Thực trạng quyết toán dự án đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN tại Sở tài chính tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh điện biên (Trang 60 - 77)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quyết toán dự án đầu tư XDCB hoàn thành bằng nguồn NSNN tại Sở tài chính tỉnh Điện Biên

3.2.1. Thực trạng công tác lập báo cáo quyết toán

Trong thời gian qua các chủ đầu tư được giao quản lý các dự án thường chậm trễ trong việc lập hồ sơ báo cáo quyết toán dự án hoàn thành để gửi cơ quan Tài chính các cấp thẩm tra quyết toán theo quy định. Vẫn còn một số dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được Chủ đầu tư lập hồ sơ báo cáo quyết toán theo đúng nội dung và thời gian quy định.

Số liệu báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Điện Biên về các dự án chưa lập hồ sơ báo cáo từ năm 2019 – 2021 cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Số dự án chưa lập báo cáo quyết toán giai đoạn 2019-2021

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

So sánh 2020/2019

So sánh 2021/2020 Số dự án đã lập báo cáo 315 214 197 -32,06 -7,94

- Cấp huyện, TP 102 87 75 -14,71 -13,79

- Cấp tỉnh 213 127 122 -40,38 -3,94

Số dự án chưa lập báo

cáo 523 296 218 -43,40 -26,35

- Cấp huyện, TP 194 121 103 -37,63 -14,88

- Cấp tỉnh 329 175 115 -46,81 -34,29

Tổng dự án chưa

quyết toán 838 510 415 -39,14 -18,63

Nguồn: Báo cáo Sở Tài chính Điện Biên Trong giai đoạn 2019 – 2021, cả tỉnh có 1763 dự án chưa quyết toán trong đó

có 726 dự án đã lập báo cáo quyết toán, còn lại 1037 dự án chưa lập báo cáo quyết toán. Sở Tài chính đã kịp thời rà soát, tổng hợp những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong công tác quyết toán dự án hoàn thành của năm trước để đề xuất giải pháp tháo gỡ những hạn chế cho năm sau. Đồng thời, cơ quan Tài chính các cấp cũng chủ động đôn đốc, hướng dẫn các nhà thầu và chủ đầu tư lập và hoàn thiện báo cáo quyết toán. Tuy nhiên, tình trạng chậm trễ trong lập báo cáo quyết toán vẫn chưa được cải thiện.

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm trễ lập báo cáo quyết toán là do: Quy định của Chính phủ, các Bộ chưa đồng nhất hoặc chưa được hướng dẫn kịp thời dẫn đến khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện; các dự án chậm tiến độ; điều chỉnh, bổ sung khối lượng chưa báo cáo cấp có thẩm quyền; thất lạc hồ sơ khảo sát – thiết kế; nhà thầu không phối hợp với Chủ đầu tư lập hồ sơ báo cáo quyết toán hoặc đã giải thể không còn hoạt động. Mặt khác việc thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh còn chậm trễ, một số đơn vị chưa phối hợp với cơ quan Tài chính xử lý dứt điểm đối với những công trình đã có sự chỉ đạo cụ thể hoặc chưa phối hợp trong việc rà soát những khó khăn vướng mắc để báo cấp có thẩm quyền.

Xét theo từng cấp quản lý ta thấy, số dự án chưa lập báo cáo quyết toán ở cấp tỉnh (Sở Tài chính) đều nhiều hơn cấp huyện, thành phố. Tuy nhiên xét về tỷ trọng dự án chưa lập báo cáo quyết toán trong tổng số dự án chưa quyết toán ở từng cấp cho thấy, tỷ trọng này ở cấp huyện, thành phố thấp hơn cấp tỉnh. Cụ thể, trong giai đoạn 2019-2021, ở cấp huyện, thành phố, những dự án chưa lập báo cáo quyết toán ở chiếm 40,31% tổng số dự án chưa quyết toán. Trong khi đó, ở cấp tỉnh, những dự án chưa lập báo cáo quyết toán chiếm 59,69% tổng số dự án chưa quyết toán.

