Đánh giá chung về phát triển BHYT toàn dân huyện Lương Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 84 - 87)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về phát triển BHYT toàn dân huyện Lương Sơn

Nhìn vào thực trạng tỷ lệ dân số tham gia BHYT, tình hình thu – chi quỹ BHYT và mạng lưới các cơ sở KCB BHYT của huyện Lương Sơn, có thể thấy trong những năm qua cơ quan BHXH huyện Lương Sơn và Trung tâm Y tế huyện đã làm há tốt công tác chăm sóc sức khỏe y tế cho nhân dân.

Công tác phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển. BHXH huyện đã ý hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với Trung tâm y tế huyện, 20/20 trạm y tế tuyến xã, thị trấn và phòng hám đa khoa khu vực đường 21 đủ điều kiện khám chữa bệnh BHYT ban đầu cho người có thẻ BHYT. BHXH huyện đã bố trí 02 viên chức giám định viên thường trực tại Trung tâm y tế huyện và định kỳ kiểm tra các trạm y tế tuyến xã. Cơ sở vật chất của các trạm y tế xã, thị trấn đã đƣợc đâu tƣ sửa chữa, nâng cấp và xây mới. Đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Việc chi trả chế độ BHYT và thanh quyết toán quỹ BHYT đƣợc thực hiện nghiêm túc, quyền lợi của người tham gia BHYT được mở rộng. Đặc biệt, các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi và đối tượng chính sách luôn đƣợc các cấp, các ngành quan tâm. Tính đến ngày 31/12/2017, tỷ lệ bao phủ BHYT toàn huyện đạt 89,21%. Công tác phát triển BHYT toàn dân của huyện đã từng bước đạt tới sự công bằng trong việc chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người có bệnh, người giàu và người nghèo, người trong độ tuổi lao động, trẻ em và người già.

3.4.2. Những tồn tại, yếu ém

Ngoài những thành quả đã đạt đƣợc nhƣ trình bày ở trên thì công tác phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Sương Sơn còn có một số tồn tại và hạn chế nhƣ sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền về chủ trương và chính sách liên quan đến BHYT, đặc biệt là BHYT hộ gia đình đã đƣợc thực hiện nhƣng còn thiếu thường xuyên; chưa có đội ngũ chuyên trách làm công tác tuyên truyền cho nên hiệu quả và tính thuyết phục của công tác tuyên truyền về BHYT còn chƣa cao.

Thứ hai, tỷ lệ người dân tham gia BHYT còn thấp so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh Hòa Bình (tỷ lệ chung của toàn tỉnh năm 2016 là 92,2%; năm 2017 là 97,4%).

Thứ ba, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn huyện chƣa tham gia hoặc tham gia chƣa đầy đủ việc đóng BHYT cho người lao động; vẫn còn tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHYT mà chƣa có chế tài xử lý hiệu quả.

Thứ 4, việc tham gia BHYT theo hộ gia đình của những hộ gia đình làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình còn hó hăn, do số tiền đóng cùng một thời điểm của tất cả các thành viên trong gia đình là há cao mặc dù đã đƣợc hỗ trợ.

Thứ 5, số lƣợng Y, Bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp tại Trung tâm y tế huyện chƣa đủ để đáp ứng đầy đủ về nhu cầu KCB tại chỗ cho nhân dân.

3.4.3. Nguyên nhân

3.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác tuyên truyền về các chủ trương chính sách liên quan đến BHYT cho các đối tƣợng đã tham gia hoặc chƣa tham gia BHYT tuy đã đƣợc chú trọng, nhƣng triển khai với tần suất còn ít và cách làm chƣa thực sự sâu rộng để những chính sách đó đến đƣợc với từng nhóm đối tƣợng liên quan và người dân.

- Sự phối hợp của các ngành chức năng liên quan trong thực hiện chính sách và triển khai công tác phát triển BHYT đến người dân chưa thực sự gắn kết, đồng bộ và đi vào chiều sâu. Nếu chỉ dựa vào nhân lực riêng của BHXH huyện thì khó có thể giải quyết hết khối lƣợng công việc đồ sộ về BHYT với tổng dân số lên đến gần 10.000 dân của toàn huyện.

- Nhận thức của người sử dụng lao động, nhất là của nhóm đối tƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh về chính sách BHYT toàn dân còn

chưa đầy đủ; còn lợi dụng vào hó hăn chung của cả nước, lợi dụng cơ chế sử phạt trong lĩnh vực BHXH và BHYT chƣa đủ mạnh để chây ỳ không nộp hoặc nộp hông đủ tiền theo số người lao động thực tế tại doanh nghiệp.

- Trình độ chuyên môn còn của cả hai phía còn thấp, bao gồm phía người tham gia BHYT và phía cán bộ làm công tác BHYT. Trình độ chuyên môn cũng nhƣ hiểu biết sâu rộng về chính sách và ý nghĩa của BHYT toàn dân đối với cán bộ làm công này là hết sức quan trọng và cần thiết, để khi có khúc mắc hoặc sự cố xảy ra với đối tượng tham gia BHYT thì có hướng xử lý chính xác và kịp thời.

3.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT còn hạn chế.

- Đội ngũ viên chức giám định viên chuyên trách về BHYT trên địa bàn huyện còn thiêu và mỏng, cả huyện mới chỉ có 2 giám định viên thường trực tại Trung tâm y tế huyện, các tuyến xã chƣa có, dẫn đến việc giám định tại các tuyến xã đặc biệt là các tuyến xã xa trung tâm huyện hông được thường xuyên, làm giảm tính chính xác, hiệu quả và ý nghĩa thực sự của BHYT toàn dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)