Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đầu tư công

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 74)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

3.4.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đầu tư công

Bộ máy quản lý đầu tƣ công có vai trò quyết định mọi mặt, việc thành công hay thất bại, lãng phí thất thoát vốn phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức, chất lƣợng, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ quản lý. Tuy nhiên có thể thấy cách tổ chức bộ máy quản lý đầu tƣ công còn chƣa hợp lý, còn nhiều thiếu xót. Vậy để đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đầu tƣ công cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, quy định lại rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý đầu tƣ công cho từng cấp để quản lý và quyết định đầu tƣ, nhƣng phần lớn các dự án trong số này cần có sự phê duyệt hay chấp thuận của tỉnh, đặc biệt là những dự án nằm ngoài cân đối ngân sách của tỉnh.

Hai là, cần xem xét bổ sung cơ quan thẩm định dự án độc lập. Đối với những dự án có tầm quan trọng và quy mô đặc biệt thì nhất thiết cần thành lập

hội đồng thẩm định độc lập. Đối với những dự án có tầm quan trọng và quy mô thấp hơn nhƣng vƣợt qua một ngƣỡng nào đó thì tuy không cần thành lập hội đồng thẩm định độc lập, song nên thực hiện đánh giá lại kết quả thẩm định một cách độc lập. Đối với các dự án còn lại, chỉ cần đánh giá lại kết quả thẩm định khi thấy cần thiết. Ở Việt Nam hiện nay không có hội đồng thẩm định đầu tư công thường trực, và càng không có hội đồng thẩm định hay đánh giá đầu tƣ công độc lập. Về mặt pháp lý, trong các văn bản pháp quy về đầu tƣ công hiện nay, không có quy định về đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án đầu tƣ công. Về mặt danh nghĩa, theo chức năng nhiệm vụ đƣợc phân công, một số bộ ngành (đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và trong một chừng mực ít hơn là Bộ Tài chính) đƣợc giao nhiệm vụ theo dõi chung hoạt động đầu tƣ nằm trọng phạm vi quản lý của mình, và vì vậy về nguyên tắc có quyền và trách nhiệm xem xét lại kết quả thẩm định của các ngành và địa phương liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, một mặt vì không được giao nhiệm vụ cụ thể, mặt khác vì nguồn lực (về tổ chức, con người, thời gian, tài chính) hết sức hữu hạn nên các bộ cũng không có sức và động cơ để “bao sân”. Về mặt lý thuyết, các cơ quan dân cử (bao gồm Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh - thành phố, và Hội đồng Nhân dân quận - huyện) có chức năng quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời có chức năng giám sát việc triển khai các quy hoạch và kế hoạch này, do vậy cần thiết và phải có ý kiến độc lập về quyết định đầu tƣ công trong phạm vi của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò quyết định và giám sát này của các cơ quan dân cử rất hạn chế, đặc biệt là ở cấp địa phương. Nguyên nhân, một lần nữa, chủ yếu là do thiếu nguồn lực và động cơ. Bản thân đa số thành viên của các cơ quan dân cử là công chức trong bộ máy chính quyền; hơn nữa, tỷ lệ chuyên trách rất thấp, nguồn lực về con người và tài chính đều bất cập. Nên để nâng cao chất lƣợng của công tác thẩm định dự án cần có một hội đồng thẩm định riêng biệt chịu trách nhiệm sàng lọc và chọn lựa các dự án đầu tƣ công.

Ba là, cần huy động sự tham gia của quần chúng nhân dân trong quản lý các dự án đầu tư công. Bởi lẽ các dự án đầu tư công như đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học,… thực chất được đầu tư xây dựng nhằm giảm bớt khó khăn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là chủ trương cần hiện thực hóa trong quản lý đầu tư công. Việc tham khảo có chọn lọc ý kiến đóng góp của người dân trong quá trình lập kế hoạch, thẩm định, thực hiện dự án đầu tƣ công sẽ phần nào giúp sử dụng đồng vốn đầu tƣ thiết thực nhất, mang lại nhiều lợi ích cho toàn xã hội nhất và với chi phí tiết kiệm nhất. Bên cạnh đó người dân chính là những thanh tra viên, giám sát viên công minh nhất phát hiện và phản ánh kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư công. Hơn thế nếu người dân tham gia quản lý thì tự họ sẽ nâng cao ý thức trong sử dụng, khai thác và bảo vệ các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn công giúp nâng cao chất lƣợng, kéo dài tuổi thọ giảm đáng kể số lần sửa chữa, duy tu từ đó tiết kiệm đáng kể các nguồn lực đầu tƣ.

Bốn là, cần áp dụng quản lý điện tử vào quản lý dự án đầu tƣ công cho minh bạch rõ ràng. Năm 2016 bộ kế hoạch và đầu tƣ có triển khai cổng thông tin điện tử quốc gia https://giamsatdautuquoc.mpi.gov.vn và trang thông tin nghiệp vụ https://dautucong.mpi.gov.vn theo thông tƣ 13/2016/TT - BKHDT về chế dộ báo cáo trực tiếp và quản lý vận hành hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Tỉnh cần triển khai các lớp tập huấn về sử dụng cổng thông tin điện tử vào quản lý ngoài các các bộ quản lý thì công thông tin điện tử có phân quyền cho các chủ đầu tư để truy cập tìm hiểu các chính sách địa phương, văn bản và các chủ trương đầu tư. Nên các các bộ quản lý có thẩm quyền chủ động triển khai hướng dẫn và đăng ký cho chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư công trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)