Cơ sở thực tiễn về công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh điện biên (Trang 38 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước

1.2.1. Kinh nghiệm quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành ở một số tỉnh ở nước ta

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Công tác quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, trong năm 2016, các Sở ban ngành, UBND các huyện, thành, thị và các chủ đầu tư trong tỉnh đã cố gắng, nỗ lực tập trung vào công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành nên công tác quyết toán dự án hoàn thành trên địa bàn tỉnh đã thực sự chuyển biến tích cực ở tất cả các khâu: Lập báo cáo quyết toán, trình thẩm tra quyết toán và công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Kết quả trong năm 2016, toàn tỉnh đã thực hiện thẩm tra, quyết toán được 1.591 dự án, công trình , với tổng mức đầu tư là: 6.661 tỷ đồng, tổng giá trị đề nghị quyết toán là: 6.139 tỷ đồng, tổng giá trị quyết toán được duyệt là: 6.065 tỷ đồng; Giá trị giảm trừ quyết toán so với giá trị đề nghị quyết toán: 74 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ: 1,21%. (Số công trình được quyết toán trong năm 2017 tăng 44% so với cùng kỳ năm trước; Năm 2015 quyết toán được 1.107 công trình). Kết quả đạt được như trên thể hiện 1 sự nỗ lực lớn của các đơn vị đối với công tác quyết toán.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh còn tồn đọng nhiều công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán. Trong đó: Các dự án, công trình hoàn thành đang trong thời gian lập báo cáo quyết toán: 214 dự án, công trình, với tổng mức đầu tư: 633 tỷ đồng, tổng số vốn đã thanh toán: 388 tỷ đồng; Các dự án, công trình hoàn thành đã nộp báo cáo đang trong thời gian thẩm tra tại cơ quan tài chính các cấp là: 146 dự án, công trình với tổng mức đầu tư: 2.594 tỷ đồng, tổng giá trị trình quyết toán: 1.399 tỷ đồng, tổng số vốn đã thanh toán: 1.318 tỷ đồng; Các dự án, công trình hoàn thành chủ đầu tư chậm quyết toán: 135 dự án, công trình với tổng mức đầu tư: 1.039 tỷ đồng, số vốn đã thanh toán 735 tỷ đồng.

Như vậy, đến thời điểm 31/12/2016 còn 135 dự án, công trình chậm quyết toán gồm 129 dự án, công trình hoàn thành trước năm 2014, 06 dự án, công trình hoàn thành trong năm 2016. Trong đó, những dự án, công trình chủ đầu tư chậm lập

báo cáo quyết toán kéo dài trong nhiều năm như: Dự án Bể bơi Việt Trì (chậm 56 tháng); Dự án trung tâm phát thanh - truyền hình (chậm 48 tháng; Dự án cải tạo, nâng cấp trường chính trị tỉnh (chậm 80 tháng); Hệ thống điện chiếu sáng KCN Thụy vân giai đoạn 1 (chậm 120 tháng); Nhà thường trực, tròi canh có đèn (chậm 98 tháng); Trạm xử lý nước thải KCN Thụy Vân, công suất 5.000 m3/ngày (chậm 86 tháng)...

Trong tổng số 135 dự án, công trình chủ đầu tư chậm quyết toán có 08 dự án, công trình có khó khăn, vướng mắc không hoàn thiện được hồ sơ quyết toán theo quy định, đặc biệt có những công trình không còn hồ sơ xây dựng, không liên lạc được với đơn vị thi công như công trình:

1. Thiết bị của Trung tâm quy hoạch và kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phú Thọ.

2. Nhà thường trực, chòi canh có đèn - KCN Thụy Vân GĐ 1.

3. Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Thụy Vân giai đoạn 3, phần còn lại của giai đoạn 2, điện chiếu sáng và phần còn lại của gói thầu số 4 đường nội thị Việt Trì, tuyến Vân Phú – Thụy Vân.

