Các Bộ, Ngành trung ương

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 96 - 106)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.6. Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp

3.6.5. Các Bộ, Ngành trung ương

- Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế) phối hợp với cơ quan BHXH chia sẻ thông tin liên quan đến quản lý doanh nghiệp khi thành lập, hoạt động, khai báo thuế và quyết toán thuế hằng năm.

- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Nội vụ kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH. Chỉ đạo Sở lao động và Thương binh và Xã hội các Tỉnh, tỉnh động phối hợp với BHXH trên Tỉnh và tỉnh tiến hành thanh tra liên ngành sử dụng lao động theo địa bàn quản lý.

- Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn xử lý nợ khó thu BHXH, hướng dẫn khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ đối với những trường hợp không còn tồn tại, giao dịch với cơ quan

BHXH. Tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý các vi phạm Luật BHXH, Luật BHYT.

3.6.6. Đối với đại diện người lao động, người sử dụng lao động

- Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo tổ chức Công đoàn trong các đơn vị sử dụng lao động tích cực phổ biến pháp luật, nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát đặc biệt trong lĩnh vực đóng, nộp BHXH, BHTN của người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức chính trị xã hội các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện các hình thức tuyên truyền, vận động giám sát phù hợp để người lao động và nhân dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ khi tham gia BHXH.

- Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam và Liên minh hợp tác xã Việt Nam thường xuyên phổ biến chính sách BHXH đối với chủ sư dụng lao động về thực hiện Pháp luật BHXH; phối hợp chặt chẽ với BHXH các cấp nhằm hoàn thiện, cải cách thủ tục tham gia BHXH; Hỗ trợ hoặc đại diện cho NSDLĐ về khiếu nại, tố cáo lĩnh vực BHXH.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và nhà nước, là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia. Chính sách bảo hiểm xã hội đã và đang góp phần quan trọng để ổn định cuộc sống về vật chất và tinh thần cho người lao động, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp luôn là một trong những công tác quan trọng nhất trong quá trình thực hiện chính sách BHXH.

Công tác này tác động trực tiếp đến cân đối và tăng trưởng nguồn quỹ BHXH, chia sẻ gánh nặng cho NSNN trong việc bảo đảm quyền lợi của các đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH theo quy định của pháp luật.

Trong những năm qua, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn được quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đó là: đối tượng tham gia BHXH ngày một được mở rộng, số người lao động tham gia BHXH bắt buộc hằng năm tăng nhanh, đồng nghĩa với số tiền thu BHXH bắt buộc cũng tăng cao; quy trình quản lý thu ngày một chặt chẽ hơn đáp ứng yêu cầu quản lý; chất lượng công tác tuyên truyền, hướng dẫn kê khai, thái độ phục vụ được cải thiện đáng kể đã góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn.

Mặc dù vậy, tình trạng nợ đọng, trón đóng BHXH đang có xu hướng tăng nhanh ngày càng diễn biến phức tạp. Không những tăng về số tiền chậm đóng mà còn tăng về số đơn vị trốn đóng. Công tác quản lý thu nợ BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh bộc lộ nhiều hạn chế tồn tại.trước những vấn đề phát sinh từ thực tiễn, công tác này đã bộc lộ những hạn chế, tồn tại như: công tác theo dõi, quản lý lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc còn hạn chế do địa bàn rộng, số lượng doanh nghiệp và lao động biến động thường xuyên dẫn

đến tỷ lệ người lao động tham gia BHXH đạt thấp, đặc biệt là khối DNNQD;

công tác quản lý mức đóng còn nhiều bất cập; vấn đề nợ đóng, trốn đóng BHXH đang ngày càng diễn biến phức tạp; nhận thức của một bộ phận người sử dụng lao động về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia BHXH còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động. Những hạn chế, tồn tại nêu trên cần sớm có biện pháp để khắc phục kịp thời.

Đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu nợ BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu đã phân tích, đánh giá khá sâu sắc thực trạng công tác thu, nợ BHXH bắt buộc trong 5 năm (từ năm 2012 – 2016). Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu nợ BHXH bắt buộc, đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý trên cả nước nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc.