* Kết quả khảo sát về công tác lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Điện Biên:

Bảng 3.3. Đánh giá về công tác lập báo cáo quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN

Tiêu chí Tỷ trọng các mức đánh giá (%) Điểm TB

Ý nghĩa

1 2 3 4 5

Chủ đầu tư đã chủ động lập

báo cáo quyết toán DAHT 3,68 11,04 39,26 25,77 20,25 3,48 Đồng ý Báo cáo quyết toán DAHT

được lập và nộp theo đúng thời gian quy định

7,36 22,70 37,42 20,86 11,66 3,07 Bình thường Nội dung báo cáo quyết

toán DAHT được lập theo đúng quy định Nhà nước

7,36 19,02 39,88 22,70 11,04 3,11 Bình thường (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả điều tra cho thấy, công tác lập báo cáo quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN cũng chưa được đánh giá cao. Cụ thể hai tiêu chí “Báo cáo quyết toán DAHT được lập và nộp theo đúng thời gian quy định” và “Nội dung của báo cáo quyết toán DAHT được lập theo đúng quy định của Nhà nước” chỉ được đánh giá ở

mức độ trung bình với điểm trung bình lần lượt là 3,07 và 3,11. Chỉ có tiêu chí

“Chủ đầu tư đã chủ động lập báo cáo quyết toán DAHT” được đánh giá với mức điểm trung bình tốt là 3,48. Điều này cho thấy, các chủ đầu tư về cơ bản đã chủ động trong việc lập báo cáo quyết toán DAHT, tuy nhiên, có sự chậm trễ khi nộp và hoàn thiện báo cáo là do các quy định của Chính phủ, các Bộ chưa đồng nhất, hơn nữa các chủ đầu tư cũng chưa được hướng dẫn kịp thời dẫn đến khó khăn, lúng túng trong việc lập báo cáo.

3.2.2. Thực trạng cơ chế thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/3/2016, thay thế Thông tư số 19/2011/TTBTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước và Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính quy định Quy trình Thẩm

tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước.

Trong thông tư có một số điểm mới nổi bật so với thông tư cũ như sau:

- Hệ thống biểu mẫu quyết toán quy định tại khoản 2 điều 7: Đối với dự án hoàn thành, hạng mục công trình độc lập hoàn thành, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị được nghiệm thu gồm 07 mẫu biểu (01, 02, 03, 04, 05, 06, 07/QTDA) (Xem phụ lục 1-7).

- Kiểm toán độc lập quyết toán dự án hoàn thành: Tất cả các dự án phải được người phê duyệt quyết toán yêu cầu kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trước khi thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành chủ đầu tư mới tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo quy định của pháp luật.

- Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán; chi phí kiểm toán độc lập có thay đổi so với Thông tư số 19/2011/TT-BTC.

Bảng 3.4. Định mức chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán độc lập

Tổng mức đầu tư

(Tỷ đồng) ≤5 10 50 100 500 1.000 ≥10.000 Thẩm tra, phê duyệt (%) 0,95 0,65 0,475 0,375 0,225 0,15 0,08 Kiểm toán (%) 1,60 1,075 0,75 0,575 0,325 0,215 0,115

(Nguồn: Thông tư số 09/20160TT-BTC và Thông tư số 19/2011/TT-BTC) - Thời hạn thẩm tra, phê duyệt quyết toán ngắn hơn so với thời hạn tại Thông tư số 19/2011/TT-BTC.

