CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình dự án hoàn thành từ nguồn vốn NSNN
- Tình hình đầu tư XDCB trên địa bàn từ nguồn vốn khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước
- Tình hình các dự án hoàn thanh từ nguồn vốn NSNN gồm:
+ Số lượng các dự án hoàn thành từ NSNN.
+ Tổng số vốn đầu tư cho các dự án hoàn thành từ NSNN.
2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh công tác quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn NSNN
2.3.2.1. Công tác lập báo cáo quyết toán
- Số dự án chưa lập báo cáo quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN: Thời gian chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành trình phê duyệt được tính từ ngày dự án, công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng đến ngày chủ đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.
- Sự chính xác của báo cáo quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN.
2.3.2.2. Cơ chế thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn NSNN
- Tổng mức chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán độc lập.
Chi phí kiểm toán độc lập là chi phí thuộc nội dung chi phí khác trong tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc điều chỉnh) của dự án, giá trị quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành.
- Thời gian thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành: tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán nhận đủ hồ sơ quyết toán đến ngày trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
- Văn bản quy định quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN rõ ràng, được ban hành kịp thời.
2.3.2.3. Thẩm tra phê duyệt quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN
- Tính chính xác trong thẩm tra phê duyệt quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN
- Trình tự thẩm tra phê duyệt quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN phù hợp, đầy đủ nội dung
- Hồ sơ quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN khoa học, đầy đủ.
2.3.2.4. Thực trạng phê duyệt quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN - Số dự án hoàn thành đã thẩm tra phê duyệt quyết toán.
- Vốn đầu tư dự án hoàn thành đề nghị quyết toán: là toàn bộ chi phí thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng dự án do chủ đầu tư đề nghị được quyết toán.C - Vốn đầu tư dự án hoàn thành được quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình, của dự án vào khai thác, sử dụng.
- Tỷ lệ giảm trừ qua quyết toán dự án hoàn thành được tính theo công thức:
Tỷ lệ giảm trừ quyết toán =
Tổng giá trị quyết toán được phê duyệt - Tổng giá trị
đề nghị quyết toán *100
Tổng giá trị đề nghị quyết toán
Tỷ lệ giảm trừ quyết toán cho biết tỷ lệ vốn đầu tư bị Nhà nước từ chối quyết toán do những lỗi từ phía chủ đầu tư. Tỷ lệ này phản ánh được mức độ tiết kiệm cho NSNN trong đầu tư XDCB.
- Số lượng các dự án hoàn thành nộp hồ sơ quyết toán đúng hạn và số lượng các DAHT chậm phê duyệt quyết toán.
- Thời gian phê duyệt quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN đảm bảo đúng quy định
- Kết quả phê duyệt quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN giúp tiết kiệm nguồn vốn NSNN
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Khái quát về tỉnh Điện Biên
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Điện Biên a. Vị trí địa lý
Tỉnh Điện Biên được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 “Về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh” ngày 26-11-2003 của Quốc hội khoá XI. Tỉnh Lai Châu (cũ) được chia thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên.
Điện Biên là tỉnh miền núi, vùng biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km, trên toạ độ địa lý 20054’ – 22033’ vĩ độ Bắc, 102010’ – 103056’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu; phía Đông – Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với đường biên giới dài 38,5 km; phía Tây – Tây Nam giáp với tỉnh Luông Pha Băng và Phong Sa Lỳ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với đường biên giới dài 360 km. Điện Biên có diện tích tự nhiên 9.562,9 km2 (≈ 2,9% diện tích cả nước); Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính trực thuộc là: Thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay, các huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa. Tỉnh lỵ đặt tại Thành phố Điện Biên Phủ.
b. Địa hình
Điện Biên có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, mức độ chia cắt ngang và chia cắt sâu lớn; được cấu tạo bởi những dãy núi cao và các thung lũng, sông suối nhỏ, hẹp và dốc phân bố khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Xen giữa núi và cao nguyên là các thung lũng hoặc lòng chảo có bề mặt tương đối bằng phẳng, những dạng địa hình này chiếm phần diện tích không lớn. Đáng chú ý nhất là lòng chảo Điện Biên Phủ rộng khoảng 150.000 ha với bề mặt bằng phẳng, có nguồn gốc tích tụ trầm tích tạo nên cánh đồng Mường Thanh. Đây là cánh đồng rộng nhất trong 4 cánh đồng vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc) với diện tích hơn 4.000 ha lúa
nước, là vùng lúa trọng điểm của tỉnh. Bên cạnh đó, huyện Tuần Giáo cũng có nhiều cánh đồng có khả năng thâm canh và tăng năng xuất lúa nước. Các cao nguyên Si Pa Phìn (Mường Chà), Tả Phình (Tủa Chùa)… thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Điện Biên
(Nguồn: UBND tỉnh Điện Biên)
Điện Biên có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và cấu trúc kiến tạo phức tạp.
