Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục ổn định và phát triển. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 đạt 16.518.270 triệu đồng, hoàn thành kế hoạch năm và tăng 14.8% so với năm 2016.
Cơ cấu giá trị ngành: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 68,2%;
Thương mại – Dịch vụ – Du lịch 22,2%; Nông – Lâm – Thủy sản 9,6 %.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu a) Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
Công tác quản lý nhà nươc về lĩnh vực Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp được tăng cường; phối hợp với Sở Công thương hoàn thành các thủ tục báo cáo và đƣợc UBND thành phố quyết định thành lập 7 cụm điểm công nghiệp hình thành trước khi quy chế quản lý cụm công nghiệp có hiệu lực; lập hồ sơ báo cáo thành phố cho thành lập các cụm công nghiệp làng nghề Hữu Bằng, Dị Nậu, Hương Ngải, mở rộng cụm CN làng nghề Chàng Sơn theo Nghị định số 68/NĐ-CP của Chính Phủ; Tạo điều kiện để các doanh nghiệp và ngành điện lực đầu tƣ 7 trạm biến áp, cải tạo một số tuyến dây với tổng công suất 320KVA ở các xã: Phùng Xá, Canh Nậu, Thạch Hòa đảm bảo cung
cấp đủ điện phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; triển khai dự án ĐTXD mở rộng hai bên đường tỉnh lộ 419 đoạn Bình Phú - Phùng Xá tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện lưu thông, đẩy mạnh giao thông, thúc đẩy phát triểm Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp.
Tổng Giá trị sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây dựng cơ bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, đạt 11.363.715 triệu đồng, bằng 100,2% kế hoạch năm, tăng 15,6% so với năm 2016.
b) Sản xuất Nông - Lâm – Thủy sản:
- Về trồng trọt:
Toàn huyện đã gieo cấy 4.750 ha lúa xuân đạt 100% diện tích kế hoạch, gieo cấy 4.477,9 ha lúa mùa đạt 97,79% diện tích kế hoạch (101 ha còn lại trong đó: có 70 ha bị ngập do ảnh hưởng của cơn bão số 2, số 4, sau khi nước rút đã quá thời vụ nên nhân dân không cấy lại và số diện tích này không chuyển đối sang cây trồng khác đƣợc; 31 ha chủ yếu ở vùng trũng thấp, khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp nên nhân dân không cấy); cơ cấu giống lúa gieo cấy đảm bao theo kế hoạch, diện tích cây màu hè thu 513,8 ha đạt 102,8% diện tích kế hoạch (trong đó hoa các loại 16,7 ha), đến nay đã gieo trồng cây vụ đông xuân đƣợc 701,6/1.100 ha đạt 63,8% kế hoạch; tiếp tục chỉ đạo phát triển, mở rộng một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có hiệu quả kinh tế cao nhƣ: mô hình nuôi giun quế kết hợp trồng rau hữu cơ dưới tán rừng ở Yên Bình từ 10ha đến 12ha; mô hình trồng ngô nếp hàng hóa, rau an toàn, hoa và nấm các loại ở Đại Đồng, Hương Ngải, Dị Nậu, Yên Bình, Bình Yên; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả các mô hình chuyển đổi phê duyệt trước luật đất đai năm 2013 có hiệu lực; tiếp tục hướng dẫn nông dân lập đề án thực hiện chuyển đổi mô hình trong nội bộ đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa; hoàn thành công tác bàn giao hệ thống công trình thủy lợi theo phân cấp tại Quyết định 41 của UBND thành phố.
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 694.514 triệu đồng, bằng 98,5% kế hoạc năm, tăng 3,9% so với năm 2016.
- Về chăn nuôi, thú y:
UBND huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; thường xuyên kiểm tra, giám sát, kiểm soát công tác giết mổ, vận chuyển, buôn bán, kiểm tra vệ sinh thú y;
hoàn thành 05 đợt tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường và 02 đợt tiêm phòng vacxin đại trà cho gia súc gia cầm đạt 100% kế hoạch năm; trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Năm 2017 do giá thịt lợn giảm mạnh, có thời điểm xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua đã ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Tổng đàn gia súc, gia cầm duy trì ổn định; đàn trâu bò đạt 9.713 con (tăng 154 con), đàn lợn trên 2 tháng tuổi đạt 116.671 con (tăng 4.671 con), đàn gia cầm đạt 1.258.831 con (tăng 258.831 con) so với năm 2016. Tổng sản lƣợng chăn nuôi năm 2017 đạt 22.700 tấn, tăng 1.956 tấn so với năm 2016 (trong đó: sản lƣợng trâu bò đạt 750 tấn, tăng 61 tấn; sản lƣợng gia cầm đạt 6.650 tấn, tăng 1.295 tấn; sản lƣợng lợn đạt 15.300 tấn, tăng 600 tấn); Tiếp tục cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với các giống có năng suất, chất lƣợng cao nhƣ: Bò 3B, bò Boratman... số lƣợng bò 3B sinh thêm năm 2017: 1.150 con (tăng 130 con so với năm 2016).