Bảng 3.5. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán và thẩm tra phê duyệt quyết toán

Dự án QTQG Nhóm A Nhóm B Nhóm C

Thời hạn nộp HSQT trình

phê duyệt quyết toán 09 tháng 09 tháng 06 tháng 03 tháng Thời gian thẩm tra, phê

duyệt quyết toán 07 tháng 04 tháng 02 tháng 01 tháng (Nguồn: Thông tư số 09/20160TT-BTC và Thông tư số 19/2011/TT-BTC)

* Kết quả đánh giá cơ chế quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN:

Bảng 3.6. Đánh giá về văn bản quy định quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN

Tiêu chí Tỷ trọng các mức đánh giá (%) Điểm TB

Ý nghĩa

1 2 3 4 5

Văn bản quy định về quyết toán DAHT từ NSNN của chính phủ rõ ràng, cụ thể

2,45 6,75 24,54 38,65 27,61 3,82 Đồng ý UBND tỉnh, Sở tài chính có

hướng dẫn cụ thể về quyết toán DAHT từ NSNN

3,68 6,13 23,31 37,42 29,45 3,83 Đồng ý Các văn bản hướng dẫn

quyết toán DAHT từ NSNN được ban hành kịp thời

4,29 6,13 26,99 39,26 23,31 3,71 Đồng ý (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả) Đánh giá về cơ chế, các văn bản quy định, hướng dẫn của chính phủ và địa phương cho thấy các văn bản, quy định hướng dẫn của chính phủ về công tác quyết toán rõ ràng, cụ thế (được đánh giá với mức điểm trung bình 3,82). Ngoài ra, Sở Tài chính tỉnh Điện Biên cũng có những văn bản, hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị để quyết toán dự án đầu tư XDCB (được đánh giá với mức điểm trung bình 3,83). Việc ban hành các văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính cũng được đánh giá ở mức tốt (với mức điểm trung bình là 3,71).

3.2.3. Thực trạng thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành

Trình tự thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn NSNN được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.7. Trình tự tiến hành thẩm tra quyết toán tại Sở Tài chính Điện Biên

Trách nhiệm Trình tự công việc

Chuyên viên phụ trách tiếp nhận hồ sơ

Trưởng phòng Chuyên viên thẩm định

Trưởng, phó phòng phụ trách.

Chuyên viên thẩm định Trưởng, phó phòng phụ trách. Chuyên viên

thẩm định, Chủ đầu tư Chuyên viên thẩm định

Trưởng phòng Chuyên viên thẩm định

- GĐ Sở tài chính - PGĐ Sở tài chính - Chủ tịch UBND tỉnh

Chuyên viên thẩm định Chuyên viên phụ trách

lưu trữ

Nguồn: Sở Tài Chính tỉnh Điện Biên Bước 1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

Chuyên viên phụ trách tiếp nhận hồ sơ của phòng Đầu tư - Sở Tài chính có trách nhiệm:

- Tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tư, kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ theo quy định Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Lập kế hoạch triển khai Thẩm tra hồ sơ quyết toán Lập kế hoạch mời họp thống

nhất số liệu (nếu có)

Lập Báo cáo thẩm tra quyết toán DAHT (đối

với dự án, công trình nhóm C)

Lập Báo cáo thẩm tra quyết toán DAHT (đối

với dự án, công trình nhóm B) Trình PGĐ phụ

trách phê duyệt

Trình PGĐ phụ trách phê duyệt

Lưu hồ sơ Lập biên bản gửi chủ đầu

tư xác nhận

Trình Giám đốc Sở

tài chính phê duyệt

Trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Họp thống nhất số liệu

quyết toán (nếu cần)

Nhận và gửi trả kết quả cho chủ đầu tư

tại Điều 8 - Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đủ thì liệt kê những hồ sơ còn thiếu, yêu cầu Chủ đầu tư bổ sung.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận và ký vào “Phiếu giao nhận hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành”.

Bước 2. Lập nhiệm vụ triển khai:

Lãnh đạo phòng Đầu tư (phòng nghiệp vụ quyết toán của Sở Tài chính) xem xét, dự kiến lịch triển khai và giao cho chuyên viên thẩm định.

Bước 3. Tiến hành thẩm tra quyết toán

- Chuyên viên được giao nhiệm vụ thẩm tra căn cứ vào tính chất, quy mô của dự án, công trình (hay hạng mục công trình) để chủ động lập kế hoạch và thực hiện thẩm tra quyết toán theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính.