Tại Điện Biên có nhiều đứt gãy sâu phân đới khiến cho các hiện tượng như lũ lụt, động đất… xảy ra. Đồng thời các đứt gãy này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phân bố khoáng sản, động đất cũng như phân bố các vùng trượt lở
trên địa bàn tỉnh.
Sự đa dạng và phức tạp về điạ chất đã tạo sự phong phú về loại hình khoáng sản. Đó là năng lượng, khoáng chất công nghiệp, kim loại, nước khoáng và nước khoáng nóng… Trong đó đặc biệt trữ lượng về than, vật liệu sản xuất xi măng, nguồn nước khoáng chất lượng cao có thể khai thác với quy mô lớn. Nguồn than mỡ khu vực huyện Điện Biên và Điện Biên Đông; khoáng sản thuộc các nhóm vật liệu xây dựng thông thường, làm nguyên liệu sản xuất xi măng ở Tuần Giáo, Tủa Chùa; sắt, đồng, Ăng ty moan thuộc huyện Mường Chà; chì – kẽm ở huyện Tuần Giáo, huyện Tủa Chùa; vàng ở huyện Điện Biên Đông, đá vôi ở huyện Điện Biên…. Các kim loại màu như chì, kẽm, nhôm, sắt, đồng …phân bổ nhiều nơi trên địa bàn của tỉnh.
c. Khí hậu
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng.
d. Sông ngòi
Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn là sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Trong đó: Sông Đà ở phía Bắc tỉnh (giáp với tỉnh Lai Châu mới) bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua các huyện: Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay, hệ thống sông Mã có các phụ lưu chính là sông Nậm Khoai (huyện Tuần Giáo) và sông Nậm Mạ (huyện Điện Biên), hệ thống sông Mê Kông với các nhánh chính là sông Nậm Rốm, Nậm Núa. Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ Bắc huyện Điện Biên qua thành phố Điện Biên Phủ - Pa Thơm (huyện Điện Biên) rồi chảy sang Lào. Sông Nậm Núa bắt nguồn từ Mường Nhà chảy theo hướng Nam - Bắc sau đó chuyển sang hướng Đông - Tây và gặp sông Nậm Rốm ở lòng chảo Điện Biên rồi chảy sang Lào.
e. Đất đai
Đất đai tỉnh Điện Biên phong phú, đa dạng với nhiều quá trình hình thành khác nhau. Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia thành 7 nhóm chính, đó là: Đất phù sa (12.622,13ha), đất đen vùng nhiệt đới (95,22 ha), đất đỏ vàng hay còn gọi là đất Feralit (629.806,26ha), đất mùn - vàng đỏ trên núi (291.818,08ha), đất mùn Alít trên núi cao (1.136,35 ha), đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (1.467,04 ha) và đất dốc tụ (1.460,64 ha).
f. Tài nguyên thiên nhiên
Điện Biên có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cụ thể:
- Tài nguyên nước
Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của cả nước là: Sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Nguồn tài nguyên nước mặt rất phong phú với hơn 10 hồ và hơn 1.000 sông, suối lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều. Sông suối ở
Điện Biên nhiều, nguồn nước tương đối dồi dào. Đây là nguồn nước chủ yếu mà hiện nay Điện Biên đang khai thác và sử dụng; Nguồn nước ngầm của tỉnh Điện Biên được tập trung chủ yếu ở các thung lũng lớn như huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Các thung lũng này có trữ lượng nước ngầm khá lớn và hình thành túi đựng nước ở độ sâu từ 20 đến 200m. Do đó, Điện Biên có tiềm năng thủy điện:
Theo khảo sát sơ bộ, tại Điện Biên có nhiều điểm có khả năng xây dựng nhà máy thuỷ điện, trong đó đáng chú ý là các điểm: Thuỷ điện Mùn Chung trên suối Nậm Pay, thuỷ điện Mường Pồn trên suối Nậm Ty, thuỷ điện Nậm Mức trên sông Nậm Mức, thuỷ điện Nậm He trên suối Nậm He, thuỷ điện Nậm Pồ trên suối Nậm Pồ, hệ thống thuỷ điện trên sông Nậm Rốm, Nậm Khẩu Hú... Tuy nhiên, việc khai thác các tiềm năng này còn ở mức khiêm tốn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có một số nhà máy thuỷ điện như Nà Lơi 9.300KW, thác Bay 2.400KW, Thác trắng 6.200KW, Nậm Mức 44Mw đang được xây dựng và khai thác khá hiệu quả.
