Đánh giá chung về công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện Yên Định

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên định tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 87)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Yên Định

3.1.4. Đánh giá chung về công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện Yên Định

3.1.4.1. Những kết quả đạt được.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, HĐND và UBND tỉnh Thanh Hóa và sự nỗ lực của huyện Yên Định. Vì vậy trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về đất đai đạt được những thành tựu quan trọng qua các nội dung cụ thể như sau:

+ Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính.

Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính của huyện Yên Định được thực hiện theo quy định của Luật đất đai. Ranh giới hành chính của huyện được xác định tương đối rõ ràng, mốc giới ngoài thực địa được định vị tương đối cụ thể theo tiêu chuẩn.

+ Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ của huyện Yên Định những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nội dung phương án quy hoạch, kế hoạch SDĐ phù hợp với tình hình địa phương, mang tính thực tiễn và khả thi cao. Bản quy hoạch, kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó là kim chỉ nam giúp định hướng việc sử dụng đất trên địa bàn toàn huyện một cách hợp lý theo không gian quy hoạch đồng thời kết nối hài hoà với các trục không gian quy hoạch liền kề, đồng thời đảm bảo việc quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai.

73

+ Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ trên địa bàn huyện Yên Định đã được thực hiện theo quy trình quy định. Người dân được giao đất đã yên tâm sản xuất nâng dần mức thu nhập, ổn định mức sống;

đa số các dự án đã được bàn giao mặt bằng đã và đang tổ chức thực hiện.

+ Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất của huyện Yên Định tổ chức thực hiện tương đối tốt. Nhiều dự án được triển khai thực hiện thu hồi đất, giải phóng và bàn giao mặt bằng tương đối thời gian và tiến độ thực hiện dự án. Các hộ dân sau khi nhà nước thu hồi đất đã ổn định cuộc sống và đang khá hơn do được học nghề và chuyễn đổi nghề.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp Luật đất đai trên địa và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được huyện Yên Định quan tâm, chỉ đạo thực hiện tương đối tốt việc thanh kiểm tra các tổ chức, cá nhân SDĐ trên địa bàn. Qua 3 năm đã quyết định xử phạt với số tiền 145 tiệu đồng đối với 03 tổ chức; 30 hộ gia đình, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thu nộp vào ngân sách nhà nước.

+ Công tác giải quyết tranh chấp

Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và SDĐ đã được huyện Yên Định quan tâm thực hiện. Tỷ lệ giải quyết đơn thư theo thẩm quyền đạt 86,2% đây là tỷ lệ khá cao đánh giá sự cố gắng của các cấp, các ngành của huyện.

3.1.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại.

a. Tồn tại

+ Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ

74

Chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ ở huyện Yên Định có nhiều tiến bộ nhưng thực sự chưa đạt yêu cầu đề ra. Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp huyện, xã còn chậm. Nội dung quy hoạch, kế hoạch SDĐ còn những bất cập về: phân định cấp độ, nội dung của quy hoạch SDĐ và kế hoạch SDĐ giữa các cấp, kết hợp giữa quy hoạch SDĐ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình triễn khai, thực hiện các dự án, công trình chưa phù hợp với quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được phê duyệt.

+ Ý thức chấp hành pháp luật của người SDĐ

Ý thức chấp hành pháp luật của người SDĐ chưa nghiêm, mức độ sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều.

+ Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước

Công tác tổ chức và hoạt động bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của huyện Yên Định hiện nay có nhiều tiến bộ nhưng thực sự chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc tổ chức bộ máy chưa được khoa học có sự phân công chưa cụ thể, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; biên chế phòng Tài nguyên và Môi trường và ở các xã còn thiếu và chưa đồng bộ về chuyên môn, nghiệp vụ nên ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý nhà nước về đất đai.

+ Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vẫn là một trong những vấn đề vướng mắc ở huyện, làm chậm tiến độ triển khai dự án đầu tư, chưa tạo được sự đồng thuận giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và chính quyền địa phương. Việc thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện thiếu sự thống nhất giữa các dự án thu hồi đất để sử dụng vào mục đích vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng với các dự án thu hồi đất để SDĐ vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người thuộc diện thu hồi đất còn thiếu n định và có sự khác nhau giữa các tỉnh, các huyện, các xã lân cận đã gây nên sự mất công bằng đối với người SDĐ.

75

+ Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quản lý và SDĐ đai chưa tương xứng. Các vi phạm, tranh chấp về đất đai tuy có giảm nhưng lại diễn biến phức tạp, một số vụ việc chưa được thanh tra, phát hiện và xử lý kịp thời.