4. Dự án cải tạo nâng cấp đường Bến Sơn - Cầu 19/5 (10 gói thầu).

5. Nhà làm việc UBND xã Đông Thành, huyện Thanh Ba;

6. San nền, kè chắn đất Trung tâm học tập cộng đồng xã Thái Ninh.

7.Trung tâm học tập cộng đồng xã Thái Ninh.

8. Nhà lớp học 05 phòng Trường Mầm non Điêu Lương, huyện Cẩm Khê Nguyên nhân dẫn đến chậm quyết toán các công trình dự án là do:

* Nguyên nhân khách quan:

+ Do cơ chế về quản lý đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập, thường xuyên thay đổi. Công tác quán triệt các văn bản chế độ mới chưa kịp thời gây lúng túng cho các cơ quan quản lý chuyên ngành và các chủ đầu tư. Việc điều chỉnh giá của nhiều dự án, công trình chưa được chủ đầu tư hoàn tất thủ tục pháp lý nên chưa quyết toán được gây tình trạng chậm quyết toán.

+ Do hiện nay không có quy định tạm giữ chờ quyết toán thì khi đã được cấp

vốn tương ứng khối lượng mà nhà thầu thực hiện thì một số nhà thầu lảng tránh việc lập sơ hoàn công, hồ sơ quyết toán và hoàn thiện chứng từ thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà thầu.

* Nguyên nhân chủ quan:

+ Một số Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị hàng năm được cấp thẩm quyền giao vốn đầu tư XDCB, trong quá trình quản lý, triển khai thực hiện dự án chưa quán triệt đầy đủ và làm hết trách nhiệm của mình trong việc chấp hành các quy định của Nhà nước cũng như các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác quyết toán dự án hoàn thành, chỉ đạo chưa quyết liệt còn coi nhẹ công tác này. Việc phân công, luân chuyển cán bộ ở một số đơn vị chưa xét đến mức độ ảnh hưởng đến công tác quyết toán những dự án tồn tại; công tác quyết toán chưa được đặt thành chỉ tiêu đánh giá cán bộ công chức và bình xét thi đua khen thưởng hàng năm của đơn vị.

+ Do năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế, chưa tuân thủ về quy trình, trình tự thủ tục trong đầu tư xây dựng cơ bản, chưa thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình, còn thiếu trách nhiệm, chưa quan tâm đúng mức đối với công tác quyết toán, việc phân công và phối hợp với các đơn vị có liên quan tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại quyết toán dự án hoàn thành chưa được thực hiện một cách triệt để và quyết liệt nhất là các chủ đầu tư cấp xã nên đến nay một số công trình không hoàn thiện được hồ sơ quyết toán do các nhà thầu bị phá sản, không có hóa đơn chứng từ quyết toán, thất lạc hồ sơ quyết toán, không liên lạc được với nhà thầu để ký quyết toán A-B, do thay đổi bộ máy quản lý nên không hoàn thiện được hồ sơ….

+ Do một số nhà thầu chưa quan tâm và chưa phối hợp với các chủ đầu tư, còn chây ì không thực hiện lập và cung cấp hồ sơ thuộc chức năng nhiệm vụ của mình mặc dù đã được chủ đầu tư đôn đốc. Ví dụ như: Công ty cổ phần xây lắp điện nước Phú Thọ, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Quảng, Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Sông Hồng, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Thanh Thuỷ, ...

+ Một số nhà thầu tư vấn năng lực còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu công việc của chủ đầu tư dẫn đến việc lập dự án, lập dự toán, hồ sơ mời thầu còn sai

sót, do vậy phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần đối với một dự án, nhưng việc hoàn tất các thủ tục pháp lý không đảm bảo quy định dẫn đến dự án thực hiện kém hiệu quả, kéo dài thời gian thực hiện dự án, ảnh hưởng đến thời gian hoàn thiện hồ sơ quyết toán.

+ Một số dự án đã hoàn thành nhưng chưa được bố trí vốn hoặc được bố trí vốn với tỷ lệ rất nhỏ so với tổng mức đầu tư, còn tồn đọng vốn lớn nên nhà thầu có tư tưởng không muốn làm quyết toán để tránh việc nộp thuế.

+ Việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo của một số ngành, một số huyện và chủ đầu tư chưa đảm bảo chất lượng: Số lượng công trình tồn đọng chưa thật chính xác, chưa phản ánh kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong công tác quyết toán công trình hoàn thành đến các cấp lãnh đạo để tìm biện pháp tháo gỡ. Đã gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như việc tổng hợp, đôn đốc, theo dõi các chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán công trình hoàn thành.

+ Việc xử lý vi phạm trong công tác quyết toán theo Chỉ thị 27/CT-TTg chưa được các cấp lãnh đạo của các Sở, cơ quan thuộc tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố quan tâm và chưa thực hiện một số các biện pháp xử lý vi phạm.

Để đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư DAHT sử dụng vốn Nhà nước;

tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị triển khai thực hiện ngay một số giải pháp sau:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung chỉ đạo giải quyết những vấn đề tồn đọng, vướng mắc trong công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng dự án, công trình chậm quyết toán.

- Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án từ cấp tỉnh đến cấp xã; đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã. Kiện toàn các Ban quản lý dự án đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ theo quy định;

- Đối với các huyện các đơn vị còn tồn đọng nhiều công trình chưa quyết toán và có nhiều vướng mắc trong hồ sơ quyết toán công trình đề nghị thành lập ban chỉ đạo quyết toán để xử lý dứt điểm tình trạng chậm quyết toán, ví dụ như: UBND thành phố Việt Trì, UBND thị xã Phú Thọ, UBND huyện Thanh Ba.

- Đối với các dự án bị thất lạc hoặc không có đủ hồ sơ quyết toán: Đề Chủ đầu tư xác định rõ nguyên nhân,kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan.

Đồng thời yêu cầu nhà thầu phối hợp với chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán A-B, trường hợp nhà thầu không phối hợp thì gửi công văn yêu cầu thời hạn cụ thể (hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng), quá hạn nhà thầu không thực hiện thì báo cáo cấp trên có thẩm quyền và đề nghị cho phép quyết toán theo báo cáo của chủ đầu tư.

- Đối với các nhà thầu không phối hợp với chủ đầu tư thực hiện hoặc trốn tránh làm các thủ tục quyết toán, yêu cầu chủ đầu tư báo cáo UBND tỉnh để đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng cấm tham gia đấu thầu, chỉ thầu các dự án trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu xây dựng trong việc chấp hành quy định về nghiệm thu, lập hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng, hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành. Đồng thời thực hiện nghiêm quy định xử lý vi phạm trong công tác quyết toán DAHT theo quy định.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Thời gian qua, việc thực hiện quyết toán các dự án, công trình đã hoàn thành được các cấp, ngành chức năng, đơn vị, nhà thầu chú trọng thực hiện và có những chuyển biến tích cực, giúp nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước được minh bạch, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vẫn còn những dự án, công trình chậm quyết toán ảnh hưởng đến việc quản lý vốn đầu tư của Nhà nước, quản lý ngân sách và phát triển KT-XH của tỉnh, cần xử lý nghiêm theo quy định của Nhà nước và của tỉnh.

Theo số liệu rà soát của Sở KH&ĐT, từ 1/1/2011 đến 30/6/2017, toàn tỉnh có 407 dự án chậm lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Trong đó, số dự án chậm làm báo cáo quyết toán dự án hoàn thành dưới 24 tháng là 109 dự án, giảm 26% so

với thời điểm 31/12/2016; trên 24 tháng là 298 dự án, tăng 40,5% so với thời điểm 31/12/2016; có 199 nhà thầu có các công trình chậm lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Mặc dù các cấp, các ngành và các đơn vị chủ đầu tư có nhiều cố gắng, tuy nhiên, việc lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành chưa đạt yêu cầu đề ra. Phần lớn UBND các huyện, thành, thị, và UBND các xã, phường, thị trấn được giao làm chủ đầu tư đều có công trình dự án chậm làm thủ tục phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, kể cả các chủ đầu tư là các Ban quản lý dự án chuyên nghiệp có đầy đủ năng lực kinh nghiệm trong quản lý và thực hiện dự án.

