Giải pháp phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Lương Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 87 - 92)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Giải pháp phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Lương Sơn

Để mở rộng đối tƣợng tham gia BHYT, nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Lương Sơn cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đối với nhóm đối tƣợng lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: BHXH huyện cần chủ động cần phối hợp UBND huyện, chính quyền địa phương và tổ chức công đoàn cơ sở của doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra, giám sát tình hình kê khai số lao động thực tế đang làm việc trong các doanh nghiệp, tình hình thực hiện chính sách pháp luật về BHYT của các doanh nghiệp, từ đó xây dựng và đề xuất cho áp dụng các giải pháp thích hợp để thu đúng, thu đủ số BHYT của nhóm các đối tƣợng này.

- Đối với nhóm đối tƣợng thuộc hộ gia đình cận nghèo: Mặc dù các đối tƣợng này khi tham gia BHYT toàn dân chỉ phải đóng ở mức 30%, thế nhƣng điều kiện kinh tế thực tế của từng hộ cần nghèo cũng hác nhau, có nhiều khoản phải chi tiêu, nên việc tham gia BHYT của họ cũng là phải suy nghĩ vì không có tiền dƣ giật. Mặt khác, vẫn còn tâm lý e ngại khi sử dụng thẻ BHYT để KCB tại các cơ sở khám chữa bệnh, lo lắng về sự đối xử không công bằng của nhân viên y tế đối với người chữa bệnh theo BHYT. Do vậy, BHXH huyện cần hợp tác và có chương trình hành động cụ thể với chính quyền cấp xã mà trự tiếp là với bộ phận làm công tác chính xách xã hội cấp xã để triển khai BHYT kết hợp với các các chương trình xóa đói giảm nghèo, giúp nông dân có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập để từ đó thực sự thoát nghèo, có kinh tế để tham gia BHYT.

- Đối với nhóm đối tƣợng là những hộ gia đình làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình: Cần tổ chức tuyên truyền, giới thiệu nội dung, ý nghĩa của việc tham gia BHYT, và đặc biệt nêu bật quyền lợi thực sự đƣợc hưởng khi khám chữa bệnh bằng BHYT, khoản nào phải đóng, đóng bao nhiêu phần trăm, hoản nào đƣợc miễn hoàn toàn, đƣợc khám chữa bệnh tại những đâu. Đối với vấn đề này, BHXH huyện cần làm tốt công tác chuẩn bị nội dung tuyên truyền, nhƣ biên soạn các tờ rơi giới thiệu tinh gọn về mục đích, quyền lợi được hưởng hi tham gia (nói đơn giản là mua) BHYT, thủ tục (phải làm gì) để mua đƣợc thẻ BHYT, trên tờ rơi có ghi số điện thoại tƣ vấn và liên lạc khi có nhu cầu tham gia BHYT. BHXH huyện phân công viên chức chuyên trách làm công tác đi phát các tờ rơi này đến từng hộ gia đình và giải thích nếu người dân chưa hiểu, chuẩn bị sẵn các bộ hồ sơ nếu hộ gia đình nào có nhu cầu tham gia có thể thực hiện đƣợc ngay việc đăng ý và hẹn ngày trả kết quả.

3.5.2. Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả mạng lưới cung cấp dịch vụ BHYT

Mạng lưới cung cấp dịch vụ BHYT toàn dân cần phải được các cán bộ làm công tác quản lý và phát triển BHYT toàn dân hiểu nhƣ là chuỗi cửa hàng/đại lý để đưa được sản phẩm cần bán đến người tiêu dùng có nhu cầu, từ đó thay đổi cách tiếp cận và phương thức thực hiện sao cho đạt được hiệu quả cho cả hai bên, đó là người cung cấp dịch vụ hoàn thành được chỉ tiêu đề gia, nhà nước đạt được mục tiêu an sinh xã hội, đối tượng tham gia BHYT đạt đƣợc mục đích giảm chi phí hi đi hám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Để có thể giải quyết được vấn đề này thì BHXH huyện Lương Sơn và Trung tâm Y tế huyện cần nghiên cứu và thực hiện tốt một số công tác sau:

Về công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng quốc gia để từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh của trẻ em ở hiện tại, và nguy cơ mắc bệnh sau này; Tuyên truyền phổ biến kiền thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em; giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; Thực hiện tốt việc định kỳ phun thuốc khử trùng tại các khu vực cống rãnh, ao hồ, bụi dậm để diệt muỗi, bọ gậy,… tránh nguy cơ bùng phát dịch, từ đó giảm số người sốt và mắc bệnh, giảm tải cho các cơ sở KCB.