Những giải pháp nêu trên nếu được quan tâm thực hiện một cách đồng bộ sẽ góp phần quan trọng vào việc hoạch định, hoàn thiện cơ chế quản lý về công tác thu nợ BHXH bắt buộc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc, đưa chính sách BHXH bắt buộc của Đảng và Nhà nước đến với mọi người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế và tăng cường tính bền vững của hệ thống BHXH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BHXH Việt Nam (2000), Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội.

2. BHXH Việt Nam (2003), Ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc. Quyết định số 722/2003/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003. Hà Nội.

3. BHXH Việt Nam (2008), Tài liệu tham khảo kinh nghiệm thực hiện BHXH của các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới.

4. BHXH Việt Nam (2010), 15 năm thực hiện chính sách BHXH góp phần đảm bảo ASXH.

5. BHXH Việt Nam (2015), Ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT;

Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015. Hà Nội.

6. BHXH Việt Nam (2015), Hướng dẫn một số nội dung về thu BHYT. Công văn số 777/BHXH-BT ngày 12/3/2015. Hà Nội.

7. BHXH Việt Nam (2016), Hướng dẫn tính lãi chậm đóng, truy thu BHXH, BHYT, BHTN và thu BHXH tự nguyện. Công văn số 1379/BHXH-BT ngày 20/4/2016. Hà Nội.

8. BHXH tỉnh Thanh Hóa (2012 – 2016), Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT, BHTN. Thanh Hóa.

9. Bộ Chính trị (2012), Tăng cường sự lãng đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012. Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Châu (1996), “Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội hiện nay và các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu”, đề tài khoa học, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

11. Chính phủ (2012), Quy định mức lương tối thiểu chung. Nghị định số 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012. Hà Nội.

12. Chính phủ (2012), Quy định mức lương tối thiểu vùng. Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012. Hà Nội.

13. Chính phủ (2013), Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/06/2013. Hà Nội.

14. Chính phủ (2013), Quy định mức lương tối thiểu vùng. Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. Hà Nội.

15. Chính phủ (2015), Quy định mức lương tối thiểu vùng. Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015. Hà Nội.

16. Chính phủ (2016), Quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan Bảo hiểm Xã hội.

Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016. Hà Nội.

17. Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa (2015), Niên giám thống kê 2014. Hà Nội:

Nhà xuất bản Thống kê.

18. Lê Thị Hải (2015), “Quản lý thu nợ tại BHXH tỉnh Thanh Hóa”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế.

19. Đỗ Quang Hiệu (2000), "Nghiên cứu mô hình thu chi bảo hiểm xã hội cấp xã, phường và vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá", đề tài cấp Bộ.

20. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa Việt (2000), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội.

21. Quốc hội khoá XI (2006), Luật Bảo hiểm xã hội. Số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006. Hà Nội.

22. Quốc hội khoá XII (2008), Luật Bảo hiểm y tế. Số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008. Hà Nội.

23. Quốc hội khoá XIII (2013), Luật Việc làm. Số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013. Hà Nội.

24. Quốc hội khoá XIII (2014), Luật Bảo hiểm xã hội. Số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014. Hà Nội.

25. Quốc hội khoá XIII (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT số 25/2008/QH12. Số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014. Hà Nội.

26. Quốc hội khoá XIII (2015), Bộ Luật Hình sự. Số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015. Hà Nội.

27. Hồ Sĩ Sà (2000), Giáo trình bảo hiểm, Nhà Xuất bản Thống kê.

28. Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 138, tháng 9/2009, trang 6, Kinh nghiệm thu nợ đọng ở Hải Phòng.

29. Phạm Đỗ Nhật Tân (2008), Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ LĐ – TB&XH.

30. Nguyễn Văn Tám (2004), "Hoàn thiện quản lý bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá", Luận văn thạc sỹ kinh tế.

31. Thủ tướng Chính phủ (2002), Chuyển hệ BHYT Việt Nam sang Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002. Hà Nội.

32. Thủ tướng Chính phủ (2015), Tăng cường thực hiện chính sách BHXH và BHYT. Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/04/2015. Hà Nội.

