôn là nơi tích tụ.
Nhiều alkaloid được tạo ra ở rễ nhưng được vận chuyển lên các bộ phận khác của cây, sau khi thực hiện các biến đổi chúng chuyển sang tích lũy ở lá, quả hoặc hạt [19].
Khi trồng cây Bình vôi trong tự nhiên thường dùng đoạn thân, cành bánh tẻ và các mảnh củ (cắt từ phần gốc) và trồng vào mùa xuân, tuy nhiên tốc độ sinh trưởng, phát triển rất chậm, tỉ lệ sống sót chỉ đạt được khoảng 33%.
Cây Bình vôi trong tự nhiên chủ yếu sinh sản, phát tán bằng hạt, khi quả chín có màu đỏ hoặc cam rụng xuống đất thì hạt sẽ nảy mầm vào khoảng mùa xuân, hoặc thu hái hạt từ quả chín vào khoảng tháng 8-10, lấy hạt bảo quản trong cát ẩm rồi gieo hạt vào mùa xuân (tháng 2, tháng 3). Tỉ lệ nảy mầm của hạt Bình vôi cũng rất khác nhau ở các điều kiện, cao nhất chỉ đạt 85% khi hạt còn tươi.
Cây Bình vôi được mọc tự nhiên bằng hạt sinh trưởng nhanh, sau khoảng 4 tháng tuổi, củ dần dần được hình thành từ gốc dưới gần rễ của thân. Ngoài ươm
cây giống từ hạt, có thể cắt phần đầu của cù để làm giống. Mỗi đẩu có thể chia làm 4 mảnh và trồng vào mùa xuân, cây có thể thu hoạch được sau khoảng 2 năm, thời gian trồng càng lâu thì năng suất sẽ càng cao. Trồng cây Bình vôi bằng hạt đem lại năng suất cao hơn so với trồng từ phần đầu của củ [17].
Với những đặc tính quý hiếm của Bình vôi thì việc nghiên cứu phát triển dược tính cũng như bảo tồn cũng được chú ý hơn. Đến năm 2011, Trịnh Ngọc Nam và Nguyễn Văn Vinh đã thành công trong việc nghiên cứu nhân giống in vitro và khảo sát hợp chất alkaloid rotundine từ cây Bình vôi (Stephania Rotunda Lour), theo tác giả cây Bình vôi được tạo mẫu vô trùng bằng cách rửa bằng xà phòng, lắc cồn 70o (1 phút) và khử trùng trong 10% Ca-hypoclorit (15 phút) sau đó được rửa bằng nước cất khử trùng và nuôi trên môi trường MS có bổ sung agar và than hoạt tính. Kết quả khả năng tạo mô sẹo từ khúc cắt thân đạt hiệu quả cao trên môi trường MS bổ sung 2,4-D 5 mg/l, BA 0,2 mg/l và quá trình tạo chồi thuận lợi nhất trên môi trường MS bổ sung BA 1,0 mg/l, NAA 0,2 mg/l [11].
Năm 2015, Nguyễn Thị Tình và cộng sự có nghiên cứu kĩ hơn về quy trình nhân giống in vitro cây Bình vôi tím bằng kĩ thuật nuôi cấy đoạn thân.
Theo tác giả, mẫu trước khi cấy được khử trùng bằng cách ngân trong cồn 70o và khử trùng bằng thủy ngân 0,1% (7 phút) đạt tỉ lệ mẫu vô trùng là 68,89%.
Sau đó mẫu vô trùng được đem đi nuôi cấy trên môi trường MS, sau 4 tuần nuôi cấy có được tỉ lệ mẫu vô khuẩn tái sinh chồi 88,89% [16].
Tới năm 2020, Nguyễn Thị Sen, Đỗ Tiến Vinh và Mai Thị Phương Hoa công bố nghiên cứu Nhân giống cây Bình vôi (stephania glabra (roxb.) miers) in vitro có sự cải tiến hơn về công thức khử trùng như sau: mẫu khử trùng bằng javel (75% trong thời gian 15 phút) và HgCl2 (0,1% trong thời gian 5 phút) cho tỉ lệ mẫu vô trùng là 89,42%, sau 2-3 tuần đạt được tỉ lệ tạo chồi là 77,31%.
Công thức này có tỉ lệ tạo mẫu vô trùng cao hơn so với công thức của Nguyễn Thị Tình tuy nhiên tỉ lệ nảy chồi trên môi trường MS lại thấp hơn hẳn. Ngoài công thức khử trùng, theo tác giả môi trường MS có bổ sung BA 2mg/l, sucrose
30g/l và agar 8g/l là thích hợp để nhân chồi với số chồi phát sinh đạt 3,57 chồi/mẫu. Môi trường MS có bổ sung NAA 1mg/l, sucrose 30g/l và agar 8g/l là thích hợp để nuôi cấy tạo cây Bình vôi in vitro hoàn chỉnh với tỉ lệ tạo rễ 64,86% [13].
Cho đến nay, nhiều tác giả cũng quan tâm đến giá trị dược học và tiến hành nhân giống in vitro của cây Bình vôi. Tuy nhiên hướng tiếp cận nâng cao hàm lượng dược chất có hoạt tính trong cây Bình vôi bằng kỹ thuật chuyển gen còn rất mới mẻ và ít người tiếp cận.