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân để xảy ra những vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất đai ở Yên Định do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thường xuyên thay đổi, bổ sung gây nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện; công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật về đất đai còn hạn chế, ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân chưa cao, trình độ của cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt chẽ…

Do nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật, vẫn còn tồn tại các phong tục tập quán truyền thống, luật tục với những quy định lạc hậu về sở hữu đất đai có một số người dân quan niệm rằng đất đai của Nhà nước nhưng khi nhà nước đã giao cho sử dụng lâu dài, ổn định và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì là của họ.

Chính vì nhận thức không đúng này nên trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai ngày càng trở lên có giá trị thì tình trạng đòi lại đất của ông cha ngày càng gia tăng. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất đai ở một số nơi còn dựa vào cảm tính chủ quan, nể nang, chưa đúng pháp luật và thiếu công bằng.

Do vậy công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở các địa phương nhìn chung hiệu quả chưa cao, thiếu kịp thời chưa dứt điểm cồn để tồn đọng đơn thư chưa giải quyết.

Việc lập quy hoạch sử dụng đất đối với các dự án, công trình ở các địa phương còn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất các cấp; giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch

76

chung xây dựng với quy hoạch chi tiết xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất của địa phương với quy hoạch của các ngành ở Tỉnh; Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng hạn chế, tính khả thi của các quy hoạch sử dụng đất chưa cao:

- Một số địa phương trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa thực hiện đầy đủ các quy định; việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết và quy hoạch chi tiết xây dựng chưa được thực hiện hoặc thực hiện còn hình thức, ít hiệu quả, nhiều nơi chưa được coi trọng;

- Việc công bố công khai quy hoạch đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt ở nhiều địa phương chưa được coi trọng (thực tế vẫn còn tình trạng người dân không biết đến quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt);

- Việc quản lý sử dụng đất theo quy hoạch ở một số địa phương vẫn chưa được thực hiện đúng quy định: có nhiều dự án, công trình được giao đất, cho thuê đất hoặc tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp để thực hiện dự án nằm ngoài phạm vi quy hoạch đã được duyệt; tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép không đúng quy hoạch vẫn còn xảy ra ở một số địa phương.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do:

- Công tác dự báo xu hướng phát triển triển kinh tế - xã hội của các cấp các địa phương còn nhiều yếu kém, chưa sát với thực tế, thiếu cơ sở khoa học;

- Hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất chưa chuẩn xác và chưa đồng bộ;

- Việc lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường chỉ căn cứ vào nhu cầu mà không xem xét đầy đủ đến khả năng tài chính để giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng công trình, nhất là các công trình đầu tư bằng Ngân sách nhà nước;

77

- Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch ở các cấp còn yếu về trình độ, thiếu kinh nghiệm chuyên môn; trong khi đó các cơ quan tư vấn về quy hoạch lại chưa đủ để đáp ứng yêu cầu;

- Chất lượng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nhiều địa phương chưa bảo đảm yêu cầu do chưa được chú trọng đúng mức; chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ của 3 yếu tố kinh tế - xã hội - môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Như vậy, có thể nói trong 3 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản pháp quy cũng như văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chậm với nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau:

Ở cấp huyện nguyên nhân chính là nhận thức về vai trò quản lý nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân huyện và Hội đồng nhân dân huyện chưa đầy đủ nên chưa có biện pháp hữu hiệu về đầu tư và tổ chức lực lượng để triển khai quy hoạch.

Ở cấp xã thì trông chờ sự chỉ đạo của cấp huyện, mặt khác còn phụ thuộc vào hình thức tổ chức và quy mô phát triển kinh tế nên sự cần thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa thật bức thiết, cụ thể là các xã Miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa có đầy đủ điều kiện phát triển hay các xã vùng Đồng bằng chỉ đơn thuần là sản xuất nông nghiệp. Nhưng, vấn đề mấu chốt vẫn là công tác quản lý đất đai ở một số địa phương chưa chặt chẽ, không phát hiện kịp thời hoặc biết nhưng chưa xử lýtriệt để, công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, biện pháp xử lý các vi phạm về đất đai của các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên không kịp thời, dẫn đến những sai phạm lớn, nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài. Theo báo cáo của UBND huyện, từ năm 2014 đến năm 2016, trên địa bàn tiếp nhận 49 đơn, bằng 49 vụ việc liên quan đến lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết; 6 tháng đầu năm 2017, toàn huyện cũng đã tiếp nhận xử lý 22 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó nhiều đơn liên quan đến lĩnh vực đất đai.

78

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên định tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)