Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta trong thời

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên định tỉnh thanh hóa (Trang 39 - 46)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý Nhà nước về đất đai

1.2.1. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta trong thời

* Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đất đai và tổ chức thực hiện

Trong những năm qua, các văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan đến đất đai đã được ban hành để kịp thời củng cố, hoàn thiện hành lang pháp lý cho phù hợp với tình hình phát triển của cả nước tùy thuộc vào từng thời kỳ.

Từ Luật đất đai 1987,1993, 2003 hiện nay là Luật đất đai 2013.

31

Từ khi Luật đất đai 2013 ra đời có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014.

Nhà nước xem việc xây dựng chính sách, pháp luật về đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Năm 2014 và năm 2015. Cho đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường về cơ bản đã hoàn thành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đất đai được giao theo kế hoạch đề ra. Cụ thể Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động, khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành 05 Nghị định; phối hợp với Bộ Tài chính trình chính phủ ban hành 02 Nghị định. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ ban hành 01 Nghị định. Bộ đã xây dựng, ban hành 24 Thông tư và Thông tư Liên tịch.

Nhìn chung, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai được được trình ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo kịp thời có hiệu lực ngay khi Luật đất đai có hiệu lực thi hành; khắc phục được tình trạng Luật chờ các văn bản hướng dẫn. Việc ban hành đồng thời các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có hiệu lực cùng với Luật đất đai đánh dấu một bước tiến quan trọng, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao trong việc chuẩn bị thi hành Luật Đất đai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát các Điều, Khoản được giao trong Luật, Nghị định để quy định chi tiết thi hành. Đến nay, đã có 63/63 tỉnh ban hành được hơn 360 văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và các Nghị định quy định chi tiết thi hành. Trong đó, các văn bản do địaphương ban hành tập trung vào các lĩnh vực giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy định về hạn mức sử dụng đất, điện tích tối thiểu được phép tách thửa.

* Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Từ năm 1987, ngành Quản lý đất đai đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn, phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất, kết quả là đã xây

32

dựng được hệ thống văn bản, tài liệu hướng dẫn về công tác lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ.Ngành Quản lý đất đai đã hoàn thành xây dựng trình Quốc hội phê duyệt kế hoạch SDĐ cả nước giai đoạn 1996 – 2000, 2001- 2005 tiếp theo là giai đoạn 2006 – 2010 và kế hoạch SDĐ 5 năm (2006 – 2010) của cả nước.

Hiện nay, Quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, Ngành và địa phương và Bộ trưởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số 190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BC- CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội. Cụ thể:

- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đối với cấp huyện: có 352 đơn vị hành chính cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ (chiếm 49,93%); có 330 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ (chiếm 46,81%); còn lại 23 đơn vị hành chính cấp huyện chưa triển khai lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ (chiếm 3,26%).

- Đối với cấp xã: có 6.516 đơn vị hành chính cấp xã được cấp có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch SDĐ (chiếm 58,41%); có 2.907 đơn vị hành chính cấp xã đang triển khai lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ (chiếm 26,06%); còn lại 1.733 đơn vị hành chính cấp xã chưa lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ (chiếm 15,53%).

* Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSDĐ, xây dựng hệ thống thông tin đất đai

33

Từ năm 1958, công tác đo đạc lập bản đồ giải thửa được thực hiện nhằm phục vụ việc kế hoạch hóa và t ng hợp hóa nông nghiệp, tính thuế ruộng đất, xây dựng đô thị. Từ khi thành lập T ng cục Quản lý ruộng đất (năm 1979) và thực hiện Chỉ thị số 299/TTg, công tác điều tra, đo đạc lập bản đồ giải thửa đã được đẩy nhanh tiến độ, phục vụ cho việc quản lý, thu thuế, hoạch định chính sách và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng.

Từ năm 2000, bản đồ địa chính được lập trong hệ quy chiếu VN 2000.

Tính đến năm 2006 ảnh hàng không do Việt Nam bay chụp được 226.863 tờ phim và 175.438 tờ ảnh trên tổng số 332 khu chụp ở các tỷ lệ 1/4000 và 1/44000, cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính với tổng diện tích 23.200.000 ha, đạt 70,3% tổng diện tích tự nhiên.

Tính đến cuối năm 2016, công tác đo đạc, đăng ký, cấp GCN cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 70% tổng diện tích tự nhiên và đã cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp GCNQSDĐ theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội; cả nước đã cấp 41,8 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích hơn 22,9 triệu ha, đạt 94,9% diện tích các loại đất cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp SDĐ đủ điều kiện cấp giấy.

Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt 90,3%, đất lâm nghiệp đạt 98,2%, đất ở đô thị đạt 96,8%, đất ở nông thôn đạt 94,5% và đất chuyên dùng đạt 85% diện tích đất cấp.