- Tài nguyên đất
Điện Biên có tổng diện tích đất tự nhiên là 956.290,37ha. Trong đó, có các nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi.
Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và
cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 108.158 ha, chiếm 11,32% diện tích đất tự nhiên; trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 309.765 ha, chiếm 32,42% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chuyên dùng 6.053 ha, chiếm 0,68% diện tích đất tự nhiên.
Ngoài ra, Điện Biên còn có 528.320 ha đất chưa sử dụng, chiếm 55,3% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi (96,9%). Đặc biệt cánh đồng Điện Biên rộng lớn với đất đai màu mỡ, được coi là vựa lúa của vùng Tây Bắc, nếu được đầu tư thoả đáng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ trở thành nơi sản xuất lúa gạo chất lượng cao của cả nước để xuất khẩu.
- Tài nguyên rừng
Toàn tỉnh có 348.049 ha đất rừng, đạt tỷ lệ che phủ 37%. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: Lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơ mu...
Ngoài ra, còn có các loại cây đặc sản khác như cánh kiến đỏ, song mây... Không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, rừng Điện Biên còn có 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật lượng cư, 25 loài bò sát và 50 loại cá đang sinh sống.
- Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên chưa được thăm dò đánh giá sâu về trữ lượng và chất lượng. Tuy nhiên, qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho thấy, Điện Biên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu..., nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh.
Đặc biệt, nói tới Điện Biên là nói tới một địa danh gắn liền với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cùng với các giá trị văn hoá đậm đà bản sắc của các dân tộc cùng các danh thắng, đã tạo cho Điện Biên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, hấp dẫn và là tỉnh giàu tiềm năng du lịch.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Dân số - dân tộc
Dân số toàn tỉnh đến nay trên 55 vạn người gồm 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 37,99 %, dân tộc Mông chiếm 34,8 %, dân tộc Kinh chiếm 18,42 %, dân tộc Khơ Mú 3,3%, còn lại là các dân tộc khác.
b. Phát triển kinh tế
Điện Biên có ví trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. Điện Biên nối với đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận bằng quốc lộ 6 và 12, đường thuỷ là hệ thống sông Đà, và tuyến hàng không Hà Nội - Điện Biên đang được nâng cấp và mở rộng.
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài 38,5 km:
+ Trên tuyến biên giới Việt - Lào: ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Đặc biệt cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước đã được Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.
+ Trên tuyến biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu Quốc gia sẽ là lợi thế rất lớn để Điện Biên phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao lưu hợp tác với các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.
Tỉnh Điện Biên có di tích lịch sử Điện Biên Phủ, khu chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa – lịch sử.
Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: khu chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, các cứ điểm Him Lam, bản Kéo, Độc Lập; các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (khu hầm Đờcát …là tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch và nghiên cứu lịch sử, bên cạnh đó tỉnh còn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: hồ Pa Khoang, suối khoáng nóng Hua Pe, hồ U Va, thác Mường Luân, bia Lê Lợi, thành Bản Phủ…Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 21 dân tộc anh em sinh sống với những nét văn hoá đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, rất thích hợp để phát triển du lịch văn hoá.
3.1.3. Tình hình dự án hoàn thành từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019 - 2021
Trong những năm qua, công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển đã được Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các cơ chế chính sách khyến khích, ưu đãi đầu tư huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân. Tổng vốn đầu tư đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước trong giai đoạn 2019-2021 đạt 4.822 tỷ đồng (trung bình 1.607 tỷ đồng/năm). Trong đó vốn đầu tư cho XDCB là 4.794 tỷ đồng (trung bình 1.598 tỷ đồng/năm). Nguồn vốn ngân sách đã được đầu tư theo quy hoạch; tương đối tập trung, hiệu quả và đảm bảo cơ cấu phù hợp giữa các ngành, các vùng miền, đặc biệt là đầu tư tập trung cho các dự án trọng điểm ở các vùng trọng điểm, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực miền núi, xoá đói giảm nghèo…
- Tình hình đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Bảng 3.1. Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung 2019 2020 2021 So sánh
2020/2019
So sánh 2021/2020 Tổng cộng 7.439.610 7.687.730 9.424.450 3,34 22,59 - Vốn khu vực nhà
nước 3.748.350 4.972.380 4.869.010 32,66 -2,08
- Vốn khu vực ngoài
nhà nước 3.691.260 2.715.350 4.485.440 -26,44 65,19 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019 - 2021 là 24.551,8 tỷ đồng. Gồm: Vốn khu vực nhà nước là 13.589,74 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 55,35%; Vốn khu vực ngoài nhà nước là 10.892,05 tỷ đồng, chiếm 44,65%. Cùng với đó tỉnh đã có nhiều chính sách kêu gọi thu hút đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn để đạt mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh nhà.