Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý Nhà nước về đất đai
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của một số địa phương
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Trung – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết: Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại huyện Tân Sơn đã có những chuyển biến tích cực, được dư luận đánh giá cao, nhất là công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính được giảm thiểu thông qua việc lồng ghép các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường ngay từ khâu chấp thuận dự án đầu tư đến khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đều được thực hiện qua cơ chế “một cửa liên thông”.
Trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất, UBND huyện chỉ đạo các xã rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. Việc công khai quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã từng bước nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất.
Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất về cơ bản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đầu tư, lao động, góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, công ngiệp, nông nghiệp nông thôn, đô thị và dịch vụ, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được cải thiện đáng kể, nâng cao đời sống nhân dân. Ngoài ra, công tác thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất ở cho nhân dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh lý biến động đất đai được quan tâm chỉ đạo
38
thường xuyên. Tính đến thời điểm này, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lần đầu cho các loại đất ở Tân Sơn đạt gần 90%, trong đó hộ gia đình, cá nhân đã cấp hơn 32.300 ha trên tổng số 34.700 ha cần cấp, đạt 93%. Một số loại đất cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân đạt tỷ lệ cao như đất lâm nghiệp đạt trên 94%, đất ở đạt trên 96%. Riêng với đất sản xuất nông nghiệp vẫn còn tồn đọng trên 15% diện tích của hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCN do một số xã có một phần diện tích đất trước đây đo đạc thiếu và chưa đo hết. Huyện có 6 xã được triển khai đo đạc bản đồ địa chính gồm:
Thu Cúc, Kiệt Sơn, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Long Cốc, nhưng các đơn vị tư vấn triển khai chậm nên tỷ lệ cấp GCN chưa cao.
Với những trường hợp vi phạm về đất đai, huyện Tân Sơn đã rà soát, đánh giá thực trạng, từ đó chủ động phân nhóm và xây dựng kế hoạch xử lý;
trong đó đề ra thời gian, lộ trình cụ thể để xử lý đối với từng nhóm trường hợp vi phạm, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Bên cạnh đó, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gắn với việc vận dụng phù hợp các cơ chế chính sách về đất đai đã góp phần từng bước ổn định chỗ ở, đời sống, chuyển đổi ngành nghề, tạo được nhiều việc làm cho người có đất bị thu hồi, đặc biệt là đối với những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; từng bước giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người có đất bị thu hồi, của nhà đầu tư, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Ông Nguyễn Thành Trung cho biết thêm: “Với một số hộ trước đây chưa được đo đạc và nay cấp mới, chúng tôi đo theo hiện trạng sử dụng đất, gửi bản mô tả ranh giới cho các hộ liền kề và khu dân cư, nếu không có kiện tụng thì sẽ cấp. Với đất lâm nghiệp, đa phần diện tích còn lại chưa được cấp GCN là do chưa được đo đạc. Thực tế do đất lâm nghiệp ở độ dốc cao, khoảng cách địa lý xa và chưa bố trí được kinh phí nên gây khó khăn nhất định cho công tác đo đạc, cấp GCN. Nếu trong năm nay 6 xã trong dự án đo
39
bản đồ địa chính hoàn thành sẽ nâng tỷ lệ cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân lên 96% về diện tích cần cấp”.
b. Kinh nghiệm quản lý đất đai của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tam Đảo từng bước đi vào nền nếp, góp phần tích cực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở một số xã trên địa bàn huyện còn một số hạn chế, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai chậm được khắc phục; công tác phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm còn bị động, thậm chí có nơi có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp như: Tình trạng lấn, chiếm đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, hành lang an toàn giao thông và các công trình chuyên dùng trên đất đã có thông báo thu hồi đất; một số dự án chậm tiến độ hoặc không triển khai thực hiện; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm gây bức xúc trong nhân dân...
Để ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, huyện Tam Đảo ban hành Chỉ thị 01 về việc tiếp tục tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện. Trong đó, công tác tuyên truyền được chú trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về Luật Đất đai; đồng thời, vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm tự tháo dỡ các công trình vi phạm. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, thống kê đầy đủ các trường hợp vi phạm Luật Đất đai mà chưa được xử lý hoặc xử lý chưa dứt điểm để phân loại và xử lý. Tăng cường kiểm tra việc sử dụng đất nông nghiệp, xử lý các hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, mua bán, chuyển nhượng trái pháp luật; thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng pháp luật cho hộ gia đình, cá nhân. Chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
40
vực đất đai, theo hướng đơn giản hóa, công khai, dân chủ, minh bạch, hạn chế tình trạng cửa quyền, tiêu cực trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai. Thường xuyên kiểm tra đột xuất để phát hiện các vi phạm Luật Đất đai mới xảy ra, các hành vi tiêu cực về quản lý đất đai, nhất là các địa bàn trọng điểm hoặc theo phản ánh của nhân dân để xử lý kịp thời theo quy định pháp luật. Thực hiện tốt việc thống nhất các quy hoạch, kế hoạch đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận đất đai, thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn huyện. Đồng thời tăng cường quản lý việc thực hiện các dự án có sử dụng đất; xử lý nghiêm các vi phạm của chủ dự án nếu để lãng phí đất đai hoặc sử dụng đất sai mục đích được giao. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm được tăng cường; các hành vi lấn, chiếm đất, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, hành lang an toàn giao thông và các công trình chuyên dùng trên đất đã có quyết định thu hồi đất được xử lý kịp thời, triệt để. Không để phát sinh vi phạm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đất đai theo quy định pháp luật, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm ngay từ khi mới xảy ra.
Thời gian tới, UBND huyện Tam Đảo tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tích cực phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về Luật Đất đai cho cán bộ và nhân dân. Nêu cao tinh thần và gắn trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, cán bộ phụ trách chuyên môn trong việc để xảy ra tình trạng phát sinh vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn mà không xử lý hoặc xử lý không dứt điểm.