Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên định tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 58)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Yên Định

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Do địa hình nằm dọc theo sông Mã nên tài nguyên đất đai của Yên Ðịnh phần lớn là đất phù sa phân bố tập trung. Diện tích tự nhiên 51.024,12 ha, trong đó đất nông nghiệp là 29.556,70 ha, chiếm 57,80%.Trong đó chủ yếu là đất phù sa phân bố tập trung, thuận lợi cho việc đầu tư hạ tầng cơ sở, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, tạo vùng chuyên canh cây lương thực phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

2.1.2.2. Dân số và lao động

Dân số của huyện khoảng 182.000 người, sinh sống tại 27 xã và 2 thị trấn (có một xã miền núi); có hơn 7.800 đồng bào theo đạo thiên chúa đang sinh sống ở địa bàn 14 xã. Tổng số đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên là 2.400 người, trình độ trung cấp 2.600 người. Dân số đông là một trong những lợi thế quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dân số đông, nguồn lao động có chất lượng thấp,… thì sẽ kìm hãm sự phát triển của địa phương. Huyện Yên Định có dân số tương đối đông.

Trong đó, tỷ lệ nữ giới luôn cao hơn nam giới. Với cơ cấu dân số như vậy thì đây là điều kiện để huyện tập trung phát triển các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…

45

2.1.2.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển các ngành kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao đời sống vật chất tinh thần và đảm bảo an sinh xã hội của người dân, đây cũng là vấn đề mà Đảng bộ và nhân dân Yên Định rất quan tâm.

Hệ thống đường giao thông của Yên Định đã được đầu tư nâng cấp tương đối thuận tiện. Tất cả 27 xã và 02 thị trấn đều có hệ thống mạng lưới giao thông liên thôn, xã với độ dài 202 km, trong đó có rất nhiều thôn xã đã có đường bê tông hoặc đường trải nhựa. Điều này đã giúp cho Yên Định dễ dàng giao lưu, buôn bán và trao đổi với tất cả các vùng trong tỉnh cũng như những vùng lân cận.

Về hệ thống thủy lợi: Huyện đã xây dựng cho các xã 35 trạm bơm tưới, 19 trạm bơm tiêu và 11 trạm bơm tưới, tiêu với tổng số 93 km mương. Đây là điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong huyện tăng cường thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.

Mạng lưới điện và bưu điện cũng được trang bị tới từng thôn, xã. Cụ thể, cho đến nay hầu hết các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã, với tổng số máy điện thoại thuê bao cố định năm 2016 là 30.242 chiếc; 100% các xã và số hộ đã có điện để dùng cho sinh hoạt cũng như sản xuất.

2.1.2.4. Tình hình an ninh trật tự, giáo dục và y tế

Công tác giáo dục - đào tạo phát triển khá toàn diện. Ðến nay, toàn huyện đã hoàn thành phổ cập tiểu học và xoá mù chữ (được công nhận hoàn thành chuẩn Quốc gia và bằng khen của Chính phủ). Bên cạnh đó, huyện Yên Ðịnh còn có 6 trường đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh, 24 trường đạt tiêu chuẩn cấp huyện. Với kết quả này, Yên Ðịnh đã trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu ngành giáo dục tỉnh Thanh Hoá. Theo con số thống kê của Uỷ ban nhân dân huyện Yên Ðịnh, toàn huyện hiện có 7 xã và một thị trấn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.

46

Hoạt động y tế và công tác chăm lo sức khoẻ cộng đồng được chú trọng cả về công tác khám, chữa bệnh và tăng cường phòng chống dịch bệnh, từ tuyến cơ sở đến tuyến huyện. Nghề y học cổ truyền dân tộc đang được khôi phục và phát triển. Công tác quản lý, kiểm tra ngành nghề y - dược được chấn chỉnh.

Hoạt động văn hoá - thông tin, thể dục thể thao có chuyển biến tích cực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần và rèn luyện sức khoẻ của nhân dân. Công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối của Ðảng, Chính phủ và pháp luật của Nhà nước được quan tâm, chất lượng các chương trình phát sóng từng bước nâng cao. Hệ thống truyền thanh ở huyện và 27 xã được nâng cấp và xây dựng mới. Phương tiện nghe nhìn ngày càng phát triển, 52% số hộ có máy thu hình, 42% số hộ có máy thu thanh. Phát hành và sử dụng báo chí được mở rộng... góp phần nâng cao dân trí và nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

2.1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế

Yên Định là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu tập trung phát triển về nông nghiệp. Trong những năm vừa qua, huyện đã tích cực trong việc quy hoạch đồng ruộng để tiến hành đi lên sản xuất lớn. Với những cố gắng của toàn dân trên địa bàn huyện, huyện Yên Định nhanh chóng vươn lên dẫn đầu toàn tỉnh trong phong trào dồn điền đổi thửa, đến nay mỗi hộ chỉ còn 1 đến 2 thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đưa có giới vào đồng ruộng, tiến hành thâm canh tăng năng suất.