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 751.736 triệu đồng, bằng 100,3%
kế hoạch năm, tăng 2,8% so với năm 2016.
- Về thủy sản:
Duy trì chăn nuôi trên diện tích 620ha nuôi trồng thủy sản; giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 50.492 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch năm, tăng 3.2% so với năm 2016.
- Về phát triển lâm nghiệp:
Chỉ đạo làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của luật; tăng cường công tác kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ về phòng chống cháy rừng. Năm 2017 đã trồng đƣợc 70.365 cây xanh các loại đạt 234,5% kế hoạch thành phố giao, trồng bổ sung 55,3ha rừng; trồng đƣợc 57,3ha cây ăn quả ở các xã: Phú Kim, Cần Kiệm, Kim Quan, Yên Bình, Yên Trung (trong đó chuyển đổi 35,1ha rừng keo, bạch đàn sang trồng rừng sinh thái kết hợp với trồng cây ăn quả, cây dƣợc liệu); duy trì chăm sóc tốt 2.580ha rừng hiện có.
Tổng giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản năm 2017 đạt 1.564.221 triệu đồng, bằng 98.8% KH năm, tăng 3.2% so với năm 2016.
c) Thương mại - dịch vụ - du lịch
Thương mại - dịch vụ - du lịch tiếp tục phát triển; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiểm tra bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Năm 2017 đã tiến hành kiểm tra, phát hiện 122 vụ vi phạm sản xuất và kinh doanh thương mại, trong đó xử phạt nộp ngân sách nhà nước 345 triệu đồng, tịch thu, tiêu hủy hàng lậu, hàng giả trị giá 65 triệu đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 18.600 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2016;
Công tác quản lý nhà nước về du lịch được quan tâm chỉ đạo, các hoạt động du lịch làng nghề, du lịch di tích lịch sử, du lịch sinh thái tiếp tục phát triển. Năm 2017 thu hút trên 105.000 lƣợt khách (Trong đó khách du lịch thăm quan chùa Tây Phương 90.000 người, khách du lịch nước ngoài đạt 8.300 khách); tăng 5.000 lƣợt khách so với năm 2016;
Tổng giá trị ngành thương mại - dịch vụ - du lịch năm 2017 đạt 3.590.334 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 18,2% so với năm 2016.
2.1.2.3. Lĩnh vực văn hóa – xã hội a) Công tác giáo dục, đào tạo
Tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục; kịp thời kiện toàn, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên; chất lƣợng giáo dục toàn diện trong năm học 2016-2017 đƣợc nâng lên và đồng đều hơn giữa các trường học, các xã trong huyện; tỷ lệ chuyển lớp bậc Tiểu học đạt 99,5%, bậc THCS đạt 99,04%, tỷ lệ hoàn thành trường trình Tiểu học đạt 99,7% (tăng 0,3%), tỷ lệ học sinh THCS xếp loại khá, giỏi đạt 68,36% (tăng 2,07%), xét tốt nghiệp THCS đạt 99,6% (tăng 0,3%); thực hiện tốt công tác tuyển sinh các cấp học, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt 30%, mẫu giáo đạt 95,8%, 5 tuổi đạt 100%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành trường trình Tiểu học vào lớp 6 đạt 100%, tỷ lệ thanh, thiếu niên 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS vào học tại các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX đạt 83,47%; chất lƣợng đào tạo tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện đƣợc nâng lên, tiếp tục tổ chức tốt các lớp vừa học văn hóa, vừa học trung cấp nghề với 900hs/20 lớp.
Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị các trường học theo hướng đạt chuẩn được quan tâm; đã cải tạo sửa chữa, đầu tư mới bàn giao đưa vào sử dụng 184 phòng học, phòng chức năng, 94 công trình phụ trợ với tổng kinh phí là 164,7 tỷ đồng; đẩy nhanh tiến độ thi công, mua sắm 100% thiết bị dạy và học tại 02 trường THCS Thạch Thất và THCS Dị Nậu kịp thời bàn giao đƣa vào sử dụng phục vụ đáp ứng nhu cầu năm học mới; tiếp tục triển khai đầu tư cơ sở vật chất tại 9 trường học với 94 phòng học, 45 công trình phụ trợ với tổng kinh phí là 116 tỷ đồng; mua sắm bổ sung thiết bị cho các trường học phấn đấu đạt chuẩn quốc gia năm 2017; công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục đƣợc quan tâm chỉ đạo, đầu năm học 2017-2018 tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân tự nguyện ủng hộ trên 1,7 tỷ đồng để mua sắm, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học trong các nhà trường. Năm 2017 có thêm 10 trường học đã được Sở Giáo dục và đào tạo thẩm định đủ điều kiện đạt chuẩn đang trình UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn (kế hoạch 6 trường), nâng số trường học đạt chuẩn của huyện đạt 45/77 trường (58,4%).
