Đặc điểm tự nhiên của huyện Lương Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 44 - 55)

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Những đặc điểm cơ bản của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Lương Sơn

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lương Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hoà Bình, là cửa ngõ phía Tây Hà Nội. Ranh giới của huyện Lương Sơn như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Quốc Oai và Thạch Thất;

- Phía Đông giáp huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ (Hà Nội);

- Phía Nam giáp huyện Kim Bôi, phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn (Hoà Bình).

Sơ đồ 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Trung tâm huyện là thị trấn Lương Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40km.

Trên địa bàn huyện Lương Sơn có 2 đường quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 6 (QL6) chạy qua theo hướng Đông – Tây, cắt ngang qua huyện từ hu Năm Lu đến Dốc Kẽm, đi qua thị trấn trung tâm huyện, nối Hà Nội với Thành phố Hoà Bình, đi lên các tỉnh phía Tây bắc; và đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo một số xã phía Đông Nam huyện.

Xét về mặt vị trí, Lương Sơn được gọi là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, là điểm cầu nối, giao thoa giữa Hoà Bình với các tỉnh vùng Tây Bắc và Thành phố Hà Nội, lan toả ra toàn vùng Hà Nội rồi tới các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Vị trí này tạo ra những lợi thế đặc biệt cho huyện trong phát triển kinh tế, nhất là thương mại dịch vụ, giao thông vận tải, hậu cần, khoa học công nghệ, du lịch, giáo dục, giao lưu hàng hoá đa dạng, phong phú.

2.1.1.2. Địa hình

Huyện Lương Sơn là huyện vùng thấp bán sơn địa, có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn huyện so với mực nước biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Sau khi sáp nhập 7 xã huyện Kim Bôi thì địa hình của Lương Sơn có thể khái quát thành các dạng địa hình sau:

- Vùng địa hình đồi núi: bao gồm vùng núi cao xen kẽ đồi thấp thuộc dãy Trường Sơn, có độ dốc trung bình 20-30%, trong đó có nhiều dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động hoặc có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên cảnh sắc đẹp.

- Vùng địa hình bằng phẳng, bao gồm chủ yếu ở phía Bắc Quốc lộ 6, các xã phía Nam huyện, độ dốc khoảng 3-5%, cao độ trung bình khoảng 15-30m.

- Khu vực vùng trũng thấp ven sông Bùi, phía Nam Quốc lộ 6 có cao độ dao động từ 10-12m.

Dựa trên yếu tố địa hình kết hợp với vị trí địa lý, huyện Lương Sơn có thể chia thành 4 tiểu vùng:

- Tiểu vùng phía Bắc huyện Lương Sơn:

Tiểu vùng này bao gồm Thị trấn Lương Sơn, xã Lâm Sơn, xã Hoà Sơn, xã Tân Vinh và Nhuận Trạch. Tiểu vùng này có địa hình cao nhất, gồm những dãy núi cao xen kẽ đồi thấp hình bát úp, ở giữa là thung lũng rộng bằng phẳng, có hệ thống sông (sông Bùi) và hồ, tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú. Vùng này có vị trí địa lý thuận lợi, gần Hà Nội, có đường quốc lộ 6 chạy qua, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Hoà Bình và vùng Tây Bắc với vùng Hà Nội.

- Tiểu vùng phía Đông Nam huyện Lương Sơn:

Tiểu vùng này bao gồm các xã: Thành Lập, Trung Sơn, Liên Sơn, Tiến Sơn, Cao Thắng, Cao Dương, Thanh Lương. Tiểu vùng này có đặc điểm địa hình cao, có nhiều núi đã vôi, núi đất, xen kẽ hang động nhũ đá; vị trí địa lý giáp Hà Nội, có trục đường Hồ Chí Minh chạy men theo các xã.