Việc chậm làm các thủ tục phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý vốn đầu tư (mất vốn), quản lý ngân sách và tình hình phát triển KT-XH của tỉnh như không đánh giá được quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại; không tính khấu hao tài sản, không xác định được trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến quá trình đầu tư…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm quyết toán các công trình, dự án hoàn thành. Ngoài những nguyên nhân khách quan do hệ thống văn bản liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập và thường xuyên thay đổi nên rất khó khăn trong công tác quản lý cũng như thanh quyết toán các dự án.

Nguyên nhân chính của chậm quyết toán dự án hoàn thành là do thời gian qua, tỉnh đầu tư nhiều dự án, phân cấp đầu tư quá mạnh trước khi có Luật Đầu tư công, trong khi cấp quyết định đầu tư không cân đối được các nguồn vốn cho dự án dẫn đến dàn trải, kéo dài, chậm quyết toán. Một số chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý các dự án, nhiều cán bộ quản lý dự án kiêm nhiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án và quyết toán dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Các chủ đầu tư chưa chấp hành nghiêm công tác báo cáo giám sát đầu tư theo quy định. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng một số dự án còn khó khăn, chế độ chính sách còn có nhiều thay đổi, dự án phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần. Một số chủ đầu tư (chủ yếu ở cấp xã) còn thiếu trách nhiệm, giao hết cho đơn vị tư vấn,

nhà thầu xây dựng, không thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá trong quá trình thực hiện đầu tư, công tác quyết toán nên các báo cáo quyết toán chưa đầy đủ.

Một số đơn vị tư vấn thiết kế, thẩm tra năng lực còn hạn chế, chất lượng hồ sơ còn nhiều sai sót nên hồ sơ trình duyệt phải chỉnh sửa nhiều lần ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án cũng như gây khó khăn trong quá trình thanh quyết toán các dự án hoàn thành. Việc quản lý, lưu trữ hồ sơ đầu tư XDCB tại một số đơn vị chưa được chú trọng, qua quá trình thay đổi cơ cấu tổ chức dẫn đến thất lạc hồ sơ.

Để tiếp tục đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các công trình xây dựng, đồng thời thực hiện xử lý nghiêm các đơn vị chậm lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của Nhà nước và của tỉnh, Sở Tài chính đã đề xuất UBND tỉnh cho đăng tải công khai danh sách các chủ đầu tư và nhà thầu có dự án/hạng mục/gói thầu chậm lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trên 24 tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với các nhà thầu không phối hợp với chủ đầu tư thực hiện hoặc trốn tránh làm các thủ tục quyết toán, thực hiện đúng theo quy định tại Chỉ thị số 27 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước “không cho phép nhà thầu đang có hợp đồng vi phạm quy định về lập hồ sơ quyết toán hợp đồng được tham gia đấu thầu dự án mới”.

Không giao dự án đầu tư mới cho chủ đầu tư, ban quản lý dự án có từ 1 công trình, dự án có quyết định phê duyệt dự án từ 1/1/2011 đến nay, chậm quyết toán từ 24 tháng trở lên. Đưa nội dung thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và bình xét thi đua, khen thưởng đối với cá nhân, tập thể và người đứng đầu các cơ quan đơn vị của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán.

Đối với các dự án, công trình hiện đang còn vướng mắc: Trường hợp dự án do chủ đầu tư, ban QLDA sáp nhập, chia tách thì đơn vị kế thừa hoặc tiếp nhận dự án chịu trách nhiệm lập báo cáo quyết toán. Trường hợp cần phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư thì cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khẩn trương xem xét, phê duyệt theo quy định để sớm thẩm tra, phê duyệt quyết toán; trường hợp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh điện biên (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)