b) Công tác y tế - dân số - KHHGĐ, chữ thập đỏ:
- Các hoạt động Y tế: chất lƣợng khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân tiếp tục đƣợc nâng lên, 23/23 xã, thị trấn duy trì tốt các tiêu chí quốc gia về y tế. Công tác quản lý nhà nước về y tế dược tư nhân được tăng cường, tiến hành kiểm tra 84 lƣợt cơ sở, yêu cầu dừng hoạt động đối với 19 cơ sở không phép tại các xã: Hữu Bằng, Yên Bình, Hương Ngải, xử phạt nộp ngân sách nhà nước 40,85 triệu đồng. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác, xử lý các trường hợp vi phạp về đảm bảo an toàn thực phẩm; trên địa bàn huyện không xảy ra ngộ độc thực phẩm đông người.
Năm 2017 dịch bệnh sốt xuất huyêt diễn biến bất thường, toàn huyện phát hiện 346 trường hợp mắc bệnh ở 37 ổ dịch tại 22/23 xã, thị trấn. Do làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch nên dịch bệnh đã đƣợc khống chế, không có bệnh nhân tử vong.
- Công tác Dân số - KHHGĐ: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tƣ vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ; hoàn thành 02 đợt chiến dịch truyền thông vận động lồng ghép, chăm sóc SKSS – KHHGĐ. Năm 2017 số sinh con thứ 3 trở lên giảm 14 người; tỷ lệ giới tính khi sinh 111,3 trẻ trai/100 trẻ gái, giảm 7,3% so với năm 2016; giảm tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên 0,36% (kế hoạch 0,3%); giảm tỷ suất sinh thô 0,32‰ (kế hoạch giảm 0,2‰);
giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo độ tuổi 0,9% (kế hoạch 0,3%) so với năm 2016.
- Hoạt động Chữ thập đỏ: làm tốt công tác tuyên truyền, vận động ủng hộ từ thiện nhân đạo, toàn huyện đã tổ chức hỗ trợ nhân đạo cho 2.681 trường hợp trị giá 1.595,5 triệu đồng, tổ chức chăm sóc sức khỏe cho các đối tƣợng trị giá 129,9 triệu đồng. Hoàn thành tốt 5 đợt hiến máu tình nguyện, kết quả tiếp nhận 1.748/1.100 đơn vị máu, đạt 159% KH.
c) An ninh xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo cho nhân dân
- Công tác thực hiện chính sách xã hội: Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho các đối tƣợng có công với cách mạng, tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các đối tƣợng nhân dịp lễ, tết.
- Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm đƣợc quan tâm chỉ đạo thực hiện; các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đã tích cực hỗ trợ đào tạo, dạy nghề; kết quả năm 2017 đã đào tạo nghề cho 4.120 lao động, đạt 100,5% KH năm. Giải quyết việc làm cho 4.832 lao động đạt 101,6% KH năm.
- Công tác giảm nghèo: UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra, rà soát đến từng hộ để xác định nguyên nhân nghèo, phân loại đối tƣợng nghèo từ đó xây dựng kế hoạch và có giải pháp cụ thể giảm nghèo đến từng đối tƣợng cho phù hợp, bằng các giải pháp giảm nghèo cụ thể nhƣ: hỗ trợ vay vốn ƣu đãi, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách theo quy định, quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ nguồn giống, vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất. Trong năm 2017 xét duyệt cho 1.788 hộ nghèo, cận nghèo đƣợc vay vốn phát triển kinh tế với số tiền 51.202 triệu đồng; xây sửa 95 nhà ở hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt (trong đó: xây mới 62 nhà ở và sửa chữa 33 nhà ở xuống cấp cho hộ nghèo với tổng kinh phí 3.970 triệu đồng bằng nguồn kinh phí từ quỹ Ngày về người nghèo, xã hội hóa và huy động các nguồn do các hội đoàn thể đóng góp); toàn huyện tổ chức trao tặng 63 con bò giống sinh sản cho 63 hộ nghèo trị giá 1.134 triệu đồng; toàn huyện đã có 420 hộ thoát nghèo (kế hoạch 300 hộ), đƣa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống 2,66% (nếu trừ các hộ nghèo thuộc đối tƣợng bảo trợ xã hội thì tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn huyện còn 1,18%).
