Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 49 - 53)

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

- Tiếp cận hệ thống: Đƣợc sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tới việc thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Chủ trương, chính sách của Trung ương, thành phố trong việc quản lý Nhà nước về đất đai. Các

yếu tố bên trong bao gồm: Sự chỉ đạo và cách thức tổ chức triển khai, sự phân công trong việc thực hiện công tác Quản lý Nhà nước về đất đai. Vì vậy tiếp cận hệ thống đƣợc sử dụng để làm rõ các nội dung trong quá trình thực hiện từ các văn bản, quy định, quy trình hướng dẫn thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện.

- Tiếp cận có sự tham gia: Đƣợc sử dụng xuyên suốt ở tất cả các nội dung thực hiện của đề tài từ khâu điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng triển khai thực hiện đến việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

a. Việc điều tra đƣợc xác định theo hệ thống phân loại về loại hình điều tra, đối tƣợng điều tra, nội dung điều tra để điều tra bao quát và đầy đủ cả quy mô và nội dung đề tài đặt ra:

- Điều tra theo loại hình: Do việc quản lý Nhà nước về đất đai của vùng trung tâm, vùng ven trung tâm, vùng thuần nông và vùng miễn núi có những đặc thù khác nhau, các xã đƣợc lựa chọn điều tra, nhƣ sau:

+ Chọn địa bàn nghiên cứu khảo sát: huyện Thạch Thất

+ Chọn mẫu điều tra, khảo sát: Điều tra, khảo sát 01 Thị trấn là Thị trấn Liên Quan và 03 xã điển hình trên địa bàn huyện là xã Phùng Xá, xã Hạ Bằng và xã Tiến Xuân.

 Thị trấn Liên Quan là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao, trình độ dân trí cao, người dân có mức thu nhập khá.

 Xã Phùng Xá là xã làng nghề, có tốc độ phát triển kinh tế trung bình của huyện.

 Xã Hạ Bằng là đia phương có tiềm năng, thu hút nhiều dự án đầu tư.

 Xã Tiến Xuân đại diện cho những địa phương kém phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao, mức sống của người dân thấp.

b. Dùng phiếu điều tra với các thông tin liên quan đến nội dung đề tài.

Phiếu điều tra theo quy tắc ngẫu nhiên nhằm thu thập tình hình thực hiện quyền sử dụng đất ở của các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực nghiên cứu đƣợc lựa chọn.

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

* Thông tin thứ cấp

- Thu thập tài liệu về các chế độ, chính sách, luật, nghị định, thông tƣ hướng dẫn mới nhất về các vấn đề liên quan đến đất ở, các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất ở.

- Kế thừa và cập nhật từ các báo cáo, đánh giá của huyện tại các phòng, ban chuyên môn như Phòng kinh tế, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Tài chính kế hoạch, UBND các xã trên địa bàn huyện Thạch Thất.

Trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc, tiến hành xử lý và phân tích số liệu để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

* Thông tin sơ cấp:

Thu thập thông qua điều tra, khảo sát thực tiễn bằng các phiếu điều tra.

Nội dung phiếu điều tra tập trung vào các vấn đề có liên quan đến quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất.

Các thông tin đƣợc thu thập thông qua các mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn. Tổng số phiếu điều tra 200 phiếu.

STT Cấp quản lý Đối tƣợng Số phiếu điều tra 1

Cấp xã, thị trấn (04)

Công dân 120

2 Doanh nghiệp 40

3 Cán bộ lĩnh vực đất đai 20

4

Cấp huyện

Cán bộ lĩnh vực đất đai 10

5 Cán bộ bộ phận tiếp nhận

và trả kết quả TTHC 10

2.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

* Xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc đƣa vào máy vi tính với phần mềm Excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng đồ thị, bảng biểu.

* Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các công cụ thống kê để phân tích.

Mô tả mức độ của sự vật hiện tượng (Số tuyệt đối, số tương đối, số tuyệt đối quy đổi)

- Phương pháp so sánh - Phương pháp tổng hợp

2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

- Chỉ tiêu phản ánh công tác quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất đến công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ và thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

- Chỉ tiêu phản ánh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp Luật đất đai trên địa và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

- Chỉ tiêu phản ánh việc giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện thạch thất thành phố hà nội (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)