- Tiểu vùng Tây Nam huyện Lương Sơn:

Tiểu vùng này bao gồm 4 xã: Trường Sơn, Cao Răm, Cư Yên, Hợp Hoà Vùng này có đặc điểm địa hình cao, nhiều đồi núi thấp; đây thuộc vùng sâu, xa của huyện, hệ thống giao thông không thuận lợi. Không những thế, phía cuối vùng gần nhƣ bị chặn do bị che chắn bởi hệ thống núi đất.

- Tiểu vùng phía Nam huyện Lương Sơn

Tiểu vùng này bao gồm các xã: Tân Thanh, Hợp Châu, Long Sơn, và Hợp Thanh, có đặc điểm vùng đất thấp, đồng bằng; đây là vùng có vị trí địa lý quan trọng về an ninh quốc phòng.

Từ các đặc điểm về địa hình kể trên đã tạo ra cho huyện Lương Sơn khả năng phát triển một nền kinh tế tổng hợp cả nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Huyện Lương Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh, ít mƣa, mùa hè nóng và mƣa nhiều. Nền nhiệt trung bình cả năm là 22,9 - 23,30C. Lƣợng mƣa trung bình năm hoảng 1.520,7, - 2.255,6 mm/năm nhưng phân bổ hông đều trong năm và ngay cả trong mùa cũng thất thường, mƣa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường hông đáng ể.

Độ ẩm trung bình năm là 84,5% với sự chênh lệch độ ẩm khá lớn giữa các tháng, cụ thể, độ ẩm của tháng cao nhất trong năm là tháng 3 là 90% và tháng thấp nhất trong năm (tháng 12) là 30%.

Đặc điểm về thuỷ văn của huyện Lương Sơn được chi phối bởi hệ thống sông, suối và hồ đập. Trong đó, 2 con sông chi phối đặc điểm cơ bản về thủy văn của huyện là Sông Bùi và sông Song Huỳnh.

Sông Bùi là con sông nhỏ, ngắn, dốc, có chiều dài 12km, bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy qua xã Cao Răm, Tân Vinh, và Thị trấn Lương Sơn, sau đó chảy vào sông Đáy tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Sông Bùi có ảnh hưởng quan trọng đối với hiện tượng thuỷ văn của các xã phía Bắc huyện Lương Sơn.

Phía Nam huyện có sông Song Huỳnh chảy qua địa phận hai xã Cao Thắng, Cao Dương, có độ dài khoảng 6 km, góp phần cung cấp nguồn nước mặt cho các xã khu vực này. Trên địa bàn huyện có 6 hồ và khoảng 15 con suối, đây là nguồn thuỷ văn quan trọng cung cấp cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của dân cƣ.

Với các điều kiện khí hậu, thuỷ văn, sông ngòi nhƣ trên đã tạo ra cho huyện Lương Sơn những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hoá các loại vật nuôi, cây trồng, thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ đập không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho

sản xuất và đời sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hoà khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

2.1.1.4. Đặc điểm đất đai, tài nguyên

* Về đất đai

Nếu xét về tính chất đất: Đất đai của huyện Lương Sơn có độ mùn khá, độ PH phổ biến ở mức 4,5-5,5, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Có thể chia các loại đất đai của huyện Lương Sơn theo tính chất như sau:

+ Đất đỏ vàng: phát triển trên đá phiến thạch sét, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa. Loại đất này chiếm tỷ trọng cao nhất và phân bố ở khắp các xã trong huyện, trừ 5 xã vùng phía Nam huyện, nhiều nhất là ở các xã vùng Tây Nam. Loại đất này phù hợp với cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng.

+ Đất đồng bằng: là đất phù sa sông Bùi, sông Song Huỳnh và các con suối nhỏ; đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Loại đất này chủ yếu tập trung ở vùng thấp phía Bắc, Nam, rất thích hợp trồng lúa, rau và hoa màu.