- Về mở rộng và nâng cao hiệu quả các mạng lưới cung cấp dịch vụ BHYT: Cần xem xét xây dựng chuỗi các đại lý cung cấp dịch vụ BHYT phân bố hợp lý trên địa bàn huyện. Các đại lý này có logo và biểu tƣợng rõ ràng của BHYT giống nhƣ các đại lý, cửa hàng Viettel, Điện Máy Xanh,… trên thị trường, để người dân dễ dàng nhận biết, đến tìm hiểu và đăng ý tham gia.

- Về nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và hiệu quả công tác KCB BHYT toàn dân:

Thứ nhất, cần quán triệt và nhất quán tinh thần „coi việc KCB cho những người có thẻ BHYT với việc KCB cho những người không có thẻ BHYT là bình đẳng nhƣ nhau‟ đến với tất cả hệ thống các bệnh viện, các y bác sĩ và nhân viên làm công tác y tế trong toàn ngành, điểm khác biệt duy nhất là một đằng lấy tiền túi cá nhân ra để chi trả chi phí khám chữa bệnh, một đằng là cơ quan BHXH, BHYT chi trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí KCB.

Thứ hai, ngành y tế lâu nay thường kêu gọi giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên (bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố, trung ƣơng) bằng cách đƣa ra các giải pháp như tăng số giường bệnh, tăng số bác sĩ, tăng cơ sở vật chất cho các bệnh viện tuyến này, thế nhƣng hiệu quả vẫn hông nhƣ mong muốn, thậm trí không muốn nói là càng trầm trọng hơn vào những khi có dịch bệnh bùng phát. Để giải quyết vấn đề này, thì việc tăng cường cơ sở vật chất, thí điểm đầu tƣ xây mô hình các bệnh viện đa hoa tuyến xã thay vì các trạm xá nhƣ hiện nay (giống nhƣ tại các xã, thị trấn cũng có các siêu thị nhƣ ở thành phố, người dân đến mua hàng không phải ra tận thành phố mới mua được hàng).

Các bệnh viện tuyến xã này cần đƣợc đầu tƣ bài bản, có đầy đủ y bác sĩ, các phòng khám, phòng xét nghiệm, phòng phẫu thuật với các trang thiết bị y tế hiện đại nhƣ của các bênh viện tuyến trên, có thể chữa trị đƣợc các bệnh nặng, cấp cứu đƣợc các ca nguy kịch,…, chỉ là quy mô và số lƣợng ít hơn. Tùy thuộc vào dân số và phân bố dân số trên địa bàn huyện mà chọn địa điểm và quyết định xây dựng từ 1 đến 2 bệnh viện kiểu nhƣ vậy. Nếu làm đƣợc việc này sẽ thu hút được những người dân quanh vùng đến khám, chữa bệnh và điều trị, một mặt có thể giải quyết đƣợc tận gốc vấn đề quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, mặt khác sẽ thực hiện đƣợc việc khám chữa bệnh tại chỗ cho người dân, tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở cho người dân khi không phải đi lên bệnh viện tuyến trên chữa trị, thăm nuôi bệnh nhân. Những chi phí này không

đƣợc tính là chi phí KCB nhƣng lại chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi cho quá trình đi KCB của người bệnh, đặc biệt là đối với những người dân nông thôn có thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình. Một khi chất lƣợng công tác khám chữa bệnh tại tuyến cơ sở (hoặc nơi đăng ý KCB ban đầu) tốt lên, có thể chữa trị đƣợc nhiều bệnh, bao gồm cả bệnh nặng thì sẽ khuyến hích và tăng được số người tham gia BHYT, từ đó đạt mục tiêu về tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân.

3.5.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phát triển BHYT

Để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn huyện Lương Sơn, BHXH huyện Lương Sơn ngoài việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo phân cấp của BHXH tỉnh Hòa Bình và BHXH Việt Nam ra, cần nghiên cứu cải cách tổ chức bộ máy thay vì chỉ gồm 3 tổ chung nhƣ hiện nay, thì cần có sự sắp xếp, thay đổi cho phù hợp. Cụ thể nhƣ sau:

- Xem xét, nghiên cứu thành lập thêm “Tổ kế hoạch – thống ê”. Tổ này có nhiệm vụ khảo sát, thống ê các đối tƣợng đang tham gia, chƣa tham gia BHYT, lập kế hoạch để mở rộng và tăng tỷ lệ các đối tƣợng tham gia BHYT toàn dân.

- Tách “Tổ Kế toán - Chi trả và giám định BHYT” thành hai tổ độc lập nhau đó là „Tổ giám định BHYT‟ và „Tổ kế toán - tài vụ‟ nhằm chuyên môn hóa và đảm bảo tính công bằng, khách quan trong quản lý và thu chi quỹ BHYT.

- Định kỳ cử cán bộ viên chức làm công tác chuyên môn đi học tập kinh nghiệm của các địa phương, hoặc tham gia lớp tập huấn về công tác phát triển BHYT toàn dân do tỉnh hoặc trung ƣơng tổ chức.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)