Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình đầu tƣ công tại tỉnh Lạng Sơn
Trong các năm 2013 - 2017, đầu tƣ công đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển KT - XH của tỉnh Lạng Sơn. Đầu tƣ công đã trở thành một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế thời gian qua, tạo ra các tác động lan tỏa lớn, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và các dự án về trường học.
Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội và quy mô vốn đầu tƣ của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013 - 2017 đƣợc phản ánh qua các số liệu:
Bảng 3.1. Tình hình chi ngân sách tỉnh Lạng Sơn 2013 - 2017
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
1 Chi cân đối ngân sách 6,481 7,426 8,106 8,234 10,110 1.1 Chi đầu tƣ phát triển 823 1,112 1,114 1,179 2,216 1.2 Chi thường xuyên 4,805 5,323 5,725 5,833 6,870
1.3
Chi trả nợ các khoản vay do
chính quyền địa phương vay 114 112 235 287 2
1.4
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính 1 1 1 1 1
1.5 Chi chuyển nguồn 738 878 1,031 934 1,021
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn Biểu đồ 3.1. Cơ cấu chi ngân sách tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013 - 2017
Qua số liệu trên ta thấy quy mô vốn chi cho đầu tƣ và phát triển tăng dần qua các năm từ năm 2013 - 2016. Tổng số chi ngân sách nhà nước có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm đặc biệt giai đoạn 2014 - 2016 tăng không đáng kể. Năm 2017 do kinh tế Việt Nam có khởi sắc nên chi cân đối ngân sách tăng từ 8,234 tỷ đồng lên 10,110 tỷ đồng tăng 18,5% so với năm 2016. Tỷ trọng chi đầu tƣ phát triển trong chi cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2014 - 2016 trung bình đạt 14,3% đến năm 2017 chi đầu tư phát triển là 2,216 tỷ đồng chiếm 22% trong chi cân đối ngân sách năm 2017.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2013 2014 2015 2016 2017
chi khác
chi thường xuyên chi đầu tƣ phát triển
Bảng 3.2. Thực trạng hoạt động đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
STT Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
1
Số dự án đầu tƣ từ nguồn ngân sách
nhà nước do tỉnh quản lý dự án 141 145 157 229 208
1.1 Dự án khởi công mới dự án 45 48 37 41 18
1.2
Dự án hoàn thành từ các năm trước và dự án sự kiến hoàn thành năm kế
hoạch dự án 88 70 85 122 150
1.3
Dự án chuyển tiếp hoàn thành sau
năm kế hoạch dự án 8 27 35 66 40
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê tỉnh Lạng Sơn Qua bảng trên ta thấy các dự án đầu tƣ của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013 -2016 tăng theo các năm. Cụ thể năm 2013 chỉ có 141 dự án đầu tƣ vào tỉnh Lạng Sơn nhƣng đến năm 2016 đã tăng lên 229 dự án (tăng 88 dự án).
Nhƣng năm 2017 ta thấy số dự án đầu tƣ giảm còn 208 dự án mặc dù chi cho đầu tƣ phát triển có tăng. Theo nhƣ tìm hiểu và nghiên cứu là do muốn đẩy mạnh hoàn thiện các đầu tư công của năm trước và không đầu tư dàn trải và đẩy mạnh tập trung vào 8 dự án trọng điểm của tỉnh
- Đường giao thông Khu phi thuế quan giai đoạn I
-Đường phục vụ XNK, đầu nối từ cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam) với khu kiểm soát Khả Phong (Trung Quốc)
- Dự án Cầu Kỳ Cùng, thành phố Lạng Sơn
- Khu tái định cƣ và dân cƣ Nam thành phố Lạng Sơn - Cải tạo Trường THPT chuyên Chu Văn An (cũ)
- Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở rộng Mỏ than Na Dương - Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đường cao tốc
- Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Thủy lợi Bản Lải
3.2.1. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Lạng Sơn
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tƣ công còn hạn chế, công tác giải phóng mặt bằng để thi công một số dự án còn nhiều vướng mắc, chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm... nhƣng có thể thấy qua 5 năm thực hiện, đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN đã đem lại những kết quả đáng kể, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các ngành hàng sản xuất quan trọng như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ đều phát triển, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đều tăng. Thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên. Kết cấu hạ tầng đã từng bước được hoàn thiện.