+ Đất xói mòn trơ sỏi đá: là loại đất đƣợc hình thành do hậu quả của việc chặt phá rừng trước đây, chủ yếu tập trung các xã vùng Tây Nam, Đông Nam. Loại đất này tầng canh tác mỏng, hó hai thác để sản xuất nông nghiệp. Tuy không có khả năng hai thác để phát triển sản xuất nông nghiệp nhƣng có thể sử dụng cải tạo để trồng cỏ, phục vụ cho phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Các đặc điểm về tính chất các loại đất đai hác nhau đƣợc phân bố trên các vùng khác nhau sẽ là điều kiện để Lương Sơn có thể phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá quy mô lớn theo vùng để có một nền nông nghiệp đa dạng hoá trên toàn huyện.

Theo số liệu của phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Lương Sơn, tổng diện tích đất tự nhiên tính đến tháng 12/2017 là 35.515 ha, đƣợc tổng hợp trong bảng 2.1.

Qua bảng 2.1. có thể thấy:

- Đất lâm – nông nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng cao nhất, thể hiện khả năng về phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp ở huyện. Đất nông nghiệp tập trung nhiều ở vùng Bắc và phía Nam, còn đất lâm nghiệp tập trung nhiều ở vùng Tây Bắc. Đây là điều kiện tốt để hình thành đặc trƣng nông nghiệp của mỗi vùng trong huyện.

Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai huyện Lương Sơn - Hòa Bình (2017)

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng

(%)

1 Đất nông nghiệp 6.771,92 19,06

2 Đất lâm nghiệp 18.733,19 52,74

3 Đất chuyên dùng 4.094,37 11,53

4 Đất ở 2.587,73 7,29

5 Đất chƣa sử dụng (bao gồm cả

đất sông suối và mặt nước) 3.327,79 9,38

Tổng 35.515 100,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên –Môi trường huyện Lương Sơn) - Diện tích đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỷ trọng thấp, thể hiện sự phát triển chƣa mạnh của các ngành công nghiệp, dịch vụ cũng nhƣ quá trình đô thị hoá còn chậm.

* Đặc điểm về tài nguyên

Do những đặc điểm về địa hình, vị trí địa lý nhƣ đã ể trên nên huyện Lương Sơn có các loại nguồn tài nguyên: tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch.

- Tài nguyên nước: nước ngầm ở huyện Lương Sơn có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước phần lớn chưa bị ô nhiễm, lại được phân bố khắp các vùng trên địa bàn huyện. Tài nguyên nước mặt gồm: nước sông, suối và nước

mƣa, phân bố hông đồng đều, chủ yếu tập trung ở vùng phía Bắc huyện và một số hồ đập nhỏ phân bố rải rác toàn huyện.

- Tài nguyên rừng: tổng diện tích đất lâm nghiệp là 18.733,19 ha, chiếm 52,74% diện tích tự nhiên. Rừng tự nhiên của huyện há đa dạng và phong phú với nhiều loại gỗ quý. Diện tích rừng phân bố ở tất cả các xã trong huyện.

Vì thế việc phát triển kinh tế trang trại rừng, kinh tế đồi rừng đã góp phần đem lại thu nhập cao cho người dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan du lịch của huyện.

- Tài nguyên du lịch: do vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội và địa hình xen kẽ nhiều núi đồi, thung lũng rộng phẳng, kết hợp với hệ thống sông suối, hồ tự nhiên, nhân tạo cùng hệ thống rừng, ... đã tạo cảnh quan thiên nhiên và điều kiện phù hợp để huyện Lương Sơn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sân golf. Bên cạnh đó huyện Lương Sơn cũng là nơi có tiềm năng phát triển du lịch danh lam thắng cảnh, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái. Huyện có nhiều danh lam thắng cảnh, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên nhƣ: hang Trầm, hang Rồng, mái đá Diềm, núi Vua Bà, động Đá Bạc, Động Long Tiên, động Mẫu...