Cả nước đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai. Tập trung hoàn thành dứt điểm xây dựng cơ sở dữ liệu huyện mẫu để tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia phục vụ vận hành và khai thác sử dụng.

* Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tổ chức các đoàn công tác thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đấtđai đồng thời xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về

34

đất đai. Nhiều vụ việc liên quan đến sai phạm trong quá trình quản lý và SDĐ đã được phát hiện và được xử lý kiên quyết, dứt điểm, đảm bảo đúng pháp luật. Tính riêng trong năm 2016, toàn ngành Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành 2.623 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 8.860 tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, bao gồm: 622 cuộc thanh tra, kiểm tra về đất đai, 54 cuộc thanh tra, kiểm tra về đo đạc và bản đồ, 295 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên đề kết hợp nhiều lĩnh vực, xử phạt vi phạm, 04 cuộc thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực biển và hải đảo, 38 cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, 39 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính.

* Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và SDĐ đai là biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ SDĐ đem lại sự công bằng xã hội, góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết trong nhân dân, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền và giữ vững được an ninh chính trị trong xã hội.

Luật đất đai năm 2003, 2013 đã quy định về việc thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai 2003, nay là Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi hành luật đất đai 2013 để tạo cơ sở, pháp lý cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và SDĐ đai. Tính riêng trong năm 2016, toàn ngành đã tiếp nhận 13.510 lượt đơn thư, đã giải quyết xong 2.947/3.810 vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao (đạt 77%). Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận, xử lý 3.373 lượt đơn thư, trong đó có 3.281đơn thuộc lĩnh vực đất đai chiếm 97%.

35

Thực hiện Kế hoạch số 2100/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ về việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng phức tạp, kéo dài Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết 06 vụ việc tồn đọng, kéo dài và đề nghị địa phương xem xét lại 03 vụviệc.

Các Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận 10.137 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó 53% đơn thuộc lĩnh vực đất đai; 7.315 đơn đủ điều kiện xử lý, gồm 3.740 vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh;

đã tham mưugiải quyết 2.918 vụ thuộc thẩm quyền, đạt 78%.

* Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai

Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai thể hiện chủ trương mới của Đảng và Nhà nước ta trong việc quản lý và SDĐ ở thời kỳ mới, đồng thời cũng nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường bất động sản một cách công khai, minh bạch.

Trong quản lý và SDĐ, các hoạt động dịch vụ công về đất đai bao gồm các hoạt động như: tư vấn về giá đất; tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ;

dịch vụ về đo đạc thành lập bản đồ địa chính; dịch vụ về thông tin đất đai…

Các dịch vụ này được các tổ chức, cá nhân thuộc Nhà nước hoặc không thuộc Nhà nước thực hiện có thu tiền dưới sự quản lý, cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, hầu hết các địa phương trên toàn quốc đã thành lập Văn phòng đăng ký QSDĐ vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, vừa cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý SDĐ đai.

* Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về đất đai của Việt Nam giai đoạn (2014 – 2016)

- Mặt được

+ Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai cơ bản được hoàn thiện, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội; tập trung

36

xây dựng các quy hoạch, chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia đối với từng lĩnh vực cụ thể, làm cơ sở định hướng quan trọng cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới.

+ Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được chỉ đạo triển khai có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm; đã tập trung giải quyết những vụ việc khiếu kiện về đất đai trọng điểm, phức tạp, kéo dài. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện những yếu kém, hạn chế và các sai phạm để xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân có vi phạm.

+ Hệ thống tổ chức bộ máy của ngành Tài nguyên và Môi trường tiếp tục được hoàn thiện, kiện toàn; tăng cường một bước cải cách hành chính, thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy chế làm việc và quy chế văn hóa công sở. Tăng cường phối hợp với địa phương, tổ chức nhiều buổi giao lưu trực tuyến, đối thoại trực tiếp,... với địa phương, nhân dân và doanh nghiệp nhằm góp phần tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý nhà nước.

- Một số tồn tại, hạn chế

+ Tiến độ xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn chậm, một số địa phương chưa chủ động, còn chậm trong việc ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật theo thẩm quyền để xử lý các công việc tại địa phương cho phù hợp với quy định và thực tiễn.

+ Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vẫn có một số vấn đề bức xúc ở một số nơi, như: khiếu kiện về đất đai tuy có giảm nhưng vẫn còn là vấn đề phức tạp ở nhiều địa phương.

+ Nguồn lực tài nguyên và môi trường chưa được phát huy đầy đủ phục vụ phát triển KT- XH theo hướng bền vững của đất nước.

+ Công tác cải cách hành chính đã được quan tâm đẩy mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính của một số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có nơi, có lúc, có việc còn chưa nghiêm.

37

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên định tỉnh thanh hóa (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)