33. Thủ tưởng Chính phủ (2016), Điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020, Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013, Hà Nội.

34. Dương Xuân Triệu (2000), Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội, đề tài khoa học, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Kính gửi quý Ông/bà,

Tôi là Đoàn Ngọc Linh học viên lớp cao học QK23B1.4 Trường Đại Học Lâm Nghiệp, đang thực hiện đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu nợ BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Bảng hỏi dưới đây là một phần trong nghiên cứu này. Kính mong quý Ông/bà dành thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin do Ông/bà cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/bà.

I. CÁC THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ:

1. Họ và tên:………

2. Tên đơn vị: ……….

3. Loại hình doanh nghiệp:

Doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH

Công ty cổ phần Công ty hợp danh Khác

4. Nghành nghề kinh doanh:

Sản xuất Thương mại

Dịch vụ Khác

5. Thu nhập của 1 lao động bình quân/tháng năm 2016:……….đồng

6. Doanh nghiệp có xây dựng thang bảng lương với cơ quan quản lý lao động không?

Có Không

II. KIẾN THỨC, THÔNG TIN VỀ BHXH

7. Hiện tại ông(bà) có biết về các chế độ BHXH không?

Có biết Biết một chút (ít) Không biết gì

8. Ông(bà) hiểu biết về BHXH thông qua hình thức nào:

Nghe giới thiệu tại hội nghị tập huấn Tạp chí, báo BHXH

Nghiên cứu đọc tài liệu, tờ rơi

Đài phát thanh/TV/các phương tiện thông tin đại chúng Hướng dẫn của công đoàn

Nghe người khác nói Khác

9. Ông(bà) cho biết tham gia BHXH là loại hình

Bắt buộc Tự chọn

Cả hai loại hình Không biết/không trả lời

10. Ông(bà) cho biết tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc hiện nay là bao nhiêu % so với mức lương

20% 22%

24% 26% Khác:……..

11. Phương thức đóng của doanh nghiệp

Hàng tháng 03 tháng 1 lần 06 tháng 1 lần 01 năm 1 lần

12. Ông(bà) cho biết quyền lợi của người lao động tham gia BHXH Hưu trí

Tử tuất Trợ cấp 1 lần Trợ cấp ốm đau Trợ cấp thai sản

Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Bảo hiểm y tế

Trợ cấp thất nghiệp

13. Ông (bà) cho biết trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc thuộc về Người lao động

Người sử dụng lao động Cả 2 ý trên

III. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH

14. Ông, Bà đánh giá như thế nào về công tác quản lý thu BHXH của cơ quan BHXH tỉnh Thanh Hóa (khoanh tròn vào con số phù hợp)

CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU Các mức

Rất kém Kém nhthường Tốt Rất tốt

Đánh giá về công tác tuyên truyền, hướng dẫn 1. Công tác tuyên truyền của cơ quan BHXH 2. Công tác hướng dẫn kê khai, đăng ký

3. Cung cấp thông tin về chính sách BHXH kịp thời 4. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý thu BHXH 5. Công tác khảo sát, cập nhật thông tin DN hàng năm

6. Thái độ,trách nhiệm của nhân viên tuyên truyền, hướng dẫn Đánh giá về thủ tục, hồ sơ

1. Việc công khai, niêm yết thủ tục, hồ sơ 2. Yêu cầu về thủ tục hồ sơ hợp lý , thuận tiện 3. Hỗ trợ đơn vị lập các mẫu biểu

4. Thời gian đăng ký kê khai và giải quyết hồ sơ nhanh chóng 5. Thái độ, trách nhiệm của nhân viên giải quyết hồ sơ thủ tục 6. Kết quả giải quyết hồ sơ

Đánh giá về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại 1. Thanh tra, kiểm tra thường xuyên và kịp thời

2. Giải quyết khiếu nại kịp thời và hợp lý

3. Hồ sơ thủ tục khiếu nại, giải quyết đơn giản, hợp lý 4. Thái độ, trách nhiệm của nhân viên giải quyết khiếu nại

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh thanh hóa (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)