2.1.2. Các đặc điểm inh tế xã hội huyện Lương Sơn 2.1.2.1. Đặc điểm dân số, lao động

Theo số liệu thống kê của Chi cục thống kê huyện Lương Sơn, tổng dân số của huyện tính đến 31 tháng 12 năm 2017 là 95.563 người, số hộ là 23.915 hộ. Trong đó số người nằm trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 47.874 người. Dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Mường, Kinh, Dao. Trong đó, người Mường chiếm khoảng 70% dân số. Lực lượng lao động đông, số lao động phi nông nghiệp gia tăng, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 55%, điều này cho thấy huyện có thế mạnh về nguồn lực lao động.

Chi tiết dân số và lao động của từng xã, thị trấn của huyện Lương Sơn đƣợc thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tình hình dân số, lao động huyện Lương Sơn TT Xã, Thị trấn Dân số

(người)

Số HGĐ (hộ)

1 Thị trấn Lương Sơn 12.555 3.701

2 Xã Lâm Sơn 4.255 1.069

3 Xã Hòa Sơn 6.829 1.798

4 Xã Trường Sơn 2.320 572

5 Xã Tân Vinh 4.605 1.175

6 Xã Nhuận Trạch 4.926 1.120

7 Xã Cao Răm 4.814 1.065

8 Xã Cƣ Yên 4.148 991

9 Xã Hợp Hòa 2.582 612

10 Xã Liên Sơn 4.115 996

11 Xã Thành Lập 3.664 954

12 Xã Tiến Sơn 3.881 849

13 Xã Trung Sơn 4.428 1.223

14 Xã Tân Thành 5.705 1.471

15 Xã Cao Dương 4.775 1.184

16 Xã Hợp Châu 4.358 1.015

17 Xã Long Sơn 3.998 954

18 Xã Cao Thắng 5.749 1.320

19 Xã Thanh Lương 3.921 911

20 Xã Hợp Thanh 3.941 935

Tổng số 95.563 23.915

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Sơn)

Lương Sơn là huyện đông dân, tốc độ tăng trưởng dân số nhanh hơn mức chung của tỉnh. Đây là một thuận lợi về khả năng cung cấp lực lƣợng lao động cho phát triển kinh tế xã hội của huyện, cũng như tạo ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá tiêu dùng rộng lớn so với các địa phương hác trong tỉnh.

Tuy vậy, nó cũng là một thách thức lớn cho huyện trong việc phát triển khu dân cƣ, nhà ở, hu đô thị, cũng nhƣ vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, trình độ dân trí và tay nghề của người lao động hiện tại chƣa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt thấp, chƣa bảo đảm nhu cầu cho một huyện thuộc vùng động lực tăng trưởng của tỉnh Hoà Bình và đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ..

2.1.2.2. Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng của một huyện là một tổng thể bao gồm: hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính viễn thông (kinh tế - kỹ thuật);

trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hoá, trung tâm học tập cộng đồng (xã hội).

Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Lương Sơn nhìn chung đã được trang bị mạng lưới khá rộng khắp và phủ ín trên toàn địa bàn huyện. Đặc điểm hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện đƣợc thể hiện ở một số điểm sau:

- Về hệ thống giao thông: trên địa bàn huyện chỉ có duy nhất một loại hình giao thông đường bộ; hệ thống sông suối trên địa bàn huyện có độ dốc lớn, lòng hẹp và ngắn nên không thể sử dụng đƣợc cho giao thông thuỷ. Hệ thống đường bộ giữ vai trò chủ đạo trong vận chuyển hàng hoá và hành khách, hai tuyến đường quốc lộ chạy qua huyện có chất lượng tốt. Hệ thống đường tỉnh lộ và giao thông nông thôn vừa thiếu, bị chia cắt và vừa kém chất lượng: ngắn, hẹp, đường cấp phối là chủ yếu (khoảng 70% tổng số độ dài của các tuyến đường)

