Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
3.3.4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
3.3.4.3. Một số kiến nghị
a. Kiến nghị với Nhà nước
Quản lý nhà nước về đất đai tại cấp huyện chịu sự ảnh hưởng và chi phối rất lớn của hệ thống Luật đất đai hiện hành, sự phân quyền trong quản lý
99
của Nhà nước,tỉnh. Nhằm hoàn thiện QLNN về đất đai của huyện Yên Định, luận văn kiến nghị Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng như sau:
- Hoàn thiện hệ thống Luật pháp về đất đai: LĐĐ 2013 có hiệu lực, đã đem lại ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra trong công cuộc phát triển kinh tế, ổn định KT- XH của đất nước, phù hợp với thông lệ và hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của đời sống KT- XH, cũng như thúc đẩy đầu tư, phát triển trong tiến trình mở cửa hội nhập thì việc hoàn thiện, bổ sung pháp luật là không thể tránh khỏi đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Để làm tốt việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cần tiến hành lấy ý kiến của nhân dân đối các nội dung quản lý hiện đang được xem là bức xúc như: Lập và quản lý quy hoạch, KHSDĐ, thủ tục giao đất và cho thuê đất, thu hồi đất GPMB, tài chính về đất đai... Cũng như ý kiến các Bộ ngành và địa phương trong cả nước nhằm rà soát đánh giá những điểm chưa phù hợp, hoặc phát sinh trong thực tiễn quản lý và hội nhập. Giao cho Bộ TN & MT có trách nhiệm hoàn thiện, bổ sung theo hướng: đơn giản, rõ ràng, ngắn gọn và minh bạch, nhằm hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đất đai và BĐS bao gồm đất đai và đầu tư phát triển tài sản gắn liền với đất. Xây dựng một hệ thống luật đất đai không còn chồng chéo, hạn chế kẽ hở, không tạo xung đột giữa các luật có liên quan và có cơ chế kiểm tra xử lý thích đáng những trường hợp vi phạm pháp luật, xâm phạm tài sản đất đai của Nhà nước.
- Nghiên cứu tiếp tục cải tiến hệ thống luật pháp theo hướng: xem xét tiến tới sử dụng một loại giấy chứng nhận QSDĐ và quyền sở hữu nhà vào một giấy, tăng thời hạn cho thuê đất, giảm bớt thủ tục hành chính; đơn giản hóa thủ tục ĐKĐĐ, cấp giấy CNQSDĐ để cho đất đai có dễ dàng khi tham gia thị trường BĐS, thị trường thế chấp tạo đà cho đầu tư sản xuất, thúc đẩy
100
thị trường tài chính, phát triển nền kinh tế. Hệ thống thuế đất đai hiện nay đang sử dụng chủ yếu từ thời bao cấp, chưa có nhiều thay đổi, đặc biệt thuế chưa được tính luỹ tiến đối với các trường hợp SDĐ vượt hạn mức nhằm chống đầu cơ đất đai. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra những cơn
“sốt ảo” về đất, cũng như mất công bằng xã hội. Nhà nước cần nghiên cứu cải cách hệ thống thuế, nhằm sử dụng một cách hiệu quả công cụ thuế trong điều tiết QLNN về đất đai. Tiếp tục hoàn thiện các biện pháp xác định giá đất, ban hành giá đất theo hướng giá đất do UBND tỉnh ban hành phải sát với giá thị trường. Nhà nước cần có những quy định quản lý tạo ra cơ chế tự điều chỉnh đối với khung giá đất do các cơ quan nhà nước ban hành, khi giá đất ngoài thị trường có những biến động tăng giảm, nhằm hạn chế đầu cơ, tiêu cực xóa bỏ cơ chế "xin- cho".
- Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tổ chức thực hiện: chỉ đạo các Bộ, các ngành, các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân, từng bước nâng cao nhận thức của người dân, ý thức trách nhiệm của người dân trong quản lý và SDĐ, nhằm đảm bảo sự hài hoà giữa các lợi ích của cá nhân, tập thể và lợi ích xã hội. Nhà nước cần quy định chế độ phối hợp giữa các cơ quan QLNN và thông tin báo cáo theo hướng nhanh gọn và rõ ràng. Tiếp tục phân công, phân cấp, phân quyền hạn trong QLĐĐ có gắn với trách nhiệm của các cấp rõ ràng, quy chế bàn giao, quy định chế độ trách nhiệm đối các chức vụ QLĐĐ khi hết nhiệm kỳ công tác về hưu hoặc luân chuyển cán bộ. Phân định bộ máy quản lý ĐĐT và đất nông nghiệp, có thể tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho cấp xã, tăng số lượng cán bộ làm công tác địa chính tại cấp xã, thanh tra địa chính cho huyện và tỉnh.