Kết quả trên các lĩnh vực cụ thể nhƣ sau:
Đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng có chuyển biến tích cực, tập trung chỉ đạo xử lý các khó khăn trong giải phóng mặt bằng, huy động nguồn vốn, những vướng mắc trong thủ tục đầu tư; khối lượng thực hiện đạt khá cao, tiến độ thực hiện nhanh hơn mặc dù trong điều kiện thời tiết mƣa nhiều và khó khăn về nguồn vốn. UBND tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ tin tưởng giao làm Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Hoàn thành đƣa vào sử dụng 43 công trình, hạng mục công trình lớn và trên 100 công trình thuộc Chương trình MTQG, vốn huyện quản lý; nhiều công trình, dự án trọng điểm, quan trọng hoàn thành đƣa vào sử dụng nhƣ: Nhà kiểm soát liên hợp số 1 cửa khẩu Chi Ma; Nhà làm việc liên ngành và nhà công vụ cửa khẩu Bản Chắt; Cổng cửa khẩu Tân Thanh; Cầu Kỳ Cùng; Bệnh viện y học cổ truyền; Hạ tầng khu tái định cƣ và dân cƣ Nam thành phố; phấn đấu đưa Bệnh viện đa khoa tỉnh 700 giường (giai đoạn 1) vào sử dụng trong tháng 12/2018, cơ bản hoàn thành dự án Đường phục vụ xuất nhập khẩu, đấu nối từ cửa khẩu Tân Thanh với khu kiểm soát Khả Phong (Trung Quốc),…
Tiến độ một số dự án hạ tầng khu vực cửa khẩu, đường ra biên giới đạt khá
như: Đường Hữu Nghị - Bảo Lâm, đường Bản Nằm - Bình Độ - Đào Viên;
đường giao thông Khu phi Thuế quan giai đoạn 1...
Hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện được tăng cường, giao thông luôn thông suốt. Bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin tiếp tục đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, mở rộng. Hoạt động du lịch tiếp tục có bước phát triển, dự ước cả năm thu hút khoảng 2.787 nghìn lƣợt khách, đạt 103,2% kế hoạch, trong đó khách quốc tế 388 nghìn lượt, khách trong nước 2.399 nghìn lượt; doanh thu 970 tỷ đồng.
Triển khai lập quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn.
Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được tăng cường, bổ sung đáp ứng yêu cầu đổi mới và chuẩn hóa cơ sở vật chất các trường học; hoàn thành thủ tục đầu tư và khởi công các công trình thuộc Chương trình kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu học tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 - 2020. Công nhận thêm 20 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường đạt chuẩn đến hết năm 2018 lên 192 trường; sáp nhập 27 cặp trường tiểu học và trung học cơ sở;
chuyển đổi 02 trường phổ thông dân tộc bán trú, nâng tổng số trường phổ thông dân tộc bán trú lên 101 trường. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, đã huy động các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ủng hộ đƣợc trên 26 tỷ đồng; tuyên truyền vận động nhân dân hiến 14.694 m2 đất để xây dựng trường, lớp học; huy động trên 124 nghìn ngày công lao động…
Tóm lại: Quá trình đầu tƣ phát triển 5 năm qua đã cơ bản đạt các mục tiêu đề ra, các dự án đầu tƣ xây dựng đều thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng thành phố, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh
3.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư công tại tỉnh Lạng Sơn
Qua tìm hiểm và nghiên cứu việc quản lý đầu tƣ công tại tỉnh Lạng sơn cũng như các tỉnh trong cả nước là quản lý theo kế hoạch trung hạn (5 năm )
và kế hoạch hàng năm sao cho phù hợp với đặc điểm điểm điều kiện cụ thể, khả năng cân đối nguồn vốn địa phươngvà mục tiêu quốc gia.
Bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư công của tỉnh như sau:
Hình 3.1 Bộ máy nhà nước về quản lý đầu tư công Lý giải bộ máy nhà nước về đầu tư công
1. Tổ chức, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công sẽ gửi các dự án đầu tư công lên cho Sở KH&ĐT.
2. Sở KH&ĐT tiếp nhận và kết hợp các sở ban ngành khác tham mưu cho UBND tỉnh về các dự án đầu tư công.
3. UBND tỉnh trình HĐND tỉnh về các dự án đầu tư công 4. Sau khi xem xét HĐND ra quyết định đầu tư công
5. UBNB giao cho Sở KH&ĐT triển khai thực hiện quyết định
6. Sở KH&ĐT phân bổ và bàn giao lại các dự án cho tổ chức đơn vị sử dụng vốn đầu tư công
HĐND TỈNH UBND TỈNH
SỞ KH&ĐT
SỞ TÀI CHÍNH VÀ CÁC BAN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN KHÁC
TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ CÔNG
1+7 3
4
2 5
6
7. Tổ chức đơn vị sử dụng vốn chịu trách nghiệm báo cáo tình hình thực hiện lại cho Sở KH&ĐT theo yêu cầu để Sở KH&ĐT tổng hợp và báo cáo lên trên
Chức năng nhiệm vụ của các ban ngành trong nộ máy quản lý đầu tƣ công
* Hội đồng nhân dân tỉnh
- Quyết định chủ trương đầu tư các chương trình đầu tư công thuộc cấp mình quản lý
- Xem xét hoặc cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C do địa phương quản lý sử dụng vốn ngân sách trung ƣơng, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ.
- Giám sát việc lập, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các chương trình dự án do địa phương quản lý.
- Quyết định các tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C
* Ủy ban nhân dân tỉnh
- Tổ chức lập thẩm định và trình HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tƣ dự án theo thẩm quyền.
- Tổ chứ tham vấn lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luất về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công của các đơn vị cấp dưới
- Trình HĐND tỉnh thông qua các tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C của địa phương
- Quy định các nhiệm vụ của các sở ban ngành cấp tỉnh và các quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp của địa phương trong việc lập, thẩm định,
quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công do địa phương quản lý.