- Hệ thống cơ sở hạ tầng cấp thoát nước: hiện nay hệ thống cấp thoát nước nhìn chung chưa phù hợp và hông đáp ứng được yêu cầu phát triển

kinh tế, xã hội của huyện hiện tại và trong tương lai: hệ thống cấp nước chủ yếu theo phương thức tự chảy, chỉ có khoảng 60% dân số huyện được hưởng lợi từ hệ thống cấp nước huyện, nhiều xã, nhất là vùng Tây Nam huyện rất hó hăn về nguồn nước kể cả cho đời sống và cho sản xuất. Hệ thống thoát nước chủ yếu vẫn là tự chảy, tự thấm và thoát theo địa hình tự nhiên ra các khu vực trũng (trừ khu vực thị trấn).

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hác: các cơ sở hạ tầng hác nhƣ điện, bưu chính viễn thông, hệ thống xử lý rác thải và vệ sinh môi trường nhìn chung đã đƣợc trang bị theo diện rộng và hiện đang hoạt động tốt, tuy vậy nếu tương lai, inh tế, xã hội phát triển theo hướng trở thành vùng động lực của toàn tỉnh thì cần phải đƣợc bổ sung thêm về số lƣợng và hoàn chỉnh chất lƣợng.

2.1.2.3. Đặc điểm sự phát triển các ngành kinh tế của huyện

Huyện Lương Sơn có vị trí kinh tế quan trọng và nhiều điều kiện để phát triển theo hướng vùng kinh tế tổng hợp. Những phân tích về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình và các tiềm năng tài nguyên cho thấy Lương Sơn là vị trí giao thoa giữa vùng Hà Nội, nhất là thủ đô Hà Nội với Hoà Bình và vùng Tây bắc.

Về kinh tế, huyện Lương Sơn có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình, có điều kiện để phát triển mạnh nền kinh tế theo hướng tổng hợp bao gồm cả công nghiệp, dịch vụ, trao đổi mua bán và trung chuyển hàng hoá, phát triển du lịch đặc trƣng sinh thái núi đồi, văn hoá dân tộc, đồng thời cũng có nhiều điều kiện phát triển nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm và phát triển trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả cũng nhƣ rau mầu có giá trị kinh tế cao.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Lương Sơn được thể hiện chi tiết ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tổng hợp giá trị sản xuất của huyện Lương Sơn trong 3 năm (2015 - 2017)

TT Lĩnh vực ĐVT Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Tốc độ PTBQ

(%) 1 Ngành nông - lâm ngƣ nghiệp

a Tổng giá trị sản phẩm tỷ đồng 2.697 2.832 2.914 103,94 b Tỷ trọng ngành trong tổng GTSP % 18,3 17,4 16,2

2 Ngành Công nghiệp - Xây dựng

a Tổng giá trị sản phẩm tỷ đồng 8.151 8.702 9.862 109,99 b Tỷ trọng ngành trong tổng GTSP % 55,3 53,67 54,8

3 Ngành thương mại - dịch vụ

a Tổng giá trị sản phẩm tỷ đồng 3.890 4.678 5.212 115,75 b Tỷ trọng ngành trong tổng GTSP % 26,4 28,93 29

Tổng tỷ đồng 14.738 16.212 17.988 110,47 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lương Sơn) Số liệu thống kê về giá trị sản xuất của huyện Lương Sơn cho thấy, tổng giá trị sản phẩm có xu hướng tăng đều qua các năm và có tốc độ phát triển bình quân là 110,47%. Trên địa bàn huyện, nhất là các xã vùng Đông Nam, phía Bắc huyện có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhƣ: Đá vôi, đá xây dựng,đất sét, đá Ba Zan, quặng đa im. Các loại tài nguyên này theo điều tra sơ bộ cho thấy có trữ lượng khá cao và chất lượng tốt ở Lương Sơn và cho phép huyện có thể đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay, ngành khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng đang có xu hướng phát triển tốt. Sản lượng các loại sản phẩm nhƣ xi măng, clin er, tấm lợp, đá xây dựng, gạch nung …

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)