Hoàn thiện các quy chế, tiêu chuẩn bổ nhiệm đề bạt cán bộ, quy chế xử lý đối với người đề bạt cán bộ, nếu lựa chọn những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, đạo đức vào các vị trí quản lý cũng sẽ phải chịu trách nhiệm. Xây dựng quy chế
101
xử lý kỷ luật, bãi miễn, cách chức đối cán bộ vi phạm cũng như tiêu chuẩn cán bộ địa chính ở các cấp.
b. Kiến nghị với chính quyền UBND tỉnh Thanh Hóa
- Tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra: điều chỉnh quy hoạch bất hợp lý, kiểm tra việc thực hiện QHSDĐ của huyện nhằm phát hiện và kịp thời điều chỉnh các sai sót. Đối với những vị trí đã được quy hoạch và phê duyệt thì buộc phải thực hiện một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần quy định rõ ràng hơn về quyền và trách nhiệm, phương thức phối hợp giữa các sở ban ngành của tỉnh với cấp huyện, xã trong QLĐĐ, phát hiện và xử lý các vi phạm ngay từ khi mới bắt đầu nhằm giảm lãng phí của cải của xã hội khi GPMB xây dựng các công trình.
- Tỉnh cần có biện pháp nhằm hỗ trợ: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, ở các cấp chính quyền đặc biệt chính quyền cơ sở, xây dựng cơ chế Cấp ủy Đảng và chính quyền cùng chịu trách nhiệm theo chức năng và nhiệm vụ được giao, nếu để xảy ra các sai phạm yếu kém trong QLĐĐ tại địa phương.
Tăng cường sự giám sát thi hành pháp luật của các cơ quan HĐND các cấp bằng các chương trình giám sát với các nội dung cụ thể. Cần có những biện pháp để kiểm tra trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan kiểm tra, giám sát, công bố kết quản công khai để mọi người dân cùng biết, tránh tình trạng không có ai, cơ quan nào kiểm tra đối với các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra giám sát; vận động sự tham gia QLĐĐ đối với các tổ chức đoàn thể, người dân làm tốt việc thực hiện Nghị định về quy chế dân chủ tại địa phương. Tiếp tục chỉ đạo triển khai cải cách hành chính theo hướng thủ tục rõ ràng đơn giản, tránh tình trạng "một cửa" nhiều "khóa". Tỉnh cần xây dựng mối quan hệ thông tin, báo cáo nhanh gọn nhằm xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh giữa tỉnh và trung ương, cũng như huyện.
102
KẾT LUẬN
Quản lý đất đai là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến hành sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, cần nhiều đất đai cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, công tác quản lý đất đai hơn bao giờ hết cần được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất từ cấp Trung Ương tới cấp xã để đảm bảo quản lý chặt chẽ, đảm bảo công bằng xã hội, góp phần sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
Trong giai đoạn 2014 – 2016, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tương đối đầy đủ các nội dung QLNN về đất đai theo Luật đất đai 2013. Mặc dù còn những hạn chế nhất định trong công tác quản lý đất đai:
Chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ chưa cao; Mức độ sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai vẫn còn; Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quản lý và SDĐ đai chưa đạt yêu cầu đề ra;…. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Điịnh cũng đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất , công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp Luật đất đai trên địa và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Đề tài nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” đã giải quyết được các vấn đề sau:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước về đất đai.
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
103
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Định.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
Các giải pháp của đề tài nếu thực hiện tốt sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ nhận thức và kinh nghiệm còn hạn chế. Vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2010), Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), “Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011 – 2020” , Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014), Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 của quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014), Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 của quy định về hồ sơ địa chính.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015 và kế hoạch công tác năm 2016 ngành Tài nguyên và Môi trường.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2011), Văn bản số 3987/BTNMT- TCQLĐĐ ngày 28/10/2011 về việc thực hiện Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Bộ Tài chính, (2014), Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất.
8. Chính phủ, (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi hành luật đất đai 2013.
9. Chính phủ, (2014), Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất.
10. Chính phủ, (2014), Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất.
11. Chính phủ, (2014), Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
12. Chính phủ, (2014), Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồ thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
13. Chính phủ, (2014), Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
14. Trần Thanh Hùng, (2011), Bài giảng Quản lý hành chính Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Thủ Dầu Một.
15. Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Yên Định, (2014), Báo cáo tổng kết 3 năm công tác tài nguyên môi trường từ năm 2011 – 2014.
16. Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Yên Định, (2015), Báo cáo tổng kết công tác tài nguyên môi trường của năm 2015.
17. Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Yên Định, (2016), Báo cáo tổng kết công tác tài nguyên môi trường của năm 2016.
18. Quốc hội, (2013), Luật đất đai 2013.
19. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, (2013), Báo cáo tổng kết 3 năm công tác tài nguyên môi trường của từ năm 2010 - 2013.
20. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, (2014), Báo cáo tổng kết công tác tài nguyên môi trường của năm 2014.
21. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, (2015), Báo cáo tổng kết công tác tài nguyên môi trường của năm 2015.
22. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, (2016), Báo cáo tổng kết công tác tài nguyên môi trường của năm 2016.