- Phối hợp với Bộ ngành trung ƣơng trong việc lập thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình dự án đầu tư công do Bộ ngành trung ƣơng quản lý trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.
* Sở kế hoạch và đầu tƣ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình UBND cấp tỉnh
- Làm thường trực Hội đồng thẩm định các Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các chương trình, dự án do cấp tỉnh quản lý và chuẩn bị ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do địa phương quản lý.
- Làm thường trực Hội đồng thẩm định hoặc chủ trì thẩm định phê duyệt quyết định đầu tƣ, thiết kế và dự toán dự án đầu tƣ công không có cấu phần xây dựng do cấp tỉnh quản lý và các dự án khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương.
- Tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và quyết định đầu tư các dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng cho các sở, ban, ngành của tỉnh và các cấp huyện, xã.
* Sở tài chính và các ban nghành liên quan khác
- Chủ trì phối hợp với Sở KH&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh
- Sở Tài chính phối hợp với Sở KH&ĐT lập kế hoạch đầu tƣ công trung hạn và hàng năm vốn cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác do địa phương quản lý.
* Tổ chức, đơn vị sử dụng vốn đầu tƣ công
- Lập, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và quản lý đầu tƣ công trung hạn và hằng năm của đơn vị phù hợp với mục tiêu, quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực và dự kiến khả năng huy động các nguồn vốn đầu tƣ khác.
- Sử dụng vốn đầu tƣ công đúng mục tiêu, nhiệm vụ và chế độ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng vốn đầu tƣ có hiệu quả.
- Báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ thuộc kế hoạch đầu tƣ công trung hạn và hằng năm của đơn vị theo quy định của pháp luật.
3.2.3. Nội dung về quản lý nhà nước về đầu tư công
Do giới hạn về thời gian và nhân lực nên trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công tập trung nghiên cứu về
3.2.3.1. Quy hoạch và kế hoạch đầu tư công
Chất lượng và hiệu quả của chương trình dự án đầu tư công phụ thuộc rất lớn vào quy hoạch. Điều 18 Luật Đầu tƣ công 2014/QH13 do Quốc hội ban hành quy định rõ, một trong những điều kiện để quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án là nó phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 50 Luật Đầu tƣ công cũng quy định, việc lập kế hoạch đầu tƣ công trung hạn phải căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch có liên quan đã đƣợc phê duyệt. Những quy định trên cho thấy quy hoạch đóng vai trò đặc biệt trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của đầu tƣ công. Nếu quy hoạch tốt, sẽ là tiền đề và điều kiện quan trọng để có chương trình, dự án tốt, có kế hoạch đầu tƣ công tốt.
Số dự án quy hoạch mới đƣợc tổ chức thẩm định và phê duyệt thay đổi qua các năm không đồng đều cụ thể năm 2013 có 7 quy hoạch, năm 2014 có 11 quy hoạch, năm 2015 có 13 quy hoạch, năm 2016 có 11 quy hoạch và năm 2017 có 6 quy hoạch. Việc quy hoạch tổng thể đƣợc tỉnh Lạng Sơn chú trọng hơn năm 2013 có 4/7 quy hoạch là quy hoạch tổng thể đến năm 2017 5/6 quy hoạch là quy hoạch tổng thể. Cho thấy việc quy hoạch đƣợc siết chặt hơn, yêu cầu có tầm nhìn rộng hơn và tránh quy hoạch dàn trải.
Công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã có chuyển biến rõ rệt, kiến trúc và cảnh quan đô thị, các khu vực cửa khẩu đã đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, đặc biệt diện mạo thành phố Lạng Sơn đƣợc khang trang hơn, vệ sinh đường phố có nhiều chuyển biến, vườn hoa, công viên, cây xanh tiếp tục được quan tâm đầu tư tạo cảnh quan môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân thụ hưởng. Tỉnh Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi giáp biên nên việc quy hoạch có chú trọng quan tâm đến vùng kinh tế cửa khẩu với các dự án quy hoạch bến xe trạm trung chuyển quốc tế khu của khẩu và quy hoạch chi tiết khu trung tâm của khẩu quốc tế Hữu Nghị.
Ngoài ra với tầm nhìn về du lịch sinh thái cộng đồng và việc bảo tồn sinh thái việc quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu rừng đặc dụng Hữu Liên đến năm 2020 đƣợc phê duyệt vào năm 2014 đã nhận đƣợc đón nhận tích cực từ cộng đồng. Dẫn đến một tầm nhìn mới về phát triển kinh tế bền vững tại tình Lạng Sơn. Năm 2017 tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phê duyệt cho dự án quy hoạch rừng đặc dụng tỉnh Lạng Sơn và quy hoạch bảo tồn phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng Mẫu Sơn, Bắc Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Mặc dù quy hoạch và kế hoạch đầu tƣ công đã đem lại những chuyển biến rõ rệt cho tỉnh Lạng Sơn nhƣng quy hoạch và kế hoạch với nhiều lý do khác nhau do vốn, do không thẩm định kỹ... Quy hoạch và kế hoạch có một số