d) Văn hóa thông tin - truyền thanh - thể dục thể thao
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đƣợc đẩy mạnh, chỉ đạo thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội và mừng thọ tiêu biểu tại các xã, thị trấn: Cẩm Yên, Hương Ngải, Lại Thượng, Liên Quan. Tỷ lệ gia đình đạt và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa là 88%
đạt 100% kế hoạch, kết quả bình xét có 151/196 thôn đƣợc công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa chiếm 77% (kế hoạch đề ra là 76%); tỷ lệ thực hiện việc tang bằng hình thức hỏa táng đạt bình quân 41% (tăng 22,5% so với năm 2016),các xã, thị trấn làm tốt công tác vận động nhân dân thực hiện tang văn minh bằng hình thức hỏa táng đạt tỷ lệ cao nhƣ: Thạch Hòa 63%, Yên Bình 82,7%, Phú Kim 65%, tt Liên Quan 61,3%, Lại Thượng 72,3%, Hương Ngải 57%...
Công tác quản lý, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích đƣợc quan tâm chỉ đạo;
cấp hỗ trợ kinh phí tu sửa 12 di tích đã đƣợc bố trí vốn; rà soát, lập hồ sơ đề nghị thành phố xếp hạng di tích đối với đình Lại Khánh xã Lại Thƣợng, Quan Đồng Mối xã Cần Kiệm, chùa Hoa Nghiêm xã Phùng Xá, đình Bách Kim xã Phú Kim, đình Chi Quan thị trấn Liên Quan.
Công tác quản lý nhà nước về viễn thông và bưu điện được tăng cường, hoạt động của các dịch vụ viễn thông, bưu điện huyện đã đáp ứng tốt cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện và nhu cầu của nhân dân.
Hoạt động phát thanh, truyền thanh tiếp tục đƣợc quan tâm chỉ đạo, củng cố, nâng cấp, đầu tƣ cơ sở vật chất Đài huyện và xã, thị trấn, lắp đặt, vận hành hệ thống mã hóa có điều khiển ở Đài huyện và các đài cơ sở đảm bảo an toàn, an ninh và chống nhiễm sóng.
Phong trào thể dục thể thao tiếp tục phát triển sâu rộng, thu hút các tầng lớp nhân dân, học sinh tham gia tập luyện; tổ chức các giải thể thao cấp huyện
đáp ứng nhu cầu tập luyện, tham gia thi đấu của cán bộ công chức, viên chức và nhân dân trong huyện. Tiếp tục quan tâm công tác phát triển, bồi dƣỡng, đào tạo các lớp năng khiếu và tổ chức tham gia thi đấu các giải thể thao do Thành phố phát động; kết quả, năm 2017 đạt 84 huy chương các loại (trong đó 28 HCV, 29 HCB, 27 HCD); có 01 HCB kiếm trẻ Châu Á; 01 HCV bắn cung, 01 HCV môn Karatedo Seagame 29; 01 HCV bóng chuyền hơi nữ toàn quốc.
2.1.2.4. Kết cấu cơ sở hạ tầng a) Hệ thống giao thông
Trên địa bàn huyện có 3 quốc lộ lớn chạy qua là: đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 21 và quốc lộ 32. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 419, tỉnh lộ 420 và các tuyến đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong toàn huyện, với tổng chiều dài là 224km, ngoài ra còn có khoảng 900km đường giao thông nội đồng.
Nhìn chung hệ thống đường giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ nối liền có nhiều thuận lợi trong lưu thông, phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều tuyến đang đƣợc nâng cấp, mở rộng sẽ tạo ra nhiều lợi thế để huyện phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên các tuyến đường liên xã, liên thôn còn nhỏ hẹp, vào mùa mưa khó đi lại. Đặc biệt đường giao thông từ trung tâm huyện lên ba xã miền núi mới sáp nhập còn nhiều đoạn là đường đất, mùa mƣa lầy lội, mùa hè bụi bẩn cần đƣợc đầu tƣ làm mới.
b) Hệ thống thủy lợi
Toàn huyện có 82 trạm bơm tưới, trong đó có 11 trạm do công ty công trình thủy lợi Phù Sa - Đồng Mô quản lý với tổng công suất 10.390m3/h, 5 trạm do các xã quản lý với công suất 3.420m3/h, 66 trạm bơm nhỏ do các hợp tác xã quản lý và khai thác. Đồng thời huyện cũng có 8 trạm bơm tiêu với công suất 29.000m3/h. Ngoài ra còn có 2 trạm bơm tưới tiêu kết hợp với công suất 3.500m3/h.