- Chuyên viên được giao nhiệm vụ thẩm tra phải có kế hoạch thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra của mình.

Bước 4. Lập kế hoạch mời họp thống nhất (nếu cần)

Trường hợp trong quá trình chuyên viên thẩm tra quyết toán có những vướng mắc và không thống nhất được với chủ đầu tư thì chuyên viên thẩm định sẽ báo cáo Trưởng (phó) phòng phụ trách, qua đó sẽ thực hiện:

- Chuyên viên thẩm định lập dự thảo biên bản thẩm tra (căn cứ vào kết quả thẩm tra).

- Lập kế hoạch họp thống nhất số liệu với Chủ đầu tư Bước 5. Họp thống nhất số liệu quyết toán (nếu cần)

Trưởng (phó) phòng phụ trách, chuyên viên thẩm định và Chủ đầu tư họp thống nhất số liệu quyết toán.

Bước 6. Lập biên bản thẩm tra quyết toán

Chuyên viên thẩm định lập biên bản thẩm tra quyết toán, thông qua Trưởng phòng và gửi cho Chủ đầu tư ký xác nhận.

Bước 7. Lập Báo cáo thẩm tra quyết toán

- Quyết định phê duyệt quyết toán

Sau khi biên bản đã có xác nhận của Trưởng (phó) phòng, chuyên viên thẩm định và Chủ đầu tư, chuyên viên thẩm định sẽ tiếp tục thực hiện:

- Đối với dự án (công trình) hoàn thành nhóm C, chuyên viên thẩm định sẽ lập Báo cáo thẩm tra quyết toán trình lên, Phó giám đốc Sở Tài chính phụ trách mảng quyết toán sẽ phê duyệt Báo cáo, và dự thảo Quyết định Phê duyệt quyết toán dự án (công trình) hoàn thành trình Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt. (Theo Quyết định số 866/QĐ-UBND ngày 17/9/2015 của UBND tỉnh Điện Biên về việc Ủy quyền phê duyệt quyết toán dự án nhóm C hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước).

- Đối với dự án (công trình) hoàn thành nhóm B chuyên viên thẩm định lập Báo cáo thẩm tra quyết toán dự án (công trình) hoàn thành, trình lên Phó giám đốc Sở Tài chính phụ trách mảng quyết toán phê duyệt Báo cáo.

Bước 8. Phê duyệt

- Đối với dự án, công trình nhóm C: Căn cứ vào Biên bản thẩm tra quyết toán, Báo cáo thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành, chuyên viên thẩm định sẽ dự thảo Quyết định phê duyệt quyết toán dự án (công trình) hoàn thành trình giám đốc Sở Tài chính ra Quyết định phê duyệt.

- Đối với dự án, công trình nhóm B: Căn cứ vào Biên bản thẩm tra quyết toán, Báo cáo thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành, chuyên viên thẩm định sẽ dự thảo, Tờ trình thẩm tra quyết toán dự án (công trình) hoàn thành, trình lên giám đốc Sở Tài chính phê duyệt.

Sau khi giám đốc Sở Tài chính phê duyệt Tờ trình chuyên viên thẩm định sẽ gửi kèm hồ sơ trình Chủ tịch UBND tỉnh, bao gồm: Biên bản thẩm định; Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán; Dự thảo quyết định phê duyệt quyết toán DAHT; Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư; Báo cáo quyết toán DAHT của dự án; Báo cáo kiểm toán (nếu có); Kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp

chủ đầu tư vi phạm pháp luật bị cơ quan pháp luật điều tra; văn bản báo cáo tình hình chấp hành của chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với các kết luận trên. Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ vào hồ sơ trình phê duyệt quyết toán sẽ ra Quyết định Phê duyệt quyết toán dự án (công trình) hoàn thành.

Bước 9. Nhận và trả kết quả

Chuyên viên nhận Quyết định từ Giám đốc Sở/Chủ tịch UBND tỉnh và gửi kết quả cho Chủ đầu tư thông qua Văn thư sở.

Bước 10. Lưu hồ sơ

Chuyên viên được phân công sẽ chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ dự án (công trình) và lưu giữ hồ sơ theo qui định của nhà nước.

* Kết quả đánh giá trình tự thẩm tra phê duyệt quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN:

Bảng 3.8. Đánh giá về trình tự thẩm tra phê duyệt quyết toán DAHT từ nguồn vốn NSNN

Tiêu chí Tỷ trọng các mức đánh giá (%) Điểm TB

Ý nghĩa

1 2 3 4 5

Công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán DAHT được thực hiện từng bước theo đúng trình tự

7,98 19,02 40,49 22,70 9,82 3,07 Bình thường

Quá trình thẩm tra đảm bảo đánh giá đầy đủ các nội dung công việc

9,82 18,40 42,33 22,09 7,36 2,99 Bình thường Hồ sơ quyết toán được

trình bày khoa học, đầy đủ 11,04 15,95 43,56 22,70 6,75 2,98 Bình thường Kết quả thẩm tra phê

duyệt quyết toán đảm bảo tính chính xác

7,36 12,88 42,94 21,47 15,34 3,25 Bình thường (Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả) Kết quả khảo sát cho thấy, công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán DAHT từ

nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Điện Biên chỉ được đanh giá ở mức trung bình.

Cụ thể, các tiêu chí “Công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán DAHT được thực hiện từng bước theo đúng trình tự”; “Quá trình thẩm tra đảm bảo đánh giá đầy đủ các nội dung công việc” và “Hồ sơ quyết toán được trình bày khoa học, đầy đủ” được đánh giá ở các mức điểm trung bình tương ứng là 3,07; 2,99 và 2,98. Tiêu chí “Kết quả thẩm tra phê duyệt quyết toán đảm bảo tính chính xác” được đánh giá với mức điểm cao nhất là 3,25. Tuy nhiên mức điểm này cũng chỉ phán ánh công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán được đánh giá mức độ bình thường.

3.2.4. Thực trạng phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn NSNN Hàng năm tỉnh Điện Biên có hàng trăm dự án được bàn giao đưa vào sử dụng, trong đó cũng không ít các dự án đã thực hiện dở dang nhưng ngừng trệ, chưa được quyết toán, có dự án thì chỉ thực hiện phần vốn nhà nước cấp còn các nguồn vốn khác không huy động được dẫn đến không quyết toán được nguồn vốn hoàn thành.

Quyết toán vốn đầu tư chỉ có ý nghĩa thực sự khi thông qua công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư để xác định được chi phí hợp pháp đã thực hiện hàng năm và cả quá trình đầu tư, đồng thời xác định được năng lực sản xuất, giá trị tài sản hình thành sau đầu tư bàn giao cho đơn vị quản lý, sử dụng. Kịp thời bàn giao dự án đầu tư hoàn thành để đưa vào khai thác vận hành có hiệu quả.

a) Tổng hợp các dự án (công trình) đầu tư XDCB đã hoàn thành sử dụng nguồn NSNN.

Bảng 3.9. Tổng hợp các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn NSNN đã hoàn thành giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: triệu đồng

STT

Năm thực hiện

Số dự án đã thẩm tra phê duyệt quyết toán

Số dự án chưa thẩm tra phê duyệt quyết toán

Tổng các dự án hoàn thành

Số dự án

Tổng mức

đầu tư Số dự án Tổng mức đầu tư

Số dự án

Tổng mức đầu tư Tổng 2.409 12.948.000 1.763 18.358.524 4.172 31.306.524 1 2019 788 4.666.420 838 5.690.002 1.626 10.356.422 3 2020 846 4.224.649 510 6.610.198 1.356 10.834.847 4 2021 775 4.056.931 415 6.058.324 1.190 10.115.255

Nguồn: Báo cáo Sở Tài Chính tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quyết toán dự án hoàn thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh điện biên (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)