47

Bảng 2.2. Số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế của huyện Yên Định Chỉ tiêu Đơn

vị

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016 Thu nhập bình quân đầu

người/năm

Triệu

đồng 12,15 14,67 18,5 21,53 Lương thực bình

quân đầu người/năm Kg 845 868 913 919

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Yên Định) Trong những năm qua, thu nhập bình quân/người của huyện không ngừng tăng cao. Để đạt được kết quả trên, huyện đã rất nỗ lực trong việc tập trung phát triển kinh tế, thu hút các dự án đầu tư, tạo việc làm cho người lao động. Tuy thu nhập bình quân đầu người/ năm của huyện còn chưa cao.

Nhưng với mức độ tăng ổn định: trung bình mỗi năm tăng khoảng 2 triệu đồng/ người/ năm. Bên cạnh đó, nhờ có sự đầu tư, cũng như hoạt động có hiệu quả trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà lương thực bình quân đầu người/ năm của huyện cũng không ngừng tăng cao.

Đặt biệt, tính đến năm 2016, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 902,871 tỉ đồng, giá trị sản xuất trên ha canh tác đạt 98 triệu đồng, tổng diện tích gieo trồng 30 915 ha, đạt 101,93%, trong đó cây lương thực có hạt 22797 ha. Vùng lúa thâm canh đạt 8.000 ha. Diện tích sản xuất hạt lúa lai F1 là 468 ha. Vùng rau, đậu tập trung 41,6 ha (vùng rau an toàn 16,5 ha). Mở rộng diện tích trồng hoa, cây cảnh lên 45,3 ha, trong đó diện tích trồng hoa đạt 25,54 ha. Nhiều mô hình sản xuất mới được thực hiện thành công và đang tiếp tục mở rộng như ớt xuất khẩu, ngô ngọt, măng tây xanh, dưa chuột, thanh long ruột đỏ, chuối tiêu hồng... Điển hình cho những phong trào này là các xã:

Định Tân, Định Tiến, Định Thành, Định Hòa, Định Công, Định Tường, Yên Phong, Quý Lộc, Yên Thọ, Yên Trung,... Trong những năm qua, huyện còn

48

tích cực đưa vào trong sản xuất những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, giúp làm giảm sức lao động của người dân, đồng thời làm tăng năng suất, tăng sản lượng cho các loại cây trồng.

Việc phát triển các mô hình kinh tế, trang trại tập trung tiếp tục được khuyến khích mở rộng, trên địa bàn toàn huyện có 874 trang trại, gia trại.

Phong trào phát triển kinh tế trang trại kết hợp trồng trọt và chăn nuôi đã bước đầu phát huy tác dụng. Các trang trại, gia trại đã thu hút được nhiều lao động trong địa phương, góp phần vào việc giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động. Nhiều trang trại, gia trại có thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/ha/năm, đóng góp được nhiều vào Ngân sách của Nhà nước và địa phương.

Cùng với các phòng trào thi đua trong sản xuất nông nghiệp, các phong trào phát triển ngành nghề, dịch vụ với phương thức thực hiện mới đã góp phần vào việc mở thêm nhiều ngành nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Nhiều cụm kinh tế năng động trong huyện được hình thành như:

Quán Lào – Định Tân - Định Công, Yên Phong – Kiểu (Yên Trường) – Quý Lộc, Thống Nhất – Yên Lâm – Yên Tâm,... góp phần thúc đẩy kinh tế các vùng trong huyện và các huyện lân cận phát triển. Nhiều xã đã xây dựng được chợ, thị tứ như: Định Long, Yên Trường, Định Liên, Yên Phong, Quý Lộc, Định Hòa, Yên Tâm, Định Tăng,... Nhiều xã mở được các nghề mới như: Cơ khí sửa chữa ở Định Liên, Yên Trường; chiếu tra, ươm tơ, cửa cuốn sơn mài, thêu ren, mây giang xiên ở Định Tường, Định Bình, Yên Lạc, Định Hưng; đá ốp lát tại Yên Lâm, Quý Lộc; bột đá, bột ma tít ở Yên Trung; mô hình đá xay ở Định Thành, Định Hòa,... toàn huyện hưởng ứng phong trào thi đua mỗi xã có thêm một ngành nghề.

So với năm 2015, tính đến năm 2016, cơ cấu ngành trong GDP của toàn huyện đang có những bước chuyển biến tích cực. Theo đó: Nông nghiệp chiếm 34.8% (giảm 4.32%); Công nghiệp chiếm 25.19% (tăng 3.94%) và

49

Dịch vụ chiếm 40.01% (tăng 0.29%). Như vậy, ngành Nông nghiệp là ngành có chuyển biến mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây.

Các phong trào thi đua phát triển công nghiệp, tiểu thu công nghiệp tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất và đời sống làm cho tốt độ tăng trưởng ngành công nghiệp mỗi năm tăng trung bình từ 21% đến 25%. Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ước đạt 506,087 tỉ đồng. Trong năm 2016, đã thành lập mới 36 doanh nghiệp, giải thể 01doanh nghiệp, bỏ kinh doanh 02 doanh nghiệp, nâng tổng số lên 228 doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện yên định tỉnh thanh hóa (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)