Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2. Tổng quan về BHXH tỉnh Thanh Hóa
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý BHXH tỉnh Thanh Hóa
Căn cứ Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, hệ thống tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Thanh Hóa gồm có 11 phòng chức năng, nghiệp vụ và 27 cơ quan BHXH huyện, thị xã, tỉnh.. Các phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh có chức năng giúp giám
đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng giám đốc.
+ Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội + Phòng Giám định bảo hiểm y tế + Phòng Quản lý thu
+ Phòng Khai thác và thu nợ + Phòng Cấp sổ, thẻ
+ Phòng Tổ chức cán bộ
+ Phòng Kế hoạch – Tài chính + Phòng Kiểm tra
+ Phòng Công nghệ thông tin
+ Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính + Văn phòng
Các phòng chức năng, nghiệp vụ có tư cách pháp nhân không đầy đủ, không có con dấu và tài khoản riêng và chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của giám đốc BHXH tỉnh. Đối với BHXH cấp huyện là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh đặt tại huyện, có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, quản lý thu, chi BHXH trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện. Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Công tác quản lý thu BHXH do phòng Thu của BHXH tỉnh chịu trách nhiệm. Căn cứ Quyết định 799/QĐ-BHXH ngày 24/07/2015 của Tổng Giám
đốc BHXH Việt Nam, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chức năng thuộc BHXH tỉnh, Phòng Quản lý thu có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Chức năng:
Phòng Quản lý thu có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ có liên quan xây dựng và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng năm cho Bảo hiểm xã hội huyện và Phòng Quản lý thu trên cơ sở kế hoạch được Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao.
b) Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo kế hoạch đã được phê duyệt; quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân;
quản lý hệ thống đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo phạm vi được giao.
c) Quản lý, kiểm tra, đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thẩm định và tổng hợp số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
d) Tổ chức thẩm định hồ sơ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
đ) Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân theo quy định.
e) Hướng dẫn sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong việc đăng ký, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với Bảo hiểm xã hội huyện và các tổ chức, cá nhân theo quy định.
g) Chủ trì, phối hợp với Phòng Khai thác và thu nợ: Thực hiện công tác tiếp nhận danh sách đối tượng tham gia mới; bàn giao các khoản nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
h) Tham gia, đề xuất với cấp có thẩm quyền việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
i) Tham gia các đoàn kiểm tra về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan giải quyết các đơn thư, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.
k) Phối hợp với đơn vị nghiệp vụ liên quan thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công; tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
l) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
m) Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định; tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thu.
n) Quản lý viên chức và tài sản của phòng theo quy định.
o) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.
2.2.2.2. Một số kết quả đạt được của BHXH tỉnh Thanh Hóa
Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đối tượng tham gia BHXH, BHYT và BHTN không ngừng tăng cao. Tổng số tiền thu BHXH, BHYT,
BHTN trên địa bàn tỉnh trong 20 năm qua đạt trên 16.000 tỷ đồng. Công tác giải quyết chế độ cho người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH cũng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng tham gia.
Từ năm 1995 đến 2015, đã giải quyết cho trên 1000.000 lượt người hưởng các chế độ BHXH, BHTN.
Số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tăng, đặc biệt là số người lao động thuộc các khu vực ngoài nhà nước và nhân dân tham gia BHXH, BHYT ngày càng tăng, đã góp phần quan trọng cùng các địa phương trong cả nước thực hiện lộ trình BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân. Số thu BHXH, BHYT luôn hoàn thành hoặc vượt dự toán được giao, mỗi năm Bảo hiểm Xã hội tỉnh thu đạt hàng ngàn tỷ đồng, đây là nguồn tài chính không nhỏ đóng góp vào nguồn quỹ BHXH, BHYT ở Trung ương độc lập với ngân sách nhà nước, góp phần giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước chi cho BHXH, tạo nguồn lực tài chính để thực hiện các chính sách An sinh xã hội.
Công tác giải quyết chính sách BHXH, BHYT cho người dân và lao động ngày càng được thực hiện tốt hơn. Mọi người người tham gia BHXH khi phát sinh ốm đau, thai sản, mất việc làm, hết tuổi lao động... đều được giải quyết hưởng chế độ BHXH, BHTN đầy đủ, kịp thời, chính xác với thời gian ngày càng rút ngắn hơn; người tham gia BHYT khi phát sinh ốm đau, bệnh tật đều được khám chữa bệnh và thanh toán từ quỹ BHYT với chất lượng dịch vụ kỹ thuật y tế ngày càng cao. Công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH luôn được thực hiện hoàn thành trước ngày 10 hàng tháng với số lượng đầy đủ, an toàn, tận tay.
Được giao quản lý thu, thanh toán và chi trả BHXH, BHYT với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Song do ngành luôn tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đặc biệt là thực hiện
đúng các nguyên tắc quản lý tài chính, kế toán, các quy trình nghiệp vụ của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, của nhà nước trong quản lý tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc nên những năm qua trên địa bàn toàn tỉnh không để xảy ra bất kỳ vụ việc nào làm mất mát, tiêu cực, tham nhũng nguồn quỹ BHXH, BHYT.
Công tác tổ chức cán bộ của Ngành đã có những bước phát triển mới, căn bản theo hướng chuyên nghiệp, coi trọng chất lượng cán bộ. Công tác tuyển dụng và bổ nhiệm được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ đã góp phần tuyển lựa được những cán bộ có trình độ, năng lực phù hợp với vị trí công tác, tâm huyết, yêu ngành, yêu nghề và đủ về số lượng, trình độ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính đã và đang được tích cực triển khai, góp phần mang lại hiệu quả cao trong công tác, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.