CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các tài liệu và số liệu thứ cấp được thu thập trên website, sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố và các báo cáo tổng kết, hội nghị của các cấp, các ngành và các số liệu thực tế tại các cơ quan thống kê trung ương và địa phương (như Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Điện Biên), các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan khác:
Tài liệu thu thập được gồm:
- Các tài liệu thống kê về liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành bằng nguồn NSNN của tỉnh Điện Biên từ năm 2019 - 2021.
- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Các tài liệu thống kê về tình hình thu chi ngân sách nhà nước tỉnh Điện Biên từ năm 2019 - 2021.
- Các tài liệu thống kê về đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước từ năm 2019 - 2021.
- Các tài liệu thống kê về tổng mức đầu tư, tổng các công trình đầu tư XDCB hoàn thành đã quyết toán, chưa quyết toán từ năm 2019 - 2021.
- Các tài liệu thống kê có liên quan đến công tác quản lý, giám sát, thanh tra,
kiểm toán công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN của tỉnh Điện Biên từ năm 2019 - 2021.
- Các bài báo tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, quản lý, thuế.
- Các Nghị quyết trung ương, các Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng, Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành về đầu tư XDCB.
- Các quyết định của UBND tỉnh Điện Biên, các báo cáo hàng năm, sơ kết 5 năm.
Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng quyết toán dự án hoàn thành bằng nguồn NSNN của tỉnh Điện Biên, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác quyết toán hoàn thiện tốt hơn.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ phân tích thực trạng quyết toán dự án hoàn thành sử dụng NSNN tại tỉnh Điện Biên, tác giả tiến hành điều tra để thhu thập thông tín sơ cấp.
- Đối tượng khảo sát: các chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến công tác quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn NSNN tại Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Sở Giao thông vận tải – xây dựng và Sở kế hoạch đầu tư tính đến 30/6/2022 có số lượng là 163 người, Để đảm bảo tính tổng thể của mẫu, luận văn tiến hành khảo sát tổng thể 163 mẫu. Cụ thể:
STT Cơ quan quản lý Nhà nước Số lượng mẫu
1 Sở Tài chính 48
2 Kho bạc Nhà nước 44
3 Sở Giao thông vận tải – xây dựng 34
4 Sở Kế hoạch đầu tư 37
Tổng số 163
- Nội dung bảng hỏi:
Mục đích của bảng câu hỏi điều tra là để đánh giá về thanh toán, quyết toán các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Vì vậy, các câu hỏi trong bảng câu hỏi tập trung vào 3 nội dung:
+ Phần 1: Các thông tin cá nhân của đối tượng điều tra
+ Phần 2: đánh giá về công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng NSNN + Phần 3: Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng NSNN tại tỉnh Điện Biên.
- Thang đo của bảng hỏi:
Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ từ Hoàn toàn không đồng ý”
đến “Hoàn toàn đồng ý” để đo lường đánh giá của khách hàng về các nhận định liên quan đến công tác quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Điện Biên.
Ý nghĩa của thang đo:
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5 -1)/5= 0.8 Ý nghĩa của giá trị trung bình đối với thang đo đánh giá ảnh hưởng:
1.00 - 1.80 Rất không đồng ý ~ Tác động tiêu cực với mức độ rất nhiều 1.81 - 2.60 Không đồng ý ~ Tác động tiêu cực với mức độ nhiều
2.61 - 3.40 Bình thường ~ Tác động không rõ ràng về mức độ và tính chất 3.41 - 4.20 Đồng ý ~ Tác động tích cực với mức độ nhiều
4.21 - 5.00 Rất đồng ý ~ Tác động tích cực với mức độ rất nhiều 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin
- Phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào 1 hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất.
Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính
toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chính phân tổ theo dự án, phân tổ theo địa phương, phân tổ theo nguồn vốn...
Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với quyết toán dự án hoàn thành bằng nguồn NSNN của tỉnh Điện Biên.
- Bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
- Các thông tin sau khi được thu thập, phân tổ thì được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính để đảm bảo tính chính xác.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Trong đề tài này, các phương pháp phân tích thông tin được sử dụng bao gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh...
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này, được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.
Tác giả thực hiện thống kê các số liệu phản ánh về tình hình thực hiện quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn NSNN tỉnh Điện Biên.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp này để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau. Từ đó, người nghiên cứu chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu liên quan đến vốn xây dựng cơ bản các dự án hoàn thành bằng nguồn NSNN tại tỉnh Điện Biên từ năm 2019 - 2021. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng trưởng, số tương đối, số tuyệt đối trong các giai